CAN THIỆP VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRẺ CHẬM NÓI Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

CAN THIỆP VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRẺ CHẬM NÓI

I. ĐẠI CƯƠNG

Chậm nói là khi các khả năng về:

• Phát âm,

- Nhà tài trợ nội dung -

• Vốn từ vựng,

• Cấu trúc văn phạm câu nói,

• Tiếng nói của một trẻ.

Không nằm trong chuẩn bình thường, khiến người nghe không thể hiểu được điều trẻ nói, thì đó là trẻ có vấn đề chậm nói.

Trẻ này có thể chậm đạt được các mốc phát triển nghe nói bình thường hoặc sử dụng những kỹ năng giao tiếp không phù hợp.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

a. Hỏi bệnh

• Tình trạng và môi trường gia đình, nơi trẻ sống: sống cùng ai; ai là người chăm sóc chính, trình độ học vấn của cha mẹ trẻ.

• Quá trình mẹ mang thai: bị bệnh sởi, rubella, nhiễm trùng, nhiễm độc thai ngén…

• Tình trạng lúc sanh và sau sanh: sanh non, sanh ngạt, suy hô hấp sau sinh, hội chứng bẩm sinh (sứt môi chẻ vòm,…).

• Bệnh lý y khoa kèm theo như viêm não, xuất huyết não, viêm tai giữa,…

• Quá trình phát triển về vận động, ngôn ngữ, tiếng nói và ăn uống.

• Những hành vi làm cha mẹ lo lắng.

• Mối quan tâm của cha mẹ về trẻ.

b. Khám lâm sàng: quan sát cấu trúc và vận động miệng: môi, lưỡi, hàm, vòm mềm:

• Cấu trúc bất thường có thể: sứt môi, chẻ vòm, lưỡi gà ngắn, lệch khớp hàm, hô, móm.

• Vận động miệng bao gồm: giảm yếu, quá căng cơ, khó phối hợp cử động, biểu hiện khó vận động môi, lưỡi.

• Quan sát dấu hiệu bất thường về cảm giác: biểu hiện sợ bị vuốt ve hoặc hôn trên mặt hoặc ngược lại không cảm nhận thức ăn bám dính quanh mặt.

• Lượng giá ngôn ngữ nghe hiểu và diễn đạt.

• Lượng giá các kỹ năng giao tiếp sớm như: giao tiếp mắt, bắt chước, luân phiên, chơi tưởng tượng.

• Đáng giá ngôn ngữ bằng hình ảnh (dành cho trẻ có ngôn ngữ lời) (1)

• Lượng giá phát âm (đối với trẻ có vấn đề phát âm). (2)

2. Chẩn đoán xác định

• Không bập bẹ chuỗi âm thanh “ba ba ba”, “ma ma ma”, “da da da” lúc 6 – 7 tháng tuổi.

• Không nói từ đơn lúc 18 tháng.

• Không nói được câu 2 từ lúc 24 tháng.

3. Chẩn đoán có thể

a. Chậm nói do khiếm thính: trẻ có các kỹ năng giao tiếp không lời, nhưng ngôn ngữ kém phát triển vì giảm khả năng nghe.

b. Chậm nói do chậm phát triển mọi mặt.

c. Chậm nói ở trẻ tự kỷ: khiếm khuyết những kỹ năng giao tiếp cơ bản, sử dụng những kỹ năng giao tiếp không phù hợp và liên quan chặt chẽ với kỹ năng về xã hội.

d. Chậm nói do khiếm khuyết thần kinh như ở trẻ bại não: vấn đề chính là loạn vận ngôn. Chậm đạt được các mốc ngôn ngữ bình thường nhưng rối loạn phát âm, lời nói kém trơn tru và có vấn đề về giọng.

e. Chậm nói đơn thuần: trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt nhưng ngôn ngữ phát triển chậm hơn mốc bình thường có thể do thiếu kích thích và ảnh hưởng của môi trường giáo dục.

f. Rối loạn âm lời nói: khó khăn trong việc phát âm và sử dụng hệ thống mô hình âm vị có nguyên nhân không rõ ràng hoặc do thực thể như sứt môi chẻ vòm.

4. Phát hiện sớm

• Vì chậm nói là một vấn đề thuộc về phát triển, do đó bất cứ ở độ tuổi nào, khi mốc phát triển nghe nói chậm hơn so với đa số trẻ cùng lứa tuổi sống gần, chung quanh trẻ thì đó là một dấu hiệu cảnh báo sớm.

• Việc phát hiện sớm cần chú ý đến nhóm trẻ có nguy cơ cao như trong 3 tháng đầu thai kì mẹ bị nhiễm rubella, trẻ sanh non, sanh ngạt, suy hô hấp, viêm tai giữa, sứt môi chẻ vòm, xuất huyết não,..

• Ngoài ra những trẻ mất đi phát âm bập bẹ sau 6 tháng tuổi, những trẻ không đáp ứng với âm thanh, lời nói của cha mẹ hay người lớn, cũng cần được kiểm tra thính học, hoặc khám các chuyên gia về Nhi khoa phát triển.

5. Chẩn đoán phân biệt

Mất ngôn ngữ vì chấn động tâm lý ở trẻ em.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc trị liệu

• Can thiệp sớm không cần chờ chẩn đoán xác định.

• Chương trình trị liệu nên được lồng ghép trong những hoạt động của đời sống hằng ngày.

• Cha mẹ hoặc người chăm sóc nên trực tiếp tham gia trong chương trình trị liệu, thực hiện những hoạt động kích thích phát triển ngôn ngữ, giao tiếp.

• Chiến lược trị liệu nên bao gồm cả việc giáo dục người lớn trong việc làm thế nào để tương tác với trẻ có hiệu quả.

 

• Thực hiện những kỹ thuật trị liệu chuyên biệt tùy theo đặc điểm vấn đề của từng trẻ cụ thể.

• Những chiến lược cần chú ý:

– Huấn luyện các kỹ năng giao tiếp sớm: giao tiếp mắt, tập trung chú ý, bắt chước, luân phiên.

– Cung cấp vốn từ, làm mẫu ngôn ngữ.

– Mở rộng lời nói của trẻ.

– Tạo động cơ giao tiếp.

– Ổn định tư thế để giúp trẻ tập trung, thư giãn.

– Ngôn ngữ của người lớn ngắn, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trẻ.

– Hoạt động vui chơi làm nền tảng khích thích giao tiếp.

– Đáp ứng với những âm trẻ phát ra.

– Đọc sách.

– Giảm thời gian xem truyền hình.

2. Trị liệu

• Cung cấp các trò chơi vận động qua phương pháp Tâm lý – Vận Động – Điều hòa cảm giác.

• Huấn luyện các kỹ năng giao tiếp sớm.

• Huấn luyện giao tiếp không lời và giao tiếp bằng lời. Giao tiếp mắt, kỹ năng luân phiên, bắt chước, lắng nghe – hiểu và đáp ứng, giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, hình ảnh và giao tiếp bằng lời.

• Phát triển ngôn ngữ.

• Chỉnh âm.

• Tư vấn và giáo dục gia đình:

– Cải thiện môi trường: tăng cường thời gian tương tác với người thân. Tác động trẻ nghe và nói trong các họat động hằng ngày là, sáng thức dậy, bữa ăn, vệ sinh cá nhân, trước giờ ngủ.

– Giảm các họat động khiến trẻ trở thành thụ động, kém giao tiếp là xem truyền hình, phim ảnh, chơi “games”.

3. Trị liệu phối hợp

a. Tai Mũi Họng

• Kiểm tra thính lực định kì 3 tháng khi trẻ có đeo máy hay cấy ốc tai.

• Khi thiết bị trợ giúp nghe không hoạt động.

• Khi trẻ có hạch hạnh nhân to ảnh hưởng đến phát âm.

b. Răng Hàm Mặt

• Khi dính thắng lưỡi có ảnh hưởng đến vấn đề phát âm, tình trạng phát âm không cải thiện với việc trị liệu.

• Trẻ có phẫu thuật chỉnh hình vòm nhưng tồn tại lỗi phát âm thụ động do chức năng vòm mềm hạm chế.

c. Tâm lý

• Khi có vấn đề căng thẳng tâm lý của cha mẹ, người chăm sóc và gia đình.

• Trẻ có vấn đề hành vi.

• Gia đình yêu cầu có chẩn đoán y khoa chính xác không thuộc vai trò của nhà Âm ngữ trị liệu.

d. Giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

Khi trẻ đã được đánh giá tiến bộ có khả năng học hòa nhập hoặc Giáo dục đặc biệt, sẽ hẹn tái khám định kì để theo dõi.

CHẬM NÓI: CAN THIỆP VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LƯU ĐỒ XỬ TRÍ CAN THIỆP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ CHẬM NÓI

PHỤ LỤC

1. Các mốc phát triển về nghe nói bình thường

• 0 đến 3 tháng tuổi:

– Giật mình với tiếng động lớn.

– Quay đầu nhìn lại khi nghe tiếng nói của mẹ.

– Thức giấc khi có tiếng nói to hoặc âm thanh lớn.

– Im lặng hoặc mỉm cười khi nghe tiếng người lớn.

– Phát ra âm tương tự như nguyên âm: ư, a…

• 4 tháng đến 6 tháng:

– Hướng mắt về phía có âm thanh.

– Có phản ứng khi người lớn đổi giọng hay khi không nghe người lớn nói chuyện nữa.

– Chú ý đến những đồ chơi có âm thanh.

– Bập bẹ chuỗi âm dài như babababa,…

– Chơi với âm thanh: phát ra những âm có sự khác biệt như thét, la hét, gừ gừ.

• 7 tháng đến 12 tháng:

– Xoay đầu về phía có âm thanh.

– Có phản ứng khi nghe gọi tên mình, chuông điện thoại hay tiếng nói của một người lớn nào đó.

– Hiểu những từ thông thường như sữa, báibai.

– Bắt đầu đáp ứng với yêu cầu đơn giản như: lại đây? Nữa không?

– Bập bẹ chuỗi âm tiết đa dạng hơn.

– Bắt chước những từ đơn giản hoặc âm thanh.

– Nói một hoặc vài từ đơn có nghĩa dù phát âm không rõ ràng.

• 12 tháng đến 24 tháng:

– Chỉ được một vài bộ phận cơ thể khi được yêu cầu.

– Nghe theo lời hướng dẫn.

– Hiểu những câu hỏi đơn giản như lăn banh, giầy của con đâu?.

– Lắng nghe đọc sách, kể truyện ngắn.

– Nói được những từ mà bé được dạy hằng ngày.

– Nói thêm được nhiều từ mỗi tháng.

– Biết ghép hai từ với nhau như bánh nửa, ba ẵm,.

– Biết hỏi câu gồm1 hoặc 2 từ như: cái gì?…

– Bé nói người nhà có thể hiểu khoảng 25% đến 65%.

• 2 đến 3 tuổi:

– Hiểu được ý nghĩa của các cặp từ: trong/ngoài, trên/dưới, lớn/nhỏ.

– Làm theo yêu cầu 2 bước: lấy quyển sách và để nó lên bàn?

– Hỏi xin đồ vật bằng cách gọi tên đồ vật đó.

– Phát âm rõ, người nhà có thể hiểu lời nói của bé từ 66% đến 90%.

– Nói và đặt câu hỏi, câu 2-3 từ.

• 3 tuổi đến 4 tuổi:

– Nghe được tiếng gọi từ phòng khác.

– Nghe tivi hoặc radio cùng mức độ lớn với người khác trong nhà.

– Hiểu câu hỏi đơn giản: ai? Cái gì? Ở đâu? Tại sao?

– Bắt đầu thích hội thoại với người lớn.

– Nói về các hoạt động ở nhà trẻ và ở nhà.

– Phát âm rõ ràng, người ngoài hiểu được.

– Nói được câu gồm 4 từ hoặc nhiều hơn, câu trôi chảy.

• 4 đến 5 tuổi:

– Chú ý nghe kể một câu chuyện ngắn và trả lời một số câu hỏi về câu chuyện đó.

– Nghe hiểu hầu hết lời nói của người khác.

– Giao tiếp dễ dàng với những trẻ khác và người lớn.

– Nói đúng hầu hết các phụ âm, mức độ dễ hiểu của lới nói là 100%.

– Biết dùng câu có cấu trúc ngữ pháp như những người khác trong nhà.

– Kể chuyện theo những chủ đề khác nhau.

2. Đánh giá ngôn ngữ

2.1. Khả năng hiểu

a. Xác định vật thể

Để các bức tranh 1-5 trước mặt trẻ và nói: “Hãy chỉ…….”
Quả chuối [ ] Quả bóng [ ] Gấu nhồi bông [ ] Ghế [ ] Bút chì [ ]
Điểm: _/5
b. Xác định chức năng
Dùng các bức tranh 1-5 và hỏi trẻ: “Hãy chỉ ra cái nào dùng để…….”
Ăn [ ] Ngồi [ ] Đá [ ] Ôm [ ] Vẽ [ ]
Điểm: _/5
c. Làm theo yêu cầu
Đặt các bức tranh 1-5 và 1 cuốn sách trước mặt trẻ. Bảo trẻ thực hiện
các nhiệm vụ sau đây:
“Đưa cho cô quả bóng” [ ]
“Đưa cho cô quả chuối và chiếc ghế” [ ]
“Đăt con gấu nhối bông xuống sàn nhà”. [ ]
“Đặt bút chì dưới quyển sách” [ ]
“Đưa cho cô quả xoài”. [không trả lời ] [ ]
Điểm: _/5
2.2. Khả năng diễn đạt
a. Thông tin cá nhân
“Con tên gì?” [ ]
“Con bao nhiêu tuổi?” [ ]
“Con thích trái cây nào nhất?” [ ]
“Ai đây?” (chỉ vào người nào đấy đang đi cùng) [ ]
“Con là con trai hay con gái?” [ ]
Điểm: _/5

b. Gọi tên đồ vật
Đưa cho trẻ từng bức tranh và hỏi: “Đây là cái gì?”
Quả chuối [ ] Quả bóng [ ] Gấu nhồi bông [ ] Ghế [ ] Bút chì [ ]
Điểm: _/5
c. Gọi tên các hoạt động
Dùng 5 bức trang có hành động và hỏi: “ Người này đang làm gì?” Ghi lại
từng từ trẻ trả lời
• Tranh 6:
[Cậu bé đang ăn mì] CẬU BÉ [ ] MÌ [ ] ĐANG ĂN [ ]
• Tranh 7:
[Bé đang ngủ trên nệm/đồ chơi] BÉ [ ] NỆM/ĐỒ CHƠI [ ] ĐANG NGỦ [ ]
• Tranh 8:
[Cô/Bà đang đi xe đạp] CÔ/BÀ [ ] XE ĐẠP[ ] ĐANG ĐI [ ]
• Tranh 9:
[Cậu bé đang đá bóng] CẬU BÉ [ ] QUẢ BÓNG [ ] ĐANG ĐÁ [ ]
• Tranh 10:
[ Ông đang câu cá] ÔNG [ ] CÁ [ ] ĐAG CÂU [ ]
Điểm: _/15
3. Mô tà
Dùng 5 bức tranh có hành động, đặt các câu hỏi sau đây. Ghi 1 điểm cho 1 từ
đúng trở lên với mỗi câu trà lới.
• Tranh 6:
[Mì ở đâu?] TRONG (tô/miệng)[ ]
• Tranh 8:
[Giỏ xách của cô/bà như thế nào?] MÀU ĐỎ/ĐẦY/TRÊN XE [ ]
• Tranh 9:
[Quả bóng màu gì?] VÀNG VÀ ĐEN [ ]
• Tranh 9:
[Quần của cậu bé như thế nào?] DÀI/MÀU XANH[ ]
• Tranh 10:
[Con thuyền ở đâu?] TRÊN (mặt nước) [ ]
Điểm: _/5

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com