CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, CẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN

blank
2/5 - (1 bình chọn)

PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN

1. Định nghĩa :

– Ngưng hô hấp tuần hoàn là sự ngưng hô hấp và các nhát bóp tim có hiệu quả.

– Não là cơ quan nhạy cảm nhất với tình trạng thiếu Oxy, tổn thương não không hồi phục bắt đầu xảy ra sau 4-6 phút, do đó cần thực hiện hồi sinh tim phổi sớm trong vòng 3-5 phút.

- Nhà tài trợ nội dung -

– Tùy theo phương tiện và trình độ của người cấp cứu, cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn (CPR : cardipulmonary resuscitation) được chia thành 2 mức :

+ Hồi sinh tim phổi cơ bản (BLS – basic life support)

+ Hồi sinh tim nâng cao (ACLS – advanced cardiac life support)

2. Chẩn đoán :

Nhanh chóng xác định trạng thái mất ý thức, ngưng thở và ngưng tim trong vòng 10 giây :

+ Mất ý thức → Lay gọi bệnh nhân, kích thích đau

+ Ngưng thở → 3 động tác “nhìn, nghe và cảm nhận” (nhìn lồng ngực di động lên xuống, nghe tiếng thở, cảm nhận hơi thở của bệnh nhân → áp má vào mũi bệnh nhân, quay đầu về phía lồng ngực)

+ Ngưng tim → bắt mạch trung tâm (cảnh, bẹn, cánh tay), nghe tim.

3. Quy trình : 5 bước trong quy trình Hồi sinh tim phổi cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn (theo AHA 2010)

1. Hồi sức cơ bản

2. Phá rung

3. Hồi sức nâng cao

4. Chăm sóc sau hồi sức

5. Điều trị bệnh nhân sống sót sau ngưng tim

Trong đó, quy trình được thay đổi từ ABC thành CAB để khẳng định tầm quan trọng của động tác nhấn tim :

C – Circulation, Compression : hỗ trợ tuần hoàn, nhấn ép tim ngoài lồng ngực A – Airway : kiểm soát đường thở B – Breathing : hỗ trợ hô hấp – hô hấp nhân tạo D – Diagnosis. Deííbrillation : chẩn đoán, shock điện phá rung

E – Electro-shock, Electro-stimulation : shock điện, kích thích điện xử trí loạn nhịp tim F – Pharmacotherapy : dược trị liệu G – Gases : khí máu động mạch, xử trí rối loạn kiềm toan H – Hypotension : điều chỉnh huyết áp

I – Ion : điều chỉnh Ion, chủ ý Kali

Không cử động hoăc không đáp

Khai thông đường thở, kiểm tra

 

C (Circulation) : ép tim ngoài lồng ngực Kỹ thuật :

– Vị trí : giữa ngực khoảng 1/2 dưới xương ức ngang đường nối 2 vú

– Tư thế : đặt lưng nạn nhân trên mặt phẳng cứng, đặt gót bàn tay thuận vào vị trí trên, gót bàn tay còn lại đặt lên trên, khóa các ngón tay vào nhau, cánh tay giữ thẳng góc với bệnh nhân, khi nhấn tím không nhấc bàn tay khỏi lồng ngực.

– Biên độ : nhấn sâu 4-5cm (sau mỗi nhát nhấn tim cần đảm bảo lồng ngực được căng phồng trở lại hoàn toàn – cho phép máu tĩnh mạch trở về tim)

– Tần số : 100 lần/phút

– Tỉ lệ nhấn tim : thổi ngạt = 30 : 2

Không được ngưng nhấn tim trong quy trình hồi sinh tim phổi.

• A (Airway) : kiểm soát đường thở

– Nghiêng đầu bệnh nhân, lấy dị vật

– Hút đàm nhớt

– Nếu nghi ngờ tình trạng nạn nhân có chấn thương cột sống cổ → cố định bằng nẹp

• B (Breathing) : hỗ trợ hô hấp

* Bóp bóng giúp thờ :

– Bóp bóng có hiệu quả cần bảo đảm đường thở thông thoáng

– Giữ mask bằng 2 tay : ngón 3-4-5 nâng cằm, ngón 1-2 áp mask vào mặt bệnh nhân

– Giữ mask bằng 1 tay : ngón 3-4-5 nâng cằm, ngón 1-2 giữ mask, cườm tay ấn đầu để ngửa cổ bệnh nhân, phải nâng cằm áp vào mask chứ không ấn mask xuống mặt bệnh nhân, tay còn lại bóp bóng.

– Mask trùm kín mũi miệng bệnh nhân, miệng ngậm tránh khí vào dạ dày

– Tần số : 8-10 lần/phút

– Bóp bóng có hiệu quả khi : lồng ngực nâng lên, SpO2 cải thiện

* Đặt nội khí quản :

– Kiểm tra dụng cụ đặt nội khí quản

– Bóp bóng, kê đầu hoặc vai

– Từ từ đưa đèn vào miệng bệnh nhân từ bên (P) dọc bờ (P) lưỡi, đẩy lưỡi sang (T) thấy được nắp thanh môn

– Hút đàm nhớt nếu có

– Nâng hàm dưới lên thấy được nắp thanh môn, sau đó là 2 dây thanh âm (không lấy hàm trên làm điểm tựa).

– Cầm ống nội khí quản (ngửa ống lên trên) đưa vào từ khóe miệng (P), đẩy ống hướng lên để không bị vào dạ dày, đưa qua 2 dây thanh đến hết bóng chèn, vạch số trên ống 19 – 20 ngang cung răng.

– Nghe phổi đều 2 bên

– Bơm bóng chèn, cố định ống nội khí quản

– Bóp bóng, hút đàm nhớt

Chú ý chỉ đặt nội khí quản khi bóp bóng đã có hiệu quả cho SpO2 lên 85 – 95%, không ngừng nhấn tim trong quá trình đặt nội khí quản

• D (Drug) : đường dùng thuốc

– Mở ít nhất 2 đường truyền tĩnh mạch

– Một số trường hợp khó phải sử dụng thuốc đường khác như : bơm qua nội khí quản (pha loãng 10 lần với NaCl 0,9%), chích vào xương (mặt trước xương chày). Liều thuốc bơm qua nội khí quản thường gấp 2-2,5 lần đường tĩnh mạch.

• Hồi sinh tim nâng cao : theo phác đồ xử trí ngừng tim của AHA

Nguyên nhân có thể gây tình trạng ngừng tim,

-Hypovolemia : giảm thể tích tuần hòa

-Hypoxia : giảm oxy mô -Hypo-/Hyperkalemia : tăng giảm Kali máu

-Hypoglycemia : hạ đường huyết

-Hydrogen Ion : ion H+

– toan máu

-Hypothermia : hạ thân nhiệt nhịp tim nhanh hoặc chậm :

-Toxins : độc chất

-Tamponade, cardiac : chèn ép tim

-Thrombosis : huyết khối

-Trauma : chấn thương

-Tension pneumothorax : tràn khí màng phổi áp lực

CPR ngay với 5 lần liền. Kiểm tra nhịp tim mỗi 5 lần ép tim cho đến khi có thêm người hỗ trợ thực hiện hồi sinh tim nâng cao hoặc nạn nhân có cử động

 

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com