CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ CHOÁNG NHIỄM TRÙNG

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ CHOÁNG NHIỄM TRÙNG

1. Chẩn đoán:

Nhiễm trùng huyết = SIRS + biểu hiện giảm tưới máu mô

SIRS ( Systemic ImfIammatory Response Syndrome): khi có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau

- Nhà tài trợ nội dung -

Nhiệt độ > 38°C hoặc < 36°C Nhịp tim > 90 l/p

Nhịp thở > 20 l/p hoặc PaO2 < 32mmHg

Bạch cầu > 12 000 hoặc < 4 000 hoặc > 10% BC non

Biểu hiện giảm tưới máu mô:

Rối loạn tri giác: ngủ gà, kích thích, lơ mơ Hypoxemia: PaO2 < 72 mmHg (với khí trời)

Tăng lactate máu

Nước tiểu < 30ml hoặc < 0.5 ml/p trong vòng ít nhất 1 giờ Da lạnh, ẩm

Choáng nhiễm trùng = nhiễm trùng huyết + Rối loạn huyết động với huyết áp tâm thu < 90 mmHg không đáp ứng với bù dịch

♦ Chẩn đoán phân biệt:

– Các loại choáng khác

– Nhiễm ceton acid

– Cơn bão giáp

– Hội chứng ác tính do thuốc hướng tâm thần

* Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết & choáng nhiễm trùng nên được đưa vào khoa Hồi sức càng sớm càng tốt

2. Điều trị;

Việc điều trị phải được tiến hành càng sớm càng tốt ngay sau phát hiện dấu giảm tưới máu mô

Mục tiêu điều trị chung:

Duy trì HATB ≥ 65 mmHg

Duy trì tưới máu mô & ngăn suy chức năng đa cơ quan Kiểm soát nhiễm trùng

Mục tiêu điều trị trong 6g đầu:

CVP = 8 – 12 mmHg HATB > 65 mmHg Nước tiểu > 0,5 ml/kg/giờ

SaO2 máu TMTT > 70% hoặc SaO2 máu TM trộn ≥ 65%

2.1 Trong giờ đầu: sau khi bn được chẩn đoán nhiễm trùng huyết hoặc choáng nhiễm trùng, cần làm đồng thời những việc sau:

a) Thiết lập 2 đường truyền ngoại biên lớn

b) XN tổng quát: có thể nhắc lại sau 4 -8g

• Công thức máu.

• Chức năng gan, thận: ure, creatinin, bilirulin, men gan, albumin/máu

• Chức năng đông máu: TQ, TCK

• Lactate máu. Khí máu, ion đồ

• T ổng phân tích nước tiểu

c) XN vi sinh:

– Cấy máu: thực hiện trước khi dùng kháng sinh

• Nên lấy 2-4 mẫu máu ở các vị trí khác nhau

• Thể tích mỗi mẫu máu ≥ 10 ml

• Xem xét lấy mẫu máu qua catheter tĩnh mạch trung tâm nếu catheter đã xác lập ≥ 48 giờ

Cấy nước tiểu & dịch cơ thể tùy tình huống lâm sàng

d) Các XN chuyên biệt khác nhằm:

• Xác định ổ nhiễm trùng

• Chẩn đoán phân biệt

e) Đặt thông tiểu lưu:

f) Kháng sinh:

Nguyên tắc:

a. Dùng kháng sinh phổ rộng, phủ được các tác nhân nghi ngờ

b. Ngay trong giờ đầu

c. Dùng đường truyền tĩnh mạch

d. Đảm bảo liều ban đầu đủ

e. Nồng độ cao tại mô nghi ngờ nhiễm trùng

f. Liều kháng sinh:

Imepenem: 500mg/6g hoặc 1g/8g

Meropenem: 1 – 2g/8g

Amikacin: 20mg/kg/ngày

Vancomycin: 15mg/kg/12g

Linezolide: 600mg/12g

Levoflocacin: 750mg/ngày

g) Bù dịch:

Dùng dung dịch tinh thể đẳng trương: 20ml/kg (500 – 1000ml) trong 30’ – 1h hoặc dùng dung dịch keo: 500ml trong 30’.

• Lặp lại lần 2 – 3 nếu không nâng được HA hoặc lượng nước tiểu không tăng và không có bằng chứng quá tải dịch.

2.2 Trong 5 giờ tiếp theo:

a) Đặt CVC

b) Ổn định HA:

• Tiếp tục bù dịch: như trên

• Vận mạch: bắt đầu sử dụng vận mạch khi:

– bù dịch không cải thiện được HA và tưới máu mô

– hoặc sử dụng tạm thời để nâng HA nếu hạ áp đe dọa tính mạng cho đến khi bù đủ dịch phục hồi tưới máu mô.
o Norepinephrin là lựa chọn đầu tiên

Liều khởi đầu: 0.05 – 0.5μg/kg/phút

o Dopamin

Liều khởi đầu:5 – 20 μg/kg/phút

o Epinephrin: khi bệnh nhân không đáp ứng với Norepinphrin và Dopamin
Liều khởi đầu: 0.05 – 2 μg/kg/phút
 Chú ý: không dùng Dopamin liều thấp nhằm mục đích bảo vệ thận.

c) Loại bỏ ổ nhiễm trùng: rất quan trọng

• Dẫn lưu ổ abces hoặc cắt lọc mô hoại tử.

• Thực hiện càng sớm càng tốt khi tình trạng bệnh nhân cho phép với phương pháp nhẹ nhàng nhất có hiệu quả.

• Lấy các catheter nghi ngờ là nguồn nhiễm.

Theo dõi: ECG, HA, nhiệt độ, SpO₂, nhịp thở, mạch, tri giác, kích thước và phản xạ đồng tử, nước tiểu mỗi giờ.

Thử XN lần 2 (giờ thứ 4-5): chức năng gan, thận, đông máu, khí máu ion đồ
*** Việc bù dịch trong những giờ kế tiếp sẽ theo sơ đồ sau

Các điều trị khác:
1- Đảm bảo đường thở và thông khí:
− Đảm bảo SpO₂ ≥ 94%
− Xem xét việc đặt nội khí quản và thông khí hỗ trợ nếu bệnh nhân rối loạn tri giác hoặc có biểu hiện suy hô hấp
3-Truyền máu:
− Truyền HCL khi Hb < 7g/l → mục tiêu: Hb= 9g/l
− Không truyền Erythropoietin
− Thường hợp rối loạn đông máu : truyền HTTĐL khi chảy máu hoặc cần làm thủ thuật xâm lấn ( nâng TQ> 60% hoặc TCK < 45s)
4-Truyền tiểu cầu khi
− < 5 000/mm3 dù không có dấu hiệu chảy máu
− 5 000 – 30 000/mm3 và có dấu hiệu chảy máu
− 50 000/mm3 khi cần làm phẫu thuật hoặc các thủ thuật xâm lấn
− 100 000/ mm3 trong TH đại phẫu
5- Corticoids:
− Liều dùng: 100 – 300mg/ ngày chia làm 3 – 4l/ngày
− Dùng trong TH lệ thuộc vận mạch liều trung bình – cao hoặc nghi ngờ/xác định suy thượng thận
− Thời gian sử dụng: đến khi ngưng được thuốc vận mạch
6- Kiểm soát đường huyết: theo phác đồ
7- Phòng ngừa loét do stress và phòng ngừa DVT

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com