CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHỮA BỆNH BỎNG MẮT

blank
Đánh giá nội dung:

BỎNG MẮT

BS.CKII. Nguyễn Thế Hồ – BS. Trần Thanh Danh

1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA BỎNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ

1.1. Tiến trình lâm sàng tự nhiên của bỏng hóa chất

- Nhà tài trợ nội dung -

Đau dữ dội, chảy nước mắt sống và co quắp mi hậu quả từ sự kích thích trực tiếp những đầu thần kinh phân bố trong biểu mô giác mạc và kết mạc. Khi bỏng trầm trọng, đặc biệt với chất kiềm, có một sự gia tăng mạnh và tức thời nhãn áp.

Có hai nguyên nhân do đưa đến sự tăng áp này:

♦ Sự co nhúm của khung chất keo trong giác mạc và củng mạc tiếp xúc với hóa chất lâu hơn 10 phút.

♦ Sự phóng thích trong prostaglandin trong mắt, yếu tố này ít trầm trọng hơn. Sự thâm nhập của dung dịch kiềm mạnh trong mắt (pH>12) liên tục cho tới khi dung dịch này được loại trừ hay được pha loãng từ bên ngoài mắt. Sự phân rã của tế bào lát kề cận tiền phòng phá hủy hàng rào máu-thủy dịch và đổ vào thủy dịch với những thành phần của tế bào bị phá vỡ. Sự thóat ra ngoài những sản phẩm máu từ những mạch máu bị tổn hại dẫn tới những phản ứng viêm xuất tiết trầm trọng nơi kết mạc và phần trước nhãn cầu. Về sau phản ứng viêm này có thể dẫn tới dính kết mạc mi cầu và đóng góc (nhất là góc dưới) với glôcôm thứ phát từ những tổn hại bên trong của mắt. Vùng bè và thể mi có thể bị tổn thương trực tiếp bởi sự xâm nhập chất kiềm qua củng mạc hay bởi thủy dịch ngấm qua vùng lưới bè. Tùy thuộc vào cấu trúc nào bị tổn hại nhiều nhất, sự tăng áp hay hạ áp hay cả 2 có thể xảy ra ở những thời kì khác nhau. Tổn thương do hóa chất ở mống, thể mi và thủy tinh thể có thể lần lượt gây ra dãn đồng tử, hạ nhãn áp và đục thủy tinh thể.

1.2. Cách xử trí:

1.2.1. Bỏng do hóa chất:

1.2.2. Bỏng do Acide:

Chất Acide tác động làm kết tủa protein của mô tiếp xúc, tạo nên một hàng rào che chở chủ mô và cấu trúc nội nhãn, nên giới hạn được các tổn thương tiếp diễn.

Đặc tính của bỏng Acide:

– Bỏng phá hủy nhanh nhưng hạn chế về chiều sâu

– Không có xu hướng lan rộng

– Tổn thương do bỏng Acide có thể tiên lượng sớm.

1.2.3. Bỏng do chất kiềm (Bazơ):

Chất kiềm thấm vào mô nhanh, tạo nên phản ứng xà phòng hóa tế bào, làm hư biến chất tạo keo, giúp cho chất kiềm thấm sâu hơn.

Đặc tính của bỏng do chất kiềm:

– Bỏng phá hủy chậm nhưng tiến triển nặng

– Có xu hướng lan rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu

– Không tiên đoán được tổn thương.

1.2.4. Xử trí bỏng do hóa chất (gồm Acide và Bazơ):

Điều trị sơ cứu:

– Rửa thật nhiều nước, bất kì nước sạch nào có sẵn tại hiện trường. Sau đó chuyển đến cơ sở y tế.

– Tại phòng cấp cứu nên dùng dung dịch muối đẳng trương hoặc Lactat Ringer để rửa nhãn cầu và kết mạc, đặc biệt là cùng đồ kết mạc. Nên cắm 1 chai dịch truyền và dùng dây truyền dịch để rửa. Có điều kiện thì dùng giấy quỳ để kiểm tra độ pH đến khi nào pH khoảng 7,3-7,7 là ngưng rửa. Tra mở kháng sinh và băng che mắt lại.

Điều trị duy trì:

– Tùy thuộc hình thái tổn thương

– Điều trị phục hồi chức năng: sau 18-24 tháng. Là nhằm mục đích tạo hình lại những tổn thương để phục hồi chức năng của mắt.

1.2.5. Bỏng vôi:

Vôi là một chất kiềm, tác dụng chậm kéo dài, gây nhiều hậu quả nặng nề và phức tạp, khó tiên liệu trước và cách xử trí khác với các loại bỏng khác:

– Đầu tiên phải lấy hết vôi cục.

– Sau đó mới rửa mắt, nhằm tránh phản ứng tạo nhiệt làm tổn thương nặng hơn. Dùng Glucoza 5% rửa mắt là tốt nhất để biến vôi thành Saccharate de chaux trung tính.

1.2.6. Bỏng nhiệt:

– Nói chung là bỏng nhẹ, chính là nhờ phản xạ của mi mắt

– Thông thường là cháy lông mi, đôi khi tổn thương lớp nông của giác mạc

Xử trí: lấy sạch dị vật, rửa sạch mắt bằng dung dịch đẳng trương, tra mỡ kháng sinh để tránh dính mi mắt.

2. ĐÁNH GIÁ BỎNG MẮT VÀ TIÊN LƯỢNG:

CẤP ĐỘ

TỔN THƯƠNG

TIÊN LƯỢNG

NHẸ

Giác mạc: khuyết biểu mô, mờ nhẹ chủ mô truớc.

Kết mạc: không có dấu hiệu khiếm duỡng (kết mạc bị trắng)

Không có hoặc có ít sẹo giác mạc. Thị lục giảm 1-2 hàng

TRUNG BÌNH

Giác mạc: đục trung bình

Kết mạc: có ít hoặc không có khiếm duỡng

Sẹo giác mạc trung bình Tân mạch ngoại vi giác mạc Thị lục giảm 2-7 hàng

TRUNG BÌNH NẶNG

Giác mạc: đục mờ không nom rõ chi tiết mống.

Kết mạc: khiếm duỡng <1/3 chu vi rìa

Thời gian liền sẹo giác mạc kéo dài Giác mạc bị sẹo và có tân mạch thị lục < 1/10

NẶNG

Giác mạc: trắng mờ không nom rõ chi tiết đồng tử.

Kết mạc: khiếm duỡng từ 1/3-2/3 chu vi rìa

Thời gian liền sẹo giác mạc rất lâu với phản ứng viêm bên cạnh tần xuất cao của loét và thủng giác mạc. Truờng hợp may mắn, sẹo và tân mạch giác mạc trầm trọng với thị lục đếm ngón tay.

RẤT NẶNG

Giác mạc: hoàn toàn trắng không thấy đồng tử

Kết mạc: khiếm duỡng trên 2/3 chu vi rìa

Rất lâu lành

Chủ mô kết mạc thuờng biến thành mô hoại tử; loét và thủng giác mạc, thuờng xảy ra sẹo và tân mạch giác mạc rất trầm trọng. Teo nhãn với có hoặc không kèm loét và thủng giác mạc.

CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHỮA BỆNH BỎNG MẮT

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com