TĂNG HUYẾT ÁP CẤP CỨU
BS.CKI.Đoàn Thị Cẩm Anh Khoa Tim mạch
1. ĐỊNH NGHĨA:
Tăng huyết áp khẩn cấp (hypertensive emergency):
Tăng huyết áp nặng với dấu hiệu tổn thương cơ quan đích (não, tim mạch, thận) đòi hỏi điều trị khẩn cấp (hạ 20%- 25% huyết áp trung bình (MAP) trong vòng 1 – 2h) bằng những thuốc dùng đường tĩnh mạch.
Tăng huyết áp khẩn trương (hypertensive urgency):
Huyết áp rất cao, thường HA tâm trương > 120- 130mmHg, không có dấu hiệu tổn thương cơ quan đích (ngoại trừ tổn thương đáy mắt độ 1^3) cần hạ áp trong vòng 24h-48h bằng thuốc ngậm dưới lưỡi hoặc thuốc uống.
2. CHẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP CẤP CỨU:
2.1. HA tâm trương thường > 120mmHg – 140mmHg
2.2. Triệu chứng thần kinh:
Nhức đầu dữ dội
Rối loạn tri giác: lú lẫn, ngủ gà, hôn mê
Dấu thần kinh định vị: liệt nửa người, rối loạn cảm giác nửa người, Co giật
2.3. Triệu chứng tim mạch:
Đau ngực, khó thở, gallot T3, rale ẩm,…
do OAP, suy tim trái cấp, nhồi máu cơ tim, bóc tách ĐMC
2.4. Thận:
Có thể rối loạn chức năng thận không triệu chứng Thiểu niệu
Ói mửa, ngủ gà do tăng azote máu
2.5. Soi dáy mắt: Xuất huyết, xuất tiết, phù gai
2.6. Ở phụ nữ có thai: Tiền sản giật, sản giật
2.7. Xét nghiệm xác định tổn thương cơ quan đích:
ECG, X quang phổi,
BUN, Creatinine, Tổng phân tích nước tiểu Nếu có dấu hiệu thần kinh ^ CT scan sọ não
3. ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP CẤP CỨU (Hypertensive emergency):
3.1. Mục tiêu:
Hạ 20% – 25% MAP trong vòng 1- 2h để hạn chế tổn thương cơ quan đích
3.2. Các tình huống đòi hỏi điều trị khẩn cấp (emergency):
Bệnh lý mạch máu não:
Bệnh não do tăng HA Xuất huyết trong não Xuất huyết dưới màng nhện Bệnh lý tim mạch:
Bóc tách ĐMC cấp Suy tim trái cấp Nhồi máu cơ tim Sau phẫu thuật bắc cầu nối Catecholamine excess trong máu tuần hoàn:
Cơn tăng HA/ u tủy thượng thận
Tương tác giũa thức ăn hoặc thuốc với thuốc ức chế MAO Quá liều thuốc giống giao cảm (cocain)
Sản giật
Chấn thương đầu
Chảy máu sau mổ từ các đường khâu mạch máu Chảy máu cam nặng
3.3. Các tình huống cần điều trị khẩn trương (urgency):
Tăng HA ác tính- tiến triển nhanh (chưa có biến chứng đòi hỏi điều trị khẩn cấp)
Nhồi máu não do XVĐM có tăng HA nặng
Hiện tượng rebound do nhưng đột ngột các thuốc hạ áp
Ngoại khoa:
Tăng HA nặng trên Bệnh nhân cần phẫu thuật Tăng HA sau phẫu thuật Tăng HA nặng sau ghép thận Bỏng cơ thể nặng
3.4. Chọn thuốc:
Bệnh cảnh |
Thuốc chọn lựa |
Tránh |
Bệnh cảnh não do tăng HA |
Labetalol |
Methyldopa |
Tăng HA ác tính tiến triển |
Labetalol |
|
Đột quị hoặc chấn thương đầu |
Labetalol |
Methyldopa |
Suy tim T |
Enalapril |
Ức chế beta |
Bệnh mạch vành |
Nitroglycerine |
Hydralazine Diazoxide |
Phình ĐMC bóc tách |
Trimethaphan |
Hydralazine |
Cathecholamine excess |
Phentolamine |
All others |
Sau phẫu thuật |
Labetalol |
Trimethaphane |
3.5. Liều lượng và tác dụng phụ của một số thuốc thường dùng:
THUỐC |
LIỀU |
BẮT ĐẦU T/D |
T/D KÉO DÀI |
T/D PHỤ |
CĐ ĐẶC BIỆT |
Sodium Nitroprusside |
0,25-10pg/kg/1 (tối đa chỉ 10’) |
Tức thì |
1’ |
Buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, giật cơ, ngộ độc thiocyanate và cyanide |
Hầu hết các THA c/c. Thận trọng khi tăng áp lực nội sọ và tăng azole máu |
Nicardipine |
5-15mg/h IV |
5 -10’ |
1 -4h |
Nhịp tim nhanh, nhức đầu, đỏ mặt, viêm TM khu trú |
Hầu hết THA c/c, trừ suy tim cấp, thận trọng khi có BTTMCB |
Nitroglycerine |
5-100pg/ph PIV |
2 -5’ |
3 -5’ |
Nhức đầu, buồn ói, ói, nhịp nhanh, dung nạp thuốc khi dùng lâu |
BTTM, suy tim |
Enalaprilate |
0.625-5mg mỗi 6h IV |
15 -30’ |
6h |
Tụt HA khi Renine cao. Đáp ứng thay đổi |
Suy thất T cấp. Tránh trong NMCT |
Hydralazine |
10 – 40mg IV 10-20mg IM |
100’ 20 -30’ |
3 -8h |
Nhip nhanh, đỏ mặt, nhức đầu, ói, làm nặng thêm đau thắt ngực |
Co giật |
Labetalol |
20mg bolus, kế đó 0.5-2mg/ph mỗi 10ph PIV |
5 – 10’ |
3 -6h |
Buồn ói, ói, chóng mặt, nóng cổ họng, bloc tim, hạ HA tư thế |
Hầu hết các THA c/c, trừ suy tim cấp |
Esmolol |
250 – 500pg/kg/1’ cho 1ph, sau đó 50-100 pg/kg/ph cho 4ph, có thể lập lại |
1 – 2’ |
1’ |
Tụt HA, buồn nôn |
Bóc tách ĐMC, quanh phẫu thuật |
Phentolamine |
5-15mg IV |
1 – 2’ |
3 -10’ |
Nhịp nhanh, đỏ mặt, nhức đầu |
Catecholamine excess |
4. TIÊN LƯỢNG TĂNG HUYẾT ÁP CẤP CỨU:
Tỷ lệ tử vong sau 1 năm của tăng huyết áp cấp cứu là 79% nếu không được điều trị.
CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHỮA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CẤP CỨU
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.