CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH (VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT)

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH (VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT)

I- ĐỊNH NGHĨA :

– Là rối loạn chức năng của đại tràng.

– Trước đây, nhiều tên gọi : viêm đại tràng co thắt, bệnh đại tràng thần kinh, co thắt đại tràng.

- Nhà tài trợ nội dung -

II- CHẨN ĐOÁN:

1- TRƯỜNG HỢP NGỒI Ở PHÒNG KHÁM, CHƯA CÓ CÁC CẬN LÂM SÀNG:

Phải thỏa mãn đủ cả 02 điều kiện sau:

– Không có dấu hiệu báo động.

– Phù hợp tiêu chuẩn ROMEIII.

* TIÊU CHUẨN ROME III:

– Trong 3 tháng qua có ít nhất 3 ngày/ tháng bn có đau hoặc khó chịu ở bụng kèm theo ít nhất 2 trong 3 dấu hiệu sau :

+ Cải thiện sau đi cầu .

+ Khởi phát kèm thay đổi số lần đi cầu .

+ Khởi phát kèm thay đổi hình dạng, tính chấtcủa phân

– Triệu chứng khởi phát ít nhất 6 tháng.

* DẤU HIỆU BÁO ĐỘNG:

HỎI BỆNH

KHÁM

Khởi phát tuổi > 50

Thăm trực tràng có máu

Tiền sử gia đình: polyp , K đại tràng

Thiếu máu

Có máu trong phân

Sờ thấy khối ở bụng

Sốt

Có dấu tắc ruột / bán tắc

Sụt cân

Suy kiệt

Tiêu chảy liên tục

2- NẾU KHÔNG THỎA MÃN 2 ĐIỀU KIỆN NÊU TRÊN : Ta phải dựa vào Lâm sàng và kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng

* BIỂU HIỆN LÂM SÀNG: Có thể có các biểu hiện sau đây – Đau bụng / khó chịu ở bụng

– Tiêu chảy : thường gặp

– Táo bón : đi cầu < 3 lần/ tuần

– Táo bón / xen kẽ tiêu chảy.

– Chướng bụng

– Cảm giác đi cầu không hết

* CẬN LÂM SÀNG : Phải có đầy đủ các xét nghiệm sau đây

– XN MÁU :

+ CTM, VS, ĐƯỜNG, TSH , ION ĐỒ : Bình thường

– XN PHÂN : Máu ẩn/phân (-), KSTĐR (-)

– XQ ĐẠI TRÀNG / sOi đẠi tràng : Bình thường.

III- ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT:

1- ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC:

– Giải thích trấn an bệnh nhân .

– Tâm lý liệu pháp, thư giãn.

– Chế độ ăn uống :

+ Cần kiêng : Đồ béo, Đồ sống, rau tươi, RƯỢU + Hiệu quả : 10 – 60% số trường hợp.

2- ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC:

* THUỐC TÁC ĐỘNG NHU ĐỘNG RUỘT → Giảm triệu chứng đau bụng → Có thể dùng 01 trong 2 nhóm thuốc sau

– Ức chế phó giao cảm :

+ ATROPINE : Chỉ có dạng chích

+ Dẫn xuất Atropine : Hyoscin (Buscopan 10mg) 1v x 3 (u)

+ Tác dụng phụ : # Atropine + CCĐ : Bí tiểu, Glaucoma.

– GIÃN CƠ TRƠN :

+ Ít tác dụng phụ , không có chống chỉ định

+ Spasmaverin, Alverin (Meteospasmyl), drotaverin (Nospa),……

+ Trimebutine (Debridat) : Điều hòa nhu động ruột + liều dùng : 1-2 viên x 2-3 lần / ngày (u)

* THUỐC GIẢM TIÊU CHẢY :

– Loperamide (Imodium): 1v x 2-3 lần/ngày

– Bảo vệ niêm mạc ruột

+ Than họat ( CARBOGAST, CARBOTRIM) 2 viên x 2-3 lần/ngày + Đất sét (Smecta, Actapulgite): 1 gói x 2-3 lần/ngày

* THUỐC NHUẬN TRƯỜNG THẨM THẤU → giảm triệu chứng táo bón.

□ Đường : Sorbitol, Lactulose (Duphalac) 1 gói x 2-3 lần/ngày

□ Cao phân tử : Macrogol (FORLAX) 1 gói x 1-3 lần/ngày

* THUỐC GIẢI LO ÂU – AN THẦN.

+ Hiệu quả khi bệnh nhân quá lo âu, stress, căng thẳng.

+ Thường dùng Diazepam 5mg: 1 v (u) tối.

+ Hoặc Sulpiride 50mg : 1v x 2-3 lần/ngày.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com