CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ THƯƠNG HÀN

blank
Đánh giá nội dung:

THƯƠNG HÀN

Do Salmonella typhi hoặc S.paratyphi gây ra.

CHẨN ĐOÁN THƯƠNG HÀN

1. Dịch tễ:

- Nhà tài trợ nội dung -

– Cư ngụ hoặc lui tới vùng đang được ghi nhận có dịch bệnh thương hàn.

– Tiếp xúc với người bệnh thương hàn đã xác định (trong gia đình, BV…).

2. Lâm sàng:

– Sốt kéo dài (thường > 7ngày).

– Vẻ nhiễm độc và các triệu chứng: nhức đầu, mất ngủ, mạch nhiệt phân ly.

– Rối loạn tiêu hóa: tiêu lỏng sệt vài lần trong ngày, đầy bụng, có tiếng lạo xạo hố chậu phải.

– Gan lách to.

Biểu hiện lâm sàng thường không điển hình ở những BN đã được điều trị trước.

3. Cận lâm sàng :

– Bạch cầu máu thường không tăng (Neutrophil <70%).

– Phản ứng huyết thanh Widal: các hiệu giá kháng thể kháng O và H > 1/100.

4. Chẩn đoán xác định:

Cấy máu hoặc tủy xương phát hiện S.typhi/S.paratyphi.

ĐIỀU TRỊ THƯƠNG HÀN:

1. Kháng sinh:

Tình hình kháng thuốc của các chủng S.typhi diễn biến phức tạp. Hiện nay do phần lớn các chủng S.typhi phân lập được là chủng đa kháng thuốc.

Các nhóm thuốc sau đây được chọn:

• Nhóm Quinolones: (Fluoroquinolones thế hệ 2)

– Ofloxacin: 10-15 mg/kg/ngày, người lớn 300 mg x 2 lần/ngày x 7-14 ngày.

– Ciprofloxaxin, Pefloxacin… cũng có thể điều trị.

Trường hợp bệnh có biến chứng nên sử dụng Quinolones TTM và thời gian điều trị sẽ kéo dài tùy theo độ nặng và tình hình diễn tiến của bệnh. Tối thiểu nên là 10 ngày.

– Các loại Fluoroquinolones khác: Gatifloxacin cho thấy có tác dụng điều trị thương hàn in vitro và in vivo. Liều dùng 10mg/kg uống 1 lần trong ngày, thời gian điều trị 5 – 10 ngày.

• Cephalosporin thế hệ thứ 3:

Ceftriaxone: 80-100 mg/kg/ngày. Người lớn 2-3 g/ngày IV 1 lần duy nhất trong ngày. Thời gian điều trị 7-14 ngày.

• Kháng sinh khác: qua nghiên cứu cho thấy có hiệu quả Azithromycin: 20mg/kg/ngày. Người lớn 1g/ngày uống x 5-7 ngày.

2. Glucocorticoides:

Thường không có chỉ định trong điều trị thương hàn trừ một vài trường hợp đặc biệt.

3. Xử trí các triệu chứng và nâng thể trạng:

– Chăm sóc điều dưỡng rất quan trọng trong các trường hợp nặng.

– Sốt cao: lau mát hoặc dùng Paracetamol không dùng loại hạ nhiệt Salicylate

– Cân bằng nước điện giải.

Dinh dưỡng: dùng thức ăn dễ tiêu hóa.

– Không thụt tháo hoặc dùng thuốc xổ.

Biến chứng thường gặp:

• Hệ tiêu hóa: XHTH, thủng ruột, viêm túi mật, viêm gan…

• Hệ tim mạch: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

• Hệ tiết niệu: viêm vi cầu thận cấp, suy thận cấp.

• Các cơ quan khác: có thể bị tụ mủ bởi vi trùng thương hàn.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com