PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN CẤP
I. ĐẠI CƯƠNG
Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của các phế quản, nguyên nhân thường do
nhiễm virút, vi khuẩn hoặc cả hai loại.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định: chẩn đoán viêm phế quản cấp hầu hết chỉ cần dựa vào lâm sàng.
a. Lâm sàng:
– Khởi phát viêm long đường hô hấp trên với sốt nhẹ, viêm mũi họng (hắt hơi, chảy mũi, đau họng), có thể viêm mũi mủ, viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa, sau lan dần xuống khí quản, phế quản.
– Sốt nhẹ hoặc sốt cao, nhiều trường hợp không có sốt.
– Ho khan nhiều trong những ngày đầu, ho từng cơn dai dẳng, cảm giác đau rát bỏng sau xương ức, khàn tiếng. Sau đó ho khạc đàm nhầy, đàm trắng, vàng, xanh hay mủ, có khi lẫn máu.
– Có thể có kèm khó thở tăng dần.
– Khám phổi ban đầu hầu hết đều bình thường, sau đó có thể nghe ran rít, ran ngáy.
– Trường hợp diễn tiến nặng hơn, khó thở tăng rõ rệt, co kéo cơ hô hấp phụ, xanh tím, nhịp thở nhanh > 25 lần/phút.
b. Cận lâm sàng:
– Xét nghiệm: công thức máu có thể thấy số lượng bạch cầu tăng (>10.000/mm3), bạch cầu đa nhân trung tính tăng, tốc độ máu lắng tăng.
– X-quang lồng ngực: bình thường hoặc có thể thấy thành phế quản dày, không có giá trị chẩn đoán xác định viêm phế quản cấp. X-quang lồng ngực chỉ nên thực hiện cho các bệnh nhân sau: Tuổi > 75, mạch > 100/phút, nhịp thở > 24 l/phút, thân nhiệt > 38°C), hoặc khám phổi thấy ran ẩm, ran nổ hay hội chứng đông đặc hay dùng để chẩn đoán loại trừ các bệnh phổi khác (viêm phổi, áp xe phổi, u phổi,…). Các dấu hiệu gợi ý viêm phổi ở bệnh nhân cao tuổi bao gồm nhịp tim nhanh, giảm độ bão hòa ôxy máu, rối loạn tri giác, thay đổi hành vi.
2. Chẩn đoán phân biệt:
– Hen phế quản: có cơ địa dị ứng bản thân và gia đình (hen, viêm mũi xoang, chàm, mày đay.), khởi phát tuổi trẻ, lúc nhỏ, triệu chứng rất thay đổi, sau cơn hen bệnh nhân hết triệu chứng, sinh hoạt bình thường, các triệu chứng hen chính gồm ho, khò khè, khó thở nặng ngực, cơn thường nặng về đêm, lúc sáng sớm hay sau khi tiếp xúc dị nguyên, gắng sức, thay đổi thời tiết, khám phổi có ran rít, ran ngáy lan tỏa, đo chức năng hô hấp có hội chứng tắc nghẽn hồi phục. Đáp ứng tốt với điều trị thuốc giãn phế quản và corticoid.
– Giãn phế quản bội nhiễm: tiền căn khạc đàm mủ có khi lẫn máu tái diễn do những đợt nhiễm khuẩn, khạc đàm mủ rất nhiều trong ngày, mủ lắng thành 3 lớp rất điển hình, Khám phổi có ran ẩm, ran nổ 2 bên. Chụp CT scan lồng ngực nhát cắt mỏng 1mm độ phân giải cao (HRCT), không bơm cản quang giúp chẩn đoán xác định bệnh.
– Dị vật đường thở: tiền căn có hội chứng xâm nhập, bệnh nhân có ho khạc đàm, đôi khi lẫn máu, viêm phổi sau chỗ tắc nghẽn do dị vật tái diễn, chụp CT scan lồng ngực, nội soi phế quản có thể phát hiện di vật và thực hiện gắp dị vật luôn.
– Lao phổi: có tiền căn tiếp xúc với người bệnh lao, ho khạc đàm kéo dài, có khi ho máu, sốt chiều, chán ăn, sụt cân, X-quang lồng ngực có tổn thương lao, soi hoặc cấy đàm có có trực khuẩn lao (AFB).
– Ung thư phế quản phổi: tiền căn hút thuốc lá nhiều năm, ho ra máu, đau ngực, thay đổi tổng trạng, chán ăn, sụt cân, triệu chứng khối u, triệu chứng chèn ép, triệu chứng di căn xa. X-quang lồng ngực và/hoặc CT scan lồng ngực có tổn thương ung thư, xẹp phổi, tràn dịch màng phổi, di căn, hạch trung thất. Nội soi phế quản và sinh thiết u, rửa phế quản phế nang, làm giải phẫu bệnh cho chẩn đoán xác định bệnh.
– Đợt cấp suy tim sung huyết: tiền căn có bệnh tim mạch (THA, bệnh van tim, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim,…), nghe phổi có ran ẩm, ran rít, ran ngáy. X-quang lồng ngực bóng tim lớn, tổn thương phổi kiểu phù mô kẽ hình cánh bướm, điện tâm đồ có các dấu hiệu gợi ý, NT-Pro BNP tăng, siêu âm tim doppler cho chẩn đoán xác định.
3. Chẩn đoán nguyên nhân:
a. Viêm phế quản cấp do virút:
– Viêm phế quản do virút chiếm 50-90% các trường hợp viêm phế quản cấp.
– Các loại virút thường gặp bao gồm: Myxovirus (virút cúm và virút á cúm), Rhinovirus, Coronavirus, virút đại bào hô hấp (RSV – Respiratory Syncitial Virus), Adenovirus, Enterovirus (Coxsackie và Echovirus) và một số chủng Herpes virus (CMV -Cytomegalovirus, Varicella virus).
– Lâm sàng có các dấu hiệu nhiễm virút không đặc hiệu.
– Chẩn đoán xác định tác nhân virút dựa vào tìm thấy virút trong các bệnh phẩm đường hô hấp qua nuôi cấy tế bào, kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang hoặc huyết thanh chẩn đoán nhưng trong thực hành lâm sàng không làm thường quy, trừ phi có các vụ dịch lớn.
b. Viêm phế quản cấp do vi khuẩn:
– Ít gặp hơn các trường hợp viêm phế quản cấp do virút.
– Các vi khuẩn thường gặp nhất là các vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae, các vi khuẩn sinh mủ như Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influenzae thì hiếm gặp ở người lớn, đi kèm với sốt, các dấu hiệu ngoài hô hấp, xét nghiệm vi khuẩn trong đàm cũng không làm thường quy và thường âm tính.
c. Viêm phế quản cấp do các nguyên nhân vật lý:
– Bỏng,
– Chiếu xạ.
– Chấn thương lồng ngực.
d. Viêm phế quản cấp do hít phải hơi khói độc hại:
– Khí SO2, chlor, amoniac, acid, dung môi công nghiệp, hơi độc, khói cháy nhà, bụi khói rác thải,. cũng gây viêm phế quản cấp.
III. ĐIỀU TRỊ
– Viêm phế quản cấp đơn thuần ở người lớn có thể tự khỏi không cần điều trị..
1. Điều trị triệu chứng:
– Nghỉ ngơi tại giường, cai thuốc lá.
– Bảo đảm đủ dịch, điện giải, dinh dưỡng.
– Giảm đau, hạ sốt: Aspirin hoặc Paracetamol, một số trường hợp dùng NSAIDs (như Ibuprofen).
– Chống dị ứng: nếu bệnh nhân có viêm mũi dị ứng kèm theo, cho kháng Histamin không gây ngủ như: Fexofenadin 180 mg 1 viên/ngày, Loratadin 10 mg 1 viên/ngày hay Cetirizin 10 mg 1 viên/ngày.
– Thuốc giảm ho: thường không khuyến cáo, tuy nhiên nếu ho khan nhiều quá gây khó chịu, đau ngực, mất ngủ, nguy cơ xuất huyết não, thì có thể dùng Terpin Codein 3-6 viên/ngày chia 3 lần, Neo-codion 2-3 viên/ngày hoặc Dextromethorphan 15-30mg/ngày.
– Thuốc tan đàm: thường không khuyến cáo, tuy nhiên, nếu đàm nhiều, nhầy đặc khó khạc, ngoài khuyến khích uống nhiều nước, tập vật lý trị liệu, có thể cho N-Acetylcystein 200 mg 1 gói x 3 lần/ngày, Eprazinon 50 mg 3 viên/ngày.
– Kháng viêm: có thể dùng Prednison, Prednisolon, Methylprednisolon 0.5-1 mg/kg/ngày uống x 5-7 ngày, nên dùng 1 lần buổi sáng (nếu không có chống chỉ định).
– Thuốc giãn phế quản: nếu bệnh nhân co thắt phế quản nhiều, khò khè, nghe phổi có ran rít, ran ngáy có thể dùng Salbutamol 5 mg, Terbutalin 5 mg 1ống x 2-4 lần/ngày phun khí dung hoặc Salbutamol 100 mcg 2 nhát xịt hít khi mệt, hoặc thậm chí cho uống Salbutamol 2mg 1 viên x 3 lần/ngày, Bambuterol 10 mg 1 viên/ngày cũng được.
2. Điều trị kháng sinh:
– Không cần dùng kháng sinh cho viêm phế quản cấp đơn thuần người lớn.
– Tuy nhiên xem xét chỉ định dùng kháng sinh cho các trường hợp sau:
o Cải thiện lâm sàng chậm hoặc không cải thiện.
o Ho khạc đàm mủ, vàng hoặc xanh.
o Bệnh nhân có kèm bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch. o Bệnh nhân > 65 tuổi có ho cấp tính kèm theo > 2 dấu hiệu hoặc bệnh nhân > 80 tuổi kèm theo > 1 dấu hiệu sau đây:
❖ Nhập viện trong 1 năm trước.
❖ Có đái tháo đường týp 1 hoặc týp 2.
❖ Tiền sử suy tim sung huyết.
❖ Đang dùng Glucocorticoide uống.
– Các thuốc kháng sinh có thể chọn 1 trong các loại sau:
o Amoxicillin 3 gr/ngày, chia 3 lần/ngày uống x 5-7 ngày.
o Amoxicinin-Clavulanic acid 3 gr/ngày, chia 3 lần/uống x 5-7 ngày.
o Clarithromycin 500mg 1 viên x 2 lần/ngày x 5-7 ngày.
o Azithromycin 500 mg 1 viên/ngày x 3 ngày hoặc 1 viên ngày 1, 1/2 viên x 4 ngày kế tiếp.
o Cefaclor 250 mg 1 viên x 3 lần/ngày x 5-7 ngày.
o Cefuroxim 500 mg 1 viên x 2 lần/ngày x 5-7 ngày.
3. Điều trị ổ nhiễm trùng nơi khác (nếu có):
– Áp xe răng.
– Viêm xoang hàm.
– Viêm amidan mủ.
IV. PHÒNG BỆNH
– Loại bỏ yếu tố kích thích: không hút thuốc lá, tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh.
– Tiêm vacxin phòng cúm, phế cầu, đặc biệt ở những trường hợp có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim, cắt lách, tuổi trên 65.
– Điều trị các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, suy giảm miễn dịch.
– Vệ sinh răng miệng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aagaar E., Gonzales R. (2004). Management of Acute Bronchitis in Healthy Adults. Infect Dis Clin North Am; 18 (4): 919-37.
2. Antini Torres, Rosario Menyndez, Richard Wunderink (2010). Pyogenic Bacterial Pneumoniaand Lung Abscess. In: Murray and Nadel’s Textbook of Respiratory Medicine 5th Edition, Saunder.
3. Alan B. Sandler (2003). Cisplatin-Based Adjuvant chemotherapy in Resected Non-Small-Cell Lung cancer. Vol 7, No. 10, Cancer conference Highlights, 39th Annual Meeting of the American Society of Clinical Oncology Chicago, II; 3-4.
4. Barlett J.G., Gorback S.L., Tally F.P., Finegold S.M. (1974). Bacteriology and Treatment of Primary LungAbscess. Am Rev Respir Dis, 109 (5): 510-8.
5. Becky Ryszkiewicz, (2011). Assessment and management of acute hemoptysis. In: Emergency medicine. May 2011.
6. Bệnh viện Chợ Rẫy (2005): “Ho ra máu ” Trong: Cấp cứu nội khoa.
7. Bùi Xuân Tám (1999). Viêm phế quản cấp tính. Trong: Bệnh Hô Hấp. Nhà xuất bản Y học, trang 493-510.
8. Bùi Xuân Tám (1999). Bệnh Phổi Tắc nghẽn mạn tính. Trong: Bệnh Hô hấp. Nhà xuất bản Y học, trang 600-649.
9. Bùi Xuân Tám (1999). Uphổi phế quản và trung thất. Trong : Bệnh hô hấp. Nhà xuất bản Y học; trang 777-826.
10. Current Diagnosis and Treatment Emergency Medicine (2008).
11. Dana McGlothlin, Teresa De Marco (2010). Cor Pulmonale. In: Murray and Nadel’s Textbook of Respiratory Medicine 5th Edition, Saunder.
12. Debohra J. Levin, Eward Y. Sako, Jay Peters (2008). In: Fishman’s Pulmonary Diseases and Disorders 4th Edition, McGraw-Hill, 1517-1535.
13. Demetri G., Elias A., Gershenson D., et al (1996). NCCNSmall-Cell Lung Cancer Practice Guidelines. In: The National Comprehensive Cancer Network, Oncology (Huntingt), 10 (11 suppl): 179-94.
14. Vũ Văn Đính (2000). Cẩm nang cấp cứu. Nhà xuất bản Y học.
15. Nguyễn Bá Đức (2000). “Hóa chất điều trị bệnh ung thư”. Nhà xuất bản Y học Hà nội: trang 64-74.
16. European Heart Journal (2009): “Guidelines for the Diagnosis and Treatment of Pulmonary Hypertension”, 30: 2493-2537.
17. Gary Zeiko (2006). LungAbscess. In: The Merck Manual 18th Edition, 437-439.
18. Gerard A. Silvestri, James R. Jett (2010). Murray and Nadel’s Textbook of Respiratory Medicine 5th Edition, Saunders Elsevier.
19. Gerard A. Silvestri, James R. Jett (2010). Murray and Nadel’s Textbook of Respiratory Medicine 5th Edition, Saunders Elsevier.
20. Godlstraw P., Crowley J., Chanskey K., et al (2007). The IASLC Lung Cancer Staging Project: Proposals for the Revision of the TNM Stage Groupings in the Forthcoming (seventh) Edition of the TNM Classiílcation of Malignant Tumors. J Thorac Oncol, 2 (8): 706-14. y
21. Han M.K., McLauthlin V.V., Criner G.J., Martinez F.J. (2007). Pulmonary Diseases and the Heart. Circulation, 116: 2992-3005.
22. Henry M., Arnold T., Harvey J. (2003). BTS guidelines for the Management of Spontaneous Pneumothorax. Thorax 58 Suppl 2: ii 39-52.
23. Hiệp hội quốc tế chống ung thư (UICC) (1995). Trong: Cẩm nang ung bướu học lâm sàng. Lần xuất bản thứ sáu. Bản dịch tiếng việt, Nhà xuất bản Y học TP. HCM, trang 405-426.
24. Nguyễn Thanh Hồi (2012). Hướng dẫn xử trí viêm phế quản cấp. Trong: Hướng dẫn xử trí các bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới không do lao. Nhà xuất bản Y học, trang 71-84.
25. Nguyễn Chấn Hùng (2004). Trong : Ung bướu học nội khoa. Nhà xuất bản Y học; trang 224-233
26. Nguyễn Chấn Hùng (1985). Ung thư phổi. Trong : Ung thư học lâm sàng tập 2. Trường đHYd TP. HCM, trang 43-54.
27. Ingbal D.H., (2011). Massive hemoptysis: Initial Management. Uptodate version 19.3 september 2011.
28. Jay A. Fishman (2008). Aspiration, Empyena, Lung Abscess and Anaerobic Infectiorí”. In: Fishman’s Pulmonary Diseases and Disorder 4th Edition, McGraw-Hill, 2141-2061.
29. John D. Minna (1998). Neoplasms of the Lung. In : Harrison’s Principles of Internal Medicine. 14th Edition, International Edition, pp.552-567.
30. Kevin M. O’Neil, Angeline A. Lazarus (1991). Hemotypsis: Indications for Bronchoscopy. Arch Intern Med, 151: 171-174.
31. Knutson D., Braun C. (2002). Diagnosis and Management of Acute Bronchitis. Am Fam Physician; 65 (10): 2039-44.
32. Lewis J Rubin (2010). Pulmonary Vasculitis and Primary Pulmonary Hypertension. In: Murray and Nadel’s Textbook of Respiratory Medicine 5th Edition. Saunder.
33. Leslie W.T., Bonomi P.D. (2004). Novel Treatments in Non-Small Cell Lung Cancer. Hematol Oncol Clin North Am, 18 (1): 245-67.
34. Light R.W., Y.C. Gary Lee (2010). Pneumothorax, Chylothorax, Hemothorax and Fibrothorax. In: Textbook of Pulmonary Medicine 5th Edition, 2043-66.
35. Lordan J.L., Gascogne A., Corris P.A. (2003). Assessment and Management of massive Hemotypsis. Thorax; 58: 814.
36. Lordan J.L., (2003). The pulmonary physician in critical care illustrative cas 7: Assement andmanagement of massive haemoptysis. Thorax , 58, 814 – 19.
37. Mark S. Schesnutt, Thomas J. Prendergast (2006). Pulmonary Neoplasms. In : 2006 Current Medical Diagnosis & Treatment. 45th Edition, McGraw-Hill, pp.256-272.
38. Minna J.D., Schiller J.H. (2008). In: Harrison’s Principles of Internal Medicine 17th Edition, McGraw-Hill, 551-562.
39. NCCN (2011). Non-Small cell lung cancer. Clinical practice guideline in oncology, v3.
40. M. Patricia Rivera, Frank Detterbeck, and Atul C. Mehta (2003). Diagnosis of Lung Cancer : The Guidelines. CHEST; 123:129S-136S.
41. Nguyễn Hoàng Thanh Phương (2012). Bệnh màng phổi. Bài giảng lâm sàng sau đại học, đHYk. Phạm Ngọc Thạch, đHYd TP. HCM.
42. Nguyễn Hoàng Thanh Phương (2013). Tổng quan COPD. Bài giảng lâm sàng sau đại học, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐhYD tP. HCM.
43. Richard A. Bordow, Andrew L. Ries, Timothy A. Morris. Lung cancer. In: Manual of clinical Problems in Pulmonary Medicine, Fifth edition, Lippincott-Williams & Wilkins, 539-543.
44. Rubin L.J. (2004). Diagnosis and Management of Pulmonary Arterial Hypertension; ACCP Evidence-Based Clinical Practice-Guidelines. Chest, 126 (1 Suppl): 4S-6S.
45. Sahn S.A., Heffner J.E. (2000). Spontaneous Pneumothorax. N Engl J Med, 342 (12): 868-74.
46. Shujaat A., Minkin R., Eden E. (2007). Pulmonary Hypertension and Chronic Cor Pulmonale in COPD. Int J Chron Obstruc Pulmon Dis, 2 (3): 273-82.
47. Silverio Santiago, Jeffrey Tobias, Adrin J Williams (1991). A Reappraisal of the Cause of Hemotypsis. Arch Intern Med; 151: 2449-2451.
48. Stoller J.K. (2010). Management of Acute Exacerbation of Chronic Obtructive Pulmonary Disease. Uptodate 19.3.
49. Thomas J. Marrie (2008). Acute Bronchitis. In: Fihsman’s Pulmonary Diseases and Disorder 4th Edition, McGraw-Hill, 2097-2098.
50. Thompson A.B., Tescheler H., Rennard S.I. (1992). Pathogenesis, Evaluation and Therapy for massive hemotypsis. Clin Chest Med; 13: 69.
51. Tice A.D., Rehm S.J., Dalovisio J.R., et al (2004). Practice Guidelines for Outpatient Parenteral Antimicrobial Therapy, IDSA Guidelines. Clin Infect Dis, 38 (12): 1651-72.
52. Vũ Văn Vũ, Phó Đức Mẫn, Nguyễn Chấn Hùng & cs (1999). Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi nguyên phát tại Trung Tâm Ung Bướu TP. HCM 1995-1997. Y học TP. HCM ; số chuyên đề ung thư 11/1999, trang 104-111.
53. Warerent Isakow (2010). Chronic Obtructive Pulmonary Disease and Asthma. In: The Washington Manual of Outpatient Internal Medicine pp 250.
54. Weinberger S.E., (2010). Cough and hemoptysis. In: Harrison’s pulmonary and critical care medicine. Mc Graw Hill 14 – 19.
55. Wark P. (2004). Acute Bronchitis. Clin Evid; 1923-32.
56. Wiedemann H.P., Matthay R.A. (1989). The Management of Acute and Chronic Cor Pulmonale, Heart – Lung Interactions in Health and Disease, NewYork, NY: Mekcel Dekker, 915.
57. Witt C.A., Kollef M.H. (2008). Acute Exacerbation of Chronic Obtructive Pulmonary Disease. In: The Washington Manual of Critical Care, Lipincott Williams & Wilkins, a Wolters Kluwer business, pp 71-76.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.