PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC ETHANOL CẤP
I. CHẨN ĐOÁN
A. LÂM SÀNG
1. Thần kinh trung ương
– Bệnh nhân biểu hiện các mức độ rối loạn ý thức khác nhau: kích thích, sững sờ, hôn mê.
Bảng 1: Tương quan giữa nồng độ Ethanol máu và triệu chứng lâm sàng
Nồng độ ethanol huyết thanh (mg/dL) |
Triệu chứng lâm sàng |
20 – 50 |
Rối loạn ức chế, kích thích nghịch thường, cảm xúc không ổn định, thích giao du với người khác, nói nhiều, hưng cảm. |
50 – 100 |
Chậm đáp ứng, giảm khả năng phán xét, mất điều hòa vận động biên độ nhỏ, loạn vận ngôn. |
100 – 200 |
Nhìn đôi, bạo lực, mất định hướng, lẫn lộn, vô cảm, giãn mạch, sững sờ. |
200 – 400 |
Ức chế hô hấp, mất các phản xạ bảo vệ đường thở, giảm thận nhiệt, đái ỉa không tự chủ, tụt huyết áp, hôn mê |
> 400 |
Truỵ tim mạch, tử vong |
2. Tiêu hóa:
– Buồn nôn, nôn ói, đau bụng.
– Mùi ethanol trong hơi thở thường có nhưng không phải trong tất cả các trường hợp.
3. Nhiễm toan ceton do ethanol: buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, hạ huyết áp, nhịp nhanh, thở Kussmaul, hơi thở mùi trái cây. Rối loạn chuyển hóa thường giảm trong vòng 12 – 24 giờ điều trị.
B. CẬN LÂM SÀNG
1. Đo nồng độ ethanol máu: ngộ độc ethanol khi nồng độ ethanol > 80-100 mg/dL. Nồng độ ethanol máu hơn 400mg/dL thường gây tử vong. Lượng ethanol gây tử vong vào khoảng 3g/kg ở trẻ em và 5-8g/kg ở người lớn.
2. Áp lực thẩm thấu máu (ALTT): có thể giúp chẩn đoán nếu nồng độ ethanol máu không thể xác định. Nếu khoảng trống ALTT cao (hiệu số của ALTT đo được và ALTT tính toán), khoảng trống này có thể gây ra bởi ethanol. ALTT máu còn có thể tăng bởi methanol và ethylene glycol.
Nồng độ ethanol ước lượng = (khoảng trống ALTT -10) x 4.6
3. Các xét nghiệm khác (đánh giá độ nặng và chẩn đoán phân biệt):
-Đường máu -Khí máu động mạch -Ion đồ, phospho, và magie -Ceton máu -Lactate máu
-Tầm soát các độc chất khác trong máu và nước tiểu -CT sọ não nếu có chấn thương đầu
II. ĐIỀU TRỊ
Chủ yếu là điều trị triệu chứng
1. Bảo đảm thông suốt đường thở ở bệnh nhân rối loạn tri giác. Đặt nội khí quản khi điểm Glasgow ≤ 8.
2. Mở đường truyền tĩnh mạch, bù dịch nếu có choáng hoặc tình trạng giảm thể tích. Ban đầu dùng dung dịch muối đẳng trương, truyền nhanh 1 – 2 lít ở người lớn, 20ml/Kg ở trẻ em. Khi đã xác định ngộ độc ethanol, dịch có chứa dextrose cũng nên sử dụng, nhất là khi dùng dịch duy trì.
• Điều trị hạ đường huyết
• Ủ ấm nếu hạ thân nhiệt
• Rửa dạ dày nếu bệnh nhân đến sớm trong vòng 1 giờ sau uống. Bệnh nhân lơ mơ hoặc hôn mê, khi rửa dạ dày nên được đặt nội khí quản trước để bảo vệ đường thở.
• Thiamine 100mg tiêm mạch để điều trị và phòng ngừa bệnh não Wernicke, đặc biệt trên những bệnh nhân nghiện rượu.
6. Nghi ngờ có ngộ độc thuốc phiện kèm theo, có thể dùng Naloxone 1-2mg tiêm mạch
5. Lọc máu: sẽ làm tăng thải ethanol nhưng không chỉ định thường quy, có thể được cân nhắc ở bệnh nhân có diễn tiến nặng dần, tình trạng tri giác không cải thiện, tụt huyết áp không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường.
6. Điều chỉnh rối loạn chuyển hóa: nhiễm ceton axít do ethanol được điều trị bằng truyền dịch và glucose. Điều chỉnh những rối loạn điện giải khác như hạ kali máu hoặc hạ magie máu.
7. Kiểm tra về mặt tâm lý: Sau quá trình điều trị, bệnh nhân có rối loạn tâm thần cấp như có ý định tự tử phải được kiểm tra và điều trị tâm lý.
III. THEO DÕI
– Theo dõi bệnh nhân cho đến khi tri giác trở về bình thường
– Chú ý các triệu chứng của hội chứng cai rượu ở những người nghiện rượu lâu năm
– Kiểm tra và điều chỉnh các rối loạn điện giải, đường máu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương trương Tiễn. Rối loạn kali máu, Bộ môn Hồi sức – Cấp cứu – Chống độc: Hồi sức Cấp cứu 2012, trang 96 – 102
2. Lê Hữu Thiện Biên: Rối loạn natri máu, Bộ môn Hồi sức – Cấp cứu – Chống độc: Hồi sức Cấp Cứu 2012, trang 86-95
3. – Khoa cấp cứu tổng hợp BV 115. Phác đồ điều trị cấp cứu ngộ độc rượu
4. Nguyễn Trung Nguyên. Chẫn đoán và xử trí ngộ độc rượu cấp – Trung Tâm Chống Độc BV Bạch Mai
5. Phan Thị Xuân . Ngộ độc rượu Ethanol
6. Charles H. Rodenberger, Fuad N. Zryadch In The Intensive Care Unit manual 2001, trang 425 – 429
7. Chastre J, Fagon JY. Ventilator-associated pneumonia. Am J Respir Crit Care Med 2002;165:867-903.
8. Cunha BA. Antibiotic selection is crucial for optimal empiric monotherapy of ventilator-associated pneumonia. Crit Care Med. Aug 2007;35(8):1992-4.
9. Cunha BA. The antibiotic treatment of community-acquired, atypical, and nosocomial pneumonias. Med Clin North Am. May 1995;79(3):581-97.
10. Dellinger RP, Levy MM, Carlet JM, et al. Surviving Sepsis Campaign Guidelines for Management of severe sepsis and septic shock: 2008. Crit Care Med. 2008; 36: 296 -327
11. Elizabeth Brothers, MD Resident Physician, Ethanol toxicity – Department of Emergency Medicine, State University of New York Downstate Medical Center
12. El Solh AA, Sikka P, Ramadan F, Davies J. Etiology of severe pneumo-nia in the very elderly. Am J Respir Crit Care Med 2001;163:645-651
13. Ferrara AM. Potentially multidrug-resistant non-fermentative Gram-negative pathogens causing nosocomial pneumonia. Int JAntimicrob Agents. Mar 2006;27(3): 183-95.
14. Fridkin SK. Increasing prevalence of antimicrobial resistance in inten-sive care units. Crit Care Med 2001;29:N64-N68.
15. Guidelines for the Management of Adults with Hospital-acquired, Ventilator- Associated, and Healthcare-associated Pneumonia 2005. Am JRespir Crit Care Med, 171, 388-416.
16. Kamalanathen K. Sambandam. Electrolyte Abnormalities. The Washington Manual of Critical care 2008, trang 153 – 164
17. Kent R.Olson, 2006. Poisioning and drug overdose. McGraw Hill, 546.
18. Malcolm Cox. Disorders of Serum Sodium Concentration In The Intensive Care Unit manual 2001, trang 917 – 930
19. Marrin H. Kollef v Scott T. Micek (2012), “Severe Sepsis and Septic Shock”, The Washington Manual of Critical Care, LWW, tr. 8 – 13
20. Paul L. Marino. Potassium. The ICU book 3rd edition, 2007, chapter 33 trang 611- 623
21. Paul L. Marino. Hypertonic and Hypotonic conditions. The ICU book 3rd edition, 2007, chapter 32 trang 593 – 611
22. Rello J, Ollendorf DA, Oster G, Montserrat V, Bellm L, Redman R, Kollef MH. Epidemiology and outcomes of ventilator-associated pneumonia in a large US database. Chest 2002;122:2121.
23. Rello J, Torres A, Ricart M, Valles J, Gonzalez J, Artigas A, Rodriguez-Roisin R. Ventilator-associated pneumonia by Staphylococcus aureus: comparison of methicillin-resistant and methicillin-sensitive episodes. Am J Respir Crit Care Med 1994; 150:1545-1549.
24. Robbert S.Hoffman, Lewis S.Nelson, Mary A.Howland and Neal A.Lewin, 2007. GoldFrank’s Toxicologic emergencies. McGraw Hill, 88.
25. Wood GC, Hanes SD, Croce MA, Fabian TC, Boucher BA. Comparison of ampicillin-sulbactam and imipenem-cilastatin for the treatment of Acinetobacter ventilator-associated pneumonia. Clin Infect Dis 2002; 34:1425-1430.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.