CHẾ ĐỘ ĂN, NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

CHẾ ĐỘ ĂN, NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN Ở TRẺ EM

I. DINH DƯỠNG TRONG TIM BẨM SINH/SUY TIM

1. Công việc cần làm

• Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.

- Nhà tài trợ nội dung -

• Tính nhu cầu dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi và bệnh lý.

• Đánh giá khả năng ăn uống bằng đường miệng.

• Chọn phương pháp nuôi ăn.

• Chỉ định chế độ ăn.

2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng

• Thể tích nước: bằng nhu cầu sinh lý; nếu có suy tim giới hạn nước bằng 80% nhu cầu sinh lý.

• Năng lượng = nhu cầu theo lứa tuổi.

• Tỉ lệP: L: CH = 15%: 30%: 55%.

• Muối: nêm nếm nhạt hoặc không nêm (nếu có suy tim hoặc phù).

3. Chế độ ăn

• Phù hợp theo lứa tuổi với những thực phẩm bình thường như các loại sữa, bột, cháo, cơm…

• Chia nhỏ bữa ăn: 6-8 lần/ngày, tránh mệt mỏi sau bữa ăn.

• Các loại thức ăn dùng cho bệnh nhân tim nên là những thức ăn có đậm độ năng lượng cao > 1 Kcal/1ml với các thành phần dinh dưỡng cân đối.

• Nếu bệnh nhân không ăn được những thức ăn bình thường thì phải xây dựng thực đơn đặc biệt (Modular Food) với chỉ định cụ thể về năng lượng, protein, lipid, carbohydrate, nước, muối…để đơn vị tiết chế thực hiện cho từng bệnh nhân.

• Những bệnh nhân tim bẩm sinh ăn dưới 60% nhu cầu, suy dinh dưỡng thì có thể cần phải nuôi qua sonde mũi dạ dày hoặc mở dạ dày qua da nếu phải nuôi lâu dài hơn 6 tháng.

II. DINH DƯỠNG BỆNH HÔ HẤP MẠN/SUY HÔ HẤP

1. Công việc cần làm

• Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.

• Tính nhu cầu dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi và bệnh lý.

• Đánh giá khả năng ăn uống bằng đường miệng.

• Chọn phương pháp nuôi ăn.

• Chỉ định chế độ ăn.

2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng

• Năng lượng = 120 – 150% nhu cầu theo lứa tuổi.

• Tỉ lệ P: L: CH = 15%: 40%: 45%.

• Giảm nồng độ CH để giảm CO 2 là một gánh nặng cho hệ hô hấp.

• Nếu bệnh nhân thở máy: tỉ lệ P: L: CH= 20%: 40%: 40%.

3. Chế độ ăn

• Bữa ăn chia nhỏ nhiều lần: 8 – 10 lần/ngày.

• Các thực phẩm phù hợp theo lứa tuổi và khả năng ăn của bệnh nhân như Sữa, bột, cháo, cơm…

• Có thể dùng các loại thực phẩm nuôi ăn qua đường tiêu hóa đặc biệt với L: CH = 1:1 (Pulmocare).

• Nếu thở máy: nuôi qua sonde mũi dạ dày bằng thức ăn có công thức theo nhu cầu của bệnh và lứa tuổi được khoa dinh dưỡng chế biến.

• Nếu bệnh nhân ăn dưới 60% nhu cầu hoặc có nguy cơ hít sặc thì cần phải nuôi qua sonde mũi dạ dày hoặc qua gastrortomy/jejunostomy.

III. DINH DƯỠNG TRONG SUY THẬN CẤP

1. Công việc cần làm

• Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân.

• Xác định thể tích nước tiểu.

• Xét nghiệm: BUN, Creatinin, Điện giải.

2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng

• Thể tích nước = Thể tích nước tiểu + 12 ml/kg (nước mất không nhận biết) + Thể tích mất bất thường (ói, tiêu chảy).

• Năng lượng = 80% – 100% nhu cầu sinh lý.

• Protein = 1 g/kg/ngày.

• Lipid = 30 – 40% tổng năng lượng.

• Hạn chế Natri, Kali và Phospho: Không cho thêm muối vào thức ăn.

3. Chế độ ăn

• Bữa ăn chia nhỏ nhiều lần: 8 – 10 lần/ngày.

• Các thực phẩm phù hợp theo lứa tuổi và khả năng ăn của bệnh nhân như
Sữa, bột, cháo, cơm…

• Có thể dùng các loại thực phẩm nuôi ăn qua đường tiêu hóa đặc biệt với L:
CH = 1:1 (Pulmocare).

• Nếu thở máy: nuôi qua sonde mũi dạ dày bằng thức ăn có công thức theo
nhu cầu của bệnh và lứa tuổi được khoa dinh dưỡng chế biến.

• Nếu bệnh nhân ăn dưới 60% nhu cầu hoặc có nguy cơ hít sặc thì cần phải
nuôi qua sonde mũi dạ dày hoặc qua gastrortomy/jejunostomy.

III. DINH DƯỠNG TRONG SUY THẬN CẤP

1. Công việc cần làm

• Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân.

• Xác định thể tích nước tiểu.

• Xét nghiệm: BUN, Creatinin, Điện giải.

2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng

• Thể tích nước = Thể tích nước tiểu + 12 ml/kg (nước mất không nhận biết)+ Thể tích mất bất thường (ói, tiêu chảy).

• Năng lượng = 80% – 100% nhu cầu sinh lý.

• Protein = 1 g/kg/ngày.

• Lipid = 30 – 40% tổng năng lượng.

• Hạn chế Natri, Kali và Phospho: Không cho thêm muối vào thức ăn.

3. Chế độ ăn

• Bột Borst cải tiến, nước đường 30%.

• Nếu bệnh nhân không ăn được thì phải nuôi qua sonda mũi dạ dày bằng bột Borst xử lý men.

IV. DINH DƯỠNG SUY THẬN MÃN

1. Công việc cần làm

• Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân: BMI theo tuổi.

• Xét nghiệm: BUN, Creatinin, Albumin/máu, Độ lọc cầu thận.

• Xác định số lượng nước tiểu.

• Tính nhu cầu dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi và bệnh lý.

• Hoàn cảnh gia đình: kinh tế, thực phẩm có khả năng cung cấp cho trẻ.

2. Nhu cầu dinh dưỡng

• Hạn chế dịch với trẻ thiểu niệu.

– Thể tích (V) = V nước mất ko nhận biết + V nước tiểu + V nước mất bất thường (ói, tiêu chảy).

– (V dịch mất ko nhận biết: trẻ sanh non 40 ml/kg/d; Trẻ sơ sinh 20 – 30 ml/ kg/d, trẻ em 20ml/kg/d.

• V nước tự do trong sữa công thức 90%, trong thức ăn 70 – 85%.

• Không cần giới hạn nước nếu bệnh nhân đa niệu.

• Năng lượng = nhu cầu phù hợp với BMI theo lứa tuổi.

• Protein: tuỳ theo giai đoạn suy thận.

Tuổi

DRI
(g/kg/ng)

CKD giai đoạn 3
(g/kg/ng)
100-140%

CKD giai đoạn 4-5 (g/kg/ng)
100-120%

HD

(g/kg/ng)

PD

(g/kg/ng)

0-6 th

1,5

1,5-2,1

1,5-1,8

1,6

1,8

7-12 th

1,2

1,2-1,7

1,2-1,5

1,3

1,5

1-3t

1,05

1,05-1,5

1,05-1,15

1,15

1,3

4-13t

0,95

0,95-1,35

0,95-1,15

1,05 1,1

14-18t

0,85

0,85-1,2

0,85-1,05

0,95 1,0

DRI: Dietary Recommended Intake
HD: Hemodialysis
PD: Peritoneal Dialysis

• Một chế độ ăn hỗn họp với ít nhất 50% đạm có giá trị sinh học cao:

– Lipid = Trẻ 1-3 tuổi: 30 – 40% năng lượng; trẻ 3 – 18 tuổi: 25-35% năng lượng. Cholesterol < 200mg.

– Carbohydrate: 45-65% năng lượng, hạn chế đường đơn.

– Natri = Bổ sung Na cho trẻ nhũ nhi chạy thận do mất Na, ngay cả khi trong giai đoạn vô niệu. Sữa mẹ 160mg Na/L, sữa công thức 160 – 185 mg/L

– Hạn chế Na đối với trẻ tăng HA trong giai đoạn đầu STM < 2g Na/ngày (87 mmol/d) trẻ > 2 tuổi. Tương đương 1-2 mmol/kg/d.

– Ca: 100-200% nhu cầu Ca theo lứa tuổi.

– Bổ sung Vitamin theo nhu cầu khuyến nghị hàng ngày: 100% nhu cầu B1, B, B3, B5, B6, biotin B8, cobalamin B12, C, A, E K, acid folic, Cu, Zn. Bổ sung Vitamin nếu không cung cấp đủ 100% qua đường thực phẩm.

– Hạn chế thức ăn chua: Vitamin C < 60 mg/ngày.

2. Chế độ ăn

Là một trong những chế độ ăn bệnh lý khó ăn nhất. Mỗi bệnh nhân cần được xây dựng một chế độ ăn riêng, phù hợp với khẩu vị và kinh tế gia đình để bệnh nhân dễ dàng tuân thủ chế độ ăn lâu dài và hiệu quả.

• Các loại bột ít đạm: bột năng, miến dong, củ mì, khoai, mật, đường…

• Đạm giá trị sinh học cao (thịt, trứng, sữa).

• Thực đơn phải xây dựng phù hợp tập quán ăn uống (thức ăn bệnh nhân quen dùng và có sẵn tại địa phương).

• Nếu đường tiêu hóa không đủ cung cấp dinh dưỡng cần thiết phải nuôi tĩnh mạch hỗ trợ.

• Trước khi xuất viện 1 ngày, bác sĩ điều trị gửi bệnh nhân kèm xét nghiệm chức năng thận cho bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng thực đơn cụ thể trước khi về.

• Khi tái khám chuyên khoa thận, bệnh nhân cần phải tái khám dinh dưỡng để được điều chỉnh chế độ ăn thích hợp.

V. DINH DƯỠNG TRONG HỘI CHỨNG THẬN HƯ

1. Công việc cần làm

• Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.

• Xét nghiệm: BUN, Creatinin, Albumin/máu, Cholesterol/máu, Albumin/niệu, Ion đồ.

• Xác định thể tích nước tiểu.

• Tính nhu cầu dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi và bệnh lý.

• Hoàn cảnh gia đình: kinh tế, thực phẩm có khả năng cung cấp cho trẻ.

2. Nhu cầu dinh dưỡng

• Thể tích (V) = V nước mất ko nhận biết + V nước tiểu + V nước mất bất thường (ói, tiêu chảy). (V dịch mất ko nhận biết: trẻ sanh non 40 ml/kg/d; Trẻ sơ sinh 20 – 30 ml/kg/d, trẻ em 20 ml/kg/d).

• Năng lượng: Nhu cầu đáp ứng đạt BMI theo tuổi.

• Protein = nhu cầu sinh lý theo tuổi + Protein mất qua nước tiểu + 15% – 20% Protein nhu cầu (nếu đang điều trị Corticosteroides).

• Lipid: 10 – 20% năng lượng, Cholesterol < 200 mg/ngày.

• Natri: 2 g/kg/ngày.

3. Chế độ ăn

• Các thực phẩm phù hợp khẩu vị bệnh nhân nhưng loại bỏ những thức ăn giàu cholesterol như óc, tim, gan, thận, tủy xương, lòng đỏ trứng, lòng heo.

• Không ăn những thức ăn sẵn vì nhiều muối và mỡ.

• Nếu Albumin/máu quá thấp (2 g/l) có thể phải bổ sung protein bằng đường tĩnh mạch hay uống viên Moriamin.

• Trước khi xuất viện 1 ngày, bác sĩ điều trị gửi bệnh nhân kèm xét nghiệm chức năng thận cho bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng thực đơn cụ thể trước khi về.

• Khi tái khám chuyên khoa thận, bệnh nhân cần phải tái khám dinh dưỡng để được điều chỉnh chế độ ăn thích hợp.

VI. DINH DƯỠNG TRONG HỘI CHỨNG RUỘT NGẮN

1. Công việc cần làm

• Xác định giải phẫu và chức năng đường tiêu hóa: chiều dài đoạn ruột cắt (hoặc còn lại), tính chất đoạn ruột bị cắt (hỗng tràng hay hồi tràng); còn van hồi manh tràng không; còn đại tràng không, lý do cắt ruột.

• Thăng bằng nước điện giải = diễn tiến cân nặng, Ion đồ, số lượng nước xuất nhập.

• Tính chất phân, số lượng phân.

2. Nhu cầu dinh dưỡng

• Thể tích = Thể tích sinh lý + nước mất bình thường (qua đường tiêu hóa).

• Năng lượng = 120 – 140% nhu cầu sinh lý theo lứa tuổi.

• Protein = 12 – 14% năng lượng, protein nguyên hoặc thủy phân một phần thành Polypeptides.

• Lipid = 15 – 20% tùy theo mức độ Steatorhea (nên dùng thực phẩm giàu MCT với MCT:LCT = 1:1).

• CHO: 60-70% năng lượng, tinh bột nguyên hoặc thủy phân một phần thành oligosacharides.

• Vitamin K1 = 10 mg/kg/tuần cho đến khi nuôi hoàn toàn bằng đường tiêu hóa.

• Vitamin B12 = 500 – 1000 mg/2 tháng (dùng suốt đời). Đặc biệt là bệnh nhân bị cắt hồi tràng.

3. Cách nuôi

• Giai đoạn đầu (< 1 tuần sau mổ) chủ yếu kiểm soát nước và điện giải, đường huyết.

• Giai đoạn chuyển tiếp (1 – 2 tuần sau mổ): thăng bằng nước và điện giải, nuôi tĩnh mạch một phần và ăn thử bằng đường miệng với số lượng rất ít từ 10 – 30 ml/kg/ngày.

• Giai đoạn ổn định (1 tuần – vài tháng): khi bệnh nhân ổn định tình trạng nước và điện giải nhưng đường tiêu hóa chưa đáp ứng thì phải nuôi tĩnh mạch kết hợp tiêu hóa. Thử ngừng đường tĩnh mạch, nếu bệnh nhân giảm cân liên tục 3 ngày thì phải duy trì nuôi tĩnh mạch. Nuôi tĩnh mạch giảm dần cùng với tăng dần ăn bằng đường miệng với những thức ăn phù hợp theo tuổi như sữa, bột, cháo, cơm.. .nhưng bớt dầu, mỡ, ít xơ. Thực phẩm thủy phân một phần (Pregestimil) và hoàn toàn (Vivonex), MCT có thể được sử dụng, tuy nhiên lưu ý mùi vị thức ăn và khả năng tăng tiêu chảy do thẩm thấu.

• Giai đoạn đáp ứng: số lượng đi tiêu giảm dần và phân đặc hơn thì nuôi hoàn toàn bằng đường tiêu hóa. Thức ăn là thực phẩm phù hợp khẩu vị và lứa tuổi. Thức ăn qua đường tiêu hóa phải chậm đều đặn 24/24.

• Nước uống đặc biệt với NaCl 120 mmol (7g) và Glucose 44 mmol (8g) trong 1 lít sẽ làm giảm tiết dịch và tăng hấp thu nước và điện giải. Thể tích tuỳ theo nhu cầu.

• Phòng quá phát vi khuẩn đường ruột: Bactrim/Flagyl: dùng hàng tháng nếu có nguy cơ hay có triệu chứng quá phát vi khuẩn trong ruột.

VII. DINH DƯỠNG TRONG HỘI CHỨNG KÉM HẤP THU

Hội chứng kém hấp thu có thể xảy ra trong nhiều bệnh có ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn như Cystic fibrosis, Celiac disease, thiếu men bẩm sinh, giảm diện tích hấp thu (ruột ngắn bẩm sinh hay mắc phải).

1. Công việc cần làm

• Tìm nguyên nhân và chất bị kém hấp thu: khảo sát chức năng đường tiêu hóa (ruột, gan, mật, tụy.).

• Tính chất và số lượng phân: phân chua (pH<6), tóe nước, căn dư phân có tinh bột: kém hấp thu CHO (bất dung nạp Lactose); Phân mỡ nhầy, sệt, số lượng nhiều, căn dư phân có hạt mỡ: kém hấp thu Lipid (Suy tụy- Cystic Fibrosis).

• Xác định tình trạng dinh dưỡng của Bệnh nhân.

• Xác định tình trạng: Ion đồ và Albumin/máu, Hemoglobin.

2. Nhu cầu dinh dưỡng

• Năng lượng: 120% – 140% nhu cầu theo lứa tuổi để bù đắp sự kém hấp thu.

• Tỉ lệ các chất dinh dưỡng P:L:G = 15%:25%:60%.

• Protein: Protein nguyên vẹn hay thủy phân một phần thành polypeptides.

• Lipid: giàu MCT với MCT:LCT = 1:1 (như Pregestimil, Vivonex).

• CHO: tinh bột hoặc đường thủy phân một phần như oligosaccharides (maltodextrin).

3. Chế độ ăn

• Ăn theo nhu cầu lứa tuổi nhưng: ít xơ, thủy phân một phần, không Lactose.

• Ăn nhiều lần trong ngày 6-8 cữ hoặc nhỏ giọt qua sonde dạ dày 24/24.

• Nuôi TM một phần nếu đường tiêu hóa không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.

• Bổ sung Vitamin bằng đường tiêm bắp hay TM: Vitamin B12 và Vitamin K tiêm bắp mỗi tháng nếu BN kém hấp thu mỡ trong bệnh xơ nang.

• Yếu tố vi lượng: kẽm là yếu tố cần được chú ý nhiều do bị mất trong tổn thương tế bào niêm mạc ruột. Liều thường dùng 5 – 10 mg/ngày.

VIII. DINH DƯỠNG BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

1. Công việc cần làm

• Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân.

• Xác định mức đường huyết.

2. Nhu cầu dinh dưỡng

• Năng lượng = nhu cầu theo lứa tuổi. Nếu bệnh nhân có suy dinh dưỡng đặc biệt ở tuổi vị thành niên (12 – 13 tuổi) thì có thể tăng gấp 1,5 – 2 lần để bù đắp cân nặng đã mất. Nếu bệnh nhân bị béo phì: năng lượng giảm 5% – 10%.

• Protein: 10 – 15% E và giảm dần theo tuổi.

– 2g/kg/ngày trẻ nhũ nhi.

– 1g/kg/ngày đối trẻ 10 tuổi.

– 0,8g/kg/ngày đổi với trẻ vị thành niên và người lớn.

– Trẻ lớn không nên dùng cao quá 1,5 g/kg/ngày để tránh tổn thương mạch máu nhỏ.

• CHO: 50 – 60% năng lượng, trong đó đường đơn giản < 10% tổng năng lượng. Có thể sử dụng đường trước họat động thể lực họăc dùng khi bị hạ đường huyết. Cẩn thận trong khi dùng đường cho trẻ bị dư cân.

• Lipid: 30 – 35% tổng E, chất béo no < 10% E, chất béo đa nối đôi < 10% E và chất béo 1 nối đôi > 10% E. Tỉ lệ chất béo và loại chất béo liên quan đến bệnh lý tim mạch. Trẻ dưới 2 tuổi, thì chất béo chiếm khoảng 50% tổng E do thành phần chất béo có trong sữa mẹ và sữa công thức dành cho trẻ nhũ nhi. Và do trẻ dưới 2 tuổi rất cần nhiều năng lượng để tăng trưởng.

• Chất xơ: 1,5 – 2,5 g/100 kcal (35 g/ngày).

• Hạn chế muối: <6 g muối/ngày.

3. Chế độ ăn

• Sữa, cháo, cơm tùy theo tuổi và sở thích. Chú ý ăn nhiều các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như đường phức tạp như hạt ngũ cốc nguyên hạt, rau nhiều chất xơ, rau quả ít ngọt, sữa đặc biệt như Glucena. Hạn chế sử dụng thực phẩm khô, thực phẩm đóng hộp, rau củ muối trong chế biến thức ăn.

• Nếu có điều trị insulin nên cho trẻ ăn 3 cữ chính và 2 cữ phụ (giữa bữa sáng

– bữa trưa và bữa trưa – bữa chiều).

• Phân bố năng lượng: 3 cữ chính chiếm 65% E (bữa ăn sáng: 20% – 30%, bữa trưa: 20 – 35%, bữa tối: 25 – 40 %); 2 cữ phụ – 35%.

• Có giờ ăn cụ thể cho bệnh nhân để kết hợp chích Insulin.

• Trước khi xuất viện 1 ngày, bác sĩ điều trị gửi bệnh nhân tới Khoa Dinh dưỡng với kết quả xét nghiệm Glycemie để xây dựng thực đơn cụ thể cho bệnh nhân về nhà.

IX. DINH DƯỠNG HỖ TRỢ BỆNH NHÂN PHỎNG

1. Công việc cần làm

• Tính diện tích phỏng.

• Xác định tình trạng dinh dưỡng, lon đồ, Albumin.

• Xác định khả năng ăn uống của bệnh nhân.

2. Nhu cầu dinh dưỡng

• Nhu cầu dịch: dựa vào lượng nước tiểu: trẻ em 1 ml/kg/giờ.

– Công thức Parkland:

– Đối với trẻ em: 2 ml x IBW x% BSAB + 1500 x BSAB (m2)

– Trong đó:

+ IBW: cân nặng lý tưởng.

+ BSAB: diện tích da bị bỏng.

• Tỷ lệ các chất dinh dưỡng: P:L:G = 25:15:60.

• Nhu cầu năng lượng:

Bảng ước tính nhu cầu protein và năng lượng

Tuổi

Cân nặng chuẩn
(kg)

Diện tích da
(m2)

Năng lượng
(kcal/kg)

Protein
(g/kg)

3-18 th

5 – 10

0,27- 0,47

100

3

18-36 th

11 -15

0,48 – 0,65

90

3

3-6 tuổi

15 – 20

0,65 – 0,8

80

3

6-10 tuổi

21 – 30

0,8 -1

70

2,5

10-12 tuổi

31 – 40

1 – 1,3

1000 + (40 x kg)

2,5

12-14 tuổi

41 – 50

1,3 – 1,5

1000 + (35 x kg)

2,5

15-18 tuổi

50 – 70

1,5 – 1,7

45 x kg

2,5

Người lớn

50 – 75

1,5 – 2

40 x kg

2,5

• Lipid: chú ý tới thành phần Omega – 6 và omega-3. Omega -6 có tác dụng ức chế miễn dịch và tăng ly giải Protein. Omega-3 kháng viêm, tăng miễn dịch và gây dãn mạch.

• Vitamin: phỏng 10 – 20%: một viên đa sinh tố/ngày. VitaminC: 500 mg/ngày, Vitamin A: trẻ dưới 3 tuổi: 5000 UI/ngày, trẻ lớn hơn 3 tuổi: 10000 UI/ngày.

• Yếu tố vi lượng: sắt, kẽm, đồng, mangan bị mất qua vết phỏng nên bổ sung liều hàng ngày ngay khi bị phỏng.

3. Chế độ ăn

a. Nuôi ăn đường ruột: nên được lựa chọn ưu tiên bất cứ khi nào có thể được với mục đích: Duy trì chức năng niêm mạc ruột và ngăn vi khuẩn đường ruột xâm nhập vào máu.

• Một số yếu tố cản trở nuôi dưỡng đường ruột

– Giảm nhu động ruột, chướng bụng.

– Nhiễm trùng, liệt ruột, giảm hấp thu.

– Tiêu chảy thẩm thấu.

– Lịch mổ – ghép da.

– Thức phẩm nên dùng cho bệnh nhân: các loại thức ăn thông dụng mà bệnh nhân ưa thích nhưng phải được tính đủ, đúng nhu cầu.

– Ăn cả ngày lẫn đêm để đảm bảo nhu cầu năng lượng.

– Khi phỏng > 30% diện tích cơ thể hoặc bệnh nhân không ăn đủ nên nuôi ăn bằng ống thông mũi – dạ dày, mũi – tá tràng.

• Một số sản phẩm nuôi dưỡng đường tiêu hóa

Năng lương (kcal/ lít)

Độ thẩm thấu (mosmol/kg)

Protein(g/lít)

0 – 2 tuổi      

Prosobee

670

200

25

Pregestimil

670

350

18

1-6 tuổi Pediasure

1000

300

28

7 tuổi – người lớn
Traumacal

1500

490

83

Có thể tự chế biến những sản phẩm nuôi ăn qua sonde từ bột trứng, casein, dầu ăn, glucose, manto dextrin.

b. Nuôi ăn tĩnh mạch

• Cần thiết nuôi ăn tĩnh mạch trung ương ngay khi phỏng trên 95% diện tích hoặc có chống chỉ định nuôi qua đường tiêu hóa.

• Có thể nuôi TM bổ sung khi nuôi đường ruột không đủ nhu cầu.

Công thức một dung dịch nuôi TM bệnh nhân phỏng:

  Dung dịch chuẩn
Năng lượng (kcal) 986
Nitrogen (g) 11,7
Độ thẩm thấu (mmol) 1950

Dextrose (g)

200

Acid amin (g)

74

Kali (mEq)

30

Natri (mEq)

30

Magne (mEq)

18

Calci (mEq)

13

Clo (mEq)

26

Acetate (mEq)

86

Phospho (mM)

13

Vitamin C (g)

500

• Với dung dịch trên, liều lượng nuôi TM là:

– Trẻ nhỏ < 6 tuổi: 1,75 ml/kg/giờ, Glucose 5,8 mg/kg/phút và Acid amin 3g/kg/ngày.

– Trẻ lớn và nguời lớn: 1,5 ml/kg/giờ, Glucose 5,3 mg/kg/phút và Acid amin 2,5 g/kg/ngày.

• Những chế độ ăn khác cử nhân dinh dưỡng tính dựa trên nhu cầu dinh dưỡng bình thường và sử dụng các thực phẩm chế biến bình thường (sữa, cháo, cơm – phần công thức chế biến).

NHU CẦU DINH DƯỠNG KHUYẾN NGHỊ CHO NGƯỜI VIỆT NAM

Lứa tuổi
(năm)
Năng
lượng
Protein
(gram)
Chất khoáng Vitamin
     

Ca
(mg)

Fe
(mg)

A
(μg)

B1
(mg)

B2
(mg)

PP
(mg)

C
(mg)

Trẻ em <
1 tuổi 3 –
< 6 tháng
620 21

300

10

325

0,3

0,3

5

30

6 – 12
tháng
820 23

500

11

350

0,4

0,5

5,4

30

1 – 3 tuổi 1300 28

500

6

400

0,8

0,8

9

3,5

4 – 6 1600 36

500

7

400

1,1

1,1

12,1

45

7 – 9 1800 40

500

12

400

1,3

1,3

14,5

55

Nam thiếu niên                  

10-12

2200

50

700

12

500

1

1,6

17,2

65

13-15

2500

50

700

18

600

1,2

1,7

19,1

75

16-18

2700

65

700

11

600

1,2

1,8

20,3

80

Nữ thiếu niên                  

10 – 12

2100

50

700

12

500

0,9

1,4

15,5

70

13 – 15

2200

55

700

20

600

1

1,5

16,4

75

16 – 18

2300

60

600

24

500

0,9

1,4

15,2

80

Đây là nhu cầu dinh dưỡng cho người bình thường sẽ được sử dụng trong tính toán chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cho những bệnh nhân không có những rối loạn chuyển hóa đặc biệt

X. CHẾ ĐỘ ĂN THEO LỨA TUỔI

1. Sơ sinh – 6 tháng

• Sữa mẹ hoàn toàn, bú mẹ theo nhu cầu (hơn 8 lần/ngày) hoặc

• Sữa công thức I: 150 ml/kg/ngày, chia 8 – 10 cữ.

– Một tháng tuổi: thêm 2 muỗng trái cây tán nhuyễn.

– Nước đủ nhu cầu khát.

2. 4 tháng – 6 tháng: nếu trẻ tăng cân dưới 500gr/tháng thì cho trẻ tập ăn dặm

• Bột 5% 150 x 2 (khoảng 307,5 Kcal).

• Sữa mẹ hoặc sữa công thức 1 (Đủ nhu cầu theo lứa tuổi): chia 6 -8 cữ.

• Trái cây: 2 – 4 muỗng cà phê (sau khi ăn).

3. 6 tháng – 12 tháng

• Bột 10%: 200 x3 (khoảng 723,6 Kcal).

• Sữa mẹ hoặc sữa công thức 2 (Đủ nhu cầu theo lứa tuổi): chia 5 – 7 cữ.

• Trái cây: 2 – 4 muỗng cà phê (sau khi ăn).

 

4. 12 tháng – 2 tuổi

• Cháo đặc hoặc bột 10%: 250 x 3.

• Sữa dành cho trẻ lớn hơn 1 tuổi (Đủ nhu cầu theo lứa tuổi) chia 3 – 4 cữ.

• Trái cây: 4 – 8 muỗng cà phê (sau khi ăn).

5. Trên 2 tuổi

• Cơm hoặc cháo đặc: 300ml x 5.

• Sữa dinh dưỡng (Đủ nhu cầu theo lứa tuổi): chia 2 – 3 cữ.

• Trái cây: 1 – 2 trái chuối (sau khi ăn).

HỆ SỐ BỆNH LÝ ĐỂ TÍNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CHO BỆNH NHÂN

Nhiễm khuẩn

Mổ

Chấn thương

Bỏng

Nhẹ: 1,2 Vừa: 1,4 Nặng: 1,6

Trung phẩu: 1,1 Đại phẩu: 1,2

Xương: 1,35 Sọ não: 1,6

40%: 1,5 100%: 1,9

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com