ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM (CVC: Central Venoùs Catheter) I. CHỈ ĐỊNH:
• Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm
• Bù hoàn thể tích tuần hoàn
• Không lập được đường truyền ngoại biên
• Nuôi ăn tĩnh mạch dài ngày
• Truyền dung dịch có nồng độ cao
• Đặt máy tạo nhịp qua đường tĩnh mạch
• Thông tim, chụp mạch máu phổi
• Thẩm phân máu
II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH TUYỆT ĐỐI:
• Rối loạn đông máu
• Bệnh nhân hoặc thân nhân không đồng ý
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI:
• Bất thường giải phẫu tại chỗ
• Viêm tế bào, bỏng, viêm da tại chỗ đặt
• Viêm mạch máu
IV. VỊ TRÍ ĐẶT CVC VÀ CÁC ƯU KHUYẾT ĐIỂM:
Vị trí |
Ưu điểm |
Bất lợi |
Tĩnh mạch cảnh trong |
– Dễ nhận biết và kiểm soát khi có xuất huyết – Hiếm khi có vị trí bất thường – Ít nguy cơ TKMP |
– Nguy cơ chọc vào động mạch cảnh – Có thể gây TKMP |
Tĩnh mạch dưới đòn |
Dễ chịu nhất với bệnh nhân tỉnh |
– Nguy cơ cao nhất gây TKMP, không nên thực hiện ở bệnh nhân thở máy qua nội khí quản – Không nên làm ở trẻ < 2 tuổi |
Tĩnh mạch đùi |
– Dễ xác định – Không nguy cơ TKMP – Thuận lợi trong cấp cứu, hồi sức tim- phổi – Biến chứng nặng ít hơn |
– Nguy cơ nhiễm khuẩn cao nhất – Không thuận lợi cho bệnh nhân ngoại trú |
IV.1. ĐẶT CVC TĨNH MẠCH DƯỚI ĐÒN:
• Tư thế bệnh nhân (BN):
– BN nằm ngửa, đầu có thể quay về bên đối diện, tay duỗi
– Tư thế Trendelenburg (10-15 độ)
• Vị trí chọc kim:
– Thường bên phải, điểm nối 2/3 ngoài và 1/3 trong xương đòn
– Kim nên đặt song song với da
– Đưa kim hướng về khuyết trên ức (suprasternal) và ngay dưới xương đòn
– Vừa đẩy kim vừa hút đến khi máu trào ngược vào ống chích => đầu kim đã vào tĩnh mạch
– Luồn catheter vào khoảng 15 -17cm, cố định, gắn kết hệ thống đo CVP.
Hình 1: Tiếp cận đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn
IV.2. ĐẶT CVC TĨNH MẠCH CẢNH TRONG:
• Tư thế BN:
– Nằm ngửa, tư thế Trendelenburg
– Đầu xoay về bên đối diện
• Vị trí chọc kim:
– Thường bên phải
– Xác định tam giác tạo nên bởi xương đòn và bó ức và bó đòn của cơ ức đòn chũm
– Đặt nhẹ nhàng 3 ngón của bàn tay trái trên động mạch cảnh
– Chọc kim vào vị trí bên- ngoài động mạch cảnh, tạo với mặt da 30-40 độ
– Hướng kim về đầu vú cùng bên
– Tĩnh mạch thường nằm sâu khoảng 1-1,5 cm, tránh đi sâu hơn
– Vừa đẩy kim vừa hút đến khi máu trào ngược vào ống chích => đầu kim đã vào tĩnh mạch
– Luồn catheter vào khoảng 15-17 cm, cố định, gắn kết hệ thống đo CVP.
Hình 2: Sơ lược giải phẫu vùng động-tĩnh mạch cảnh trong
Hình 3: Tiếp cận đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong
IV.3. ĐẶT CVC TĨNH MẠCH ĐÙI:
• Tư thế BN
– Nằm ngửa
• Vị trí chọc kim:
– Bên trong động mạch đùi
– Kim tạo góc 45 độ so với mặt da
– Luồn kim khoảng 2 cm dưới dây chằng bẹn
– Hướng kim về phía rún
Hình 4: Sơ lược giải phẫu vùng động tĩnh mạch đùi
V. THEO DÕI:
• Chụp X-quang kiểm tra vị trí CVC trong mạch máu
• Kiểm tra thường xuyên các biến chứng có liên quan
VI. BIẾN CHỨNG:
Mạch máu:
• Thuyên tắc khí
• Chọc kim vào động mạch
• Rò động tĩnh mạch
• Bướu máu
• Tạo cục máu đông
Nhiễm khuẩn
• Nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết…
Biến chứng khác:
• Loạn nhịp tim
• Catheter đặt sai vị trí
• Tổn thương thần kinh
• Tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, truyền dịch vào màng phổi, tràn máu trung thất
• Thủng bàng quang, ruột (đặt catheter tĩnh mạch đùi)
Tham khảo:
1. Clinical Procedures in Emergency Medicine, Roberts and Hedges, 4th edition, 2004
2. Clinician’s Pocket Reference, Leonard Gomella, 8th edition, 1997
3. Atlas of Human Anatomy Frank Netter, 2nd edition, 1997
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.