Đau đầu gối và bài tập giúp giảm đau hiệu quả

blank
Đánh giá nội dung:

Ngày nay, nhiều người bệnh đau đầu gối tìm kiếm các biện pháp khắc phục đơn giản có thể thực hiện tại nhà chẳng hạn như tập thể dục với mong muốn giảm tình trạng đau nhức ở đầu gối.

Trong bài viết này, hãy cùng ACC tìm hiểu thêm về tình trạng đau đầu gối cũng như hướng dẫn bạn thực hiện một số bài tập chữa đau đầu gối hiệu quả.

1. Đau đầu gối là bệnh gì?

Đầu gối là một trong những bộ phận chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể và là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất nên khớp gối rất dễ bị tổn thương, dẫn đến đau nhức. Đau đầu gối là dấu hiệu cho thấy xuất hiện tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Trong đó, khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa phần dưới của xương lồi cầu đùi, phần trên của xương chày (mâm chày) và mặt sau của xương bánh chè (che chở mặt trước của khớp gối).

- Nhà tài trợ nội dung -

Tình trạng đau nhức đầu gối đang xảy ra ngày càng phổ biến. Theo nghiên cứu, khả năng vận động của một người sẽ suy giảm ít nhất 30% nếu gặp phải vấn đề

2. Triệu chứng đau đầu gối

blank

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các cơn đau đầu gối thường ở các mức độ khác nhau. Một số triệu chứng thường thấy khi gặp phải các cơn đau đầu gối, điển hình như là:

  • Đau nhức khớp gối
  • Sưng rõ, có thể quan sát bằng mắt
  • Đầu gối nổi đỏ, khi chạm vào cảm thấy ấm
  • Cứng khớp
  • Nghe tiếng lạo xạo trong khớp
  • Khớp gối bị dị dạng, cong hoặc lõm
  • Mất cảm giác ở đầu gối
  • Mất khả năng duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối
  • Một số triệu chứng toàn thân có thể kèm theo: sốt, ớn lạnh.

3. Nguyên nhân đau đầu gối

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đầu gối, chẳng hạn:

  • Chấn thương đầu gối: Ảnh hưởng đến dây chằng, gân, xương, sụn hoặc túi chứa chất lỏng bao quanh khớp. Trong đó, các tình trạng phổ biến gồm: ( Bong gân, Tổn thương dây chằng, Tổn thương sụn chêm, Gãy xương, Trật khớp, Viêm bao hoạt dịch gối, Rách sụn chêm …)
  • Vấn đề cơ học: Đau nhức vùng gối cũng có thể xuất hiện do các vấn đề cơ học. Một số nguyên nhân điển hình nhất gồm: (Mảnh sạn sụn khớp; Hội chứng dải chậu chày; Trật khớp bánh chè đùi; Đau hông hoặc chân…)
  • Bệnh viêm khớp: Người bệnh mắc chứng viêm khớp rất dễ đối mặt với tình trạng đau đầu gối. Một số dạng viêm phải kể đến như: (Thoái hóa khớp gối, Viêm khớp gối, Viêm khớp dạng thấp, Bệnh gout, Bàn chân bẹt..)

Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác, cũng có thể dẫn đến tình trạng đau đầu gối, như là:

  • Thức khuya quá độ để chơi game, xem phim, lướt mạng xã hội hoặc làm việc.
  • Ăn uống không điều độ, ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, dầu mỡ, ít chất xơ và vitamin, khoáng chất.
  • Sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, tiêu thụ rượu, bia, đồ uống có cồn, nước ngọt thường xuyên.
  • Lười vận động, không tập thể dục.
  • Thừa cân hoặc béo phì gây căng thẳng cho khớp gối
  • Một số bộ môn thể thao gây căng thẳng cho khớp gối khi tập luyện như: bóng rổ, trượt tuyết,…

4.  Các cách giảm đau nhức đầu gối

blank

Hiện nay, có nhiều cách được áp dụng nhằm giảm cơn đau nhức ở đầu gối. Người bệnh có thể tham khảo một số hướng dẫn hữu ích sau để giảm đau nhức đầu gối: 

  • Nghỉ ngơi: Giúp cho các mô ở khớp gối có thời gian hồi phục, từ đó làm giảm các cơn đau và tránh nguy cơ bị tổn thương
  • Kiểm soát cân nặng: Những người thừa cân hoặc béo phì thường đối mặt với nguy cơ đau đầu gối cao hơn. Nguyên nhân bởi trọng lượng cơ thể càng lớn, áp lực lên các khớp càng nhiều. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng hợp lý là vô cùng quan trọng.
  • Chườm lạnh và chườm nóng: Chườm nóng và chườm lạnh đều rất tốt cho các cơn đau ở đầu gối.
  • Chú ý tư thế vận động hợp lý: Điều chỉnh tư thế hợp lý sẽ giúp bạn giảm đau khớp gối hiệu quả. ( Ngồi thẳng lưng, tránh nghiêng sang 2 bên; Không nên ngồi quá lâu vì điều này sẽ làm khớp trở nên cứng và khó vận động; Có thể kê thêm gối để tăng chiều cao, giúp tạo sự thoải mái khi ngồi; Nên chọn các loại giày có thể hỗ trợ tư thế hoạt động phù hợp…)
  • Tập các bài tập giảm đau nhức đầu gối: Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị đau khớp gối nào, bạn cũng cần phải thăm khám và có chỉ định thực hiện từ bác sĩ chuyên khoa để thực hiện xét nghiệm và có liệu trình điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc uống khi không có đơn thuốc từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Việc tự ý điều trị có thể khiến tình trạng đau nhức đầu gối ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và gây biến chứng nguy hiểm

5. Bài tập giảm đau nhức đầu gối

Bài tập thứ nhất: Bài tập giúp giãn khớp gối và giãn tốt cơ đùi trước .

  • Nên tập với một cái ghế
  • Đưa chân về phía sau
  • Chạm gót chân vào phần mông
  • Giữ trong vòng 10 giây
  • Sau đó đổi chân
  • Có thể lặp lại động tác này nhiều lần
blank

Bài tập thứ hai: Bài tập giúp giãn cơ đùi sau

  • Ngồi trên ghế
  • Duỗi thẳng đầu gối
  • Đưa chân về phía phía trước, song song mặt đất
  • Sau đó từ từ hạ xuống
  • Lặp lại 10 lần cho mỗi chân
  • Có thể lặp lại động tác này nhiều lần

Lưu ý: Với những ai có tình trạng đau thần kinh tọa, khi có cảm giác đau dọc xuống chân, các bạn có thể ngửa đầu ra phía sau, để giảm áp lực đặt lên ống sống và giúp giảm cơn đau từ dây thần kinh tọa.

blank

Bài tập thứ ba: Bài tập Step up

  • Tìm một chiếc ghế hoặc thanh đòn nhỏ
  • Bước lên với một chân
  • Có thể đi xen kẽ hai chân hoặc từng chân một
  • Có thể lặp lại động tác này nhiều lần

Lưu ý:  Khi thực hiện các động tác này thì cơ thể bạn luôn phải ở trong tư thế thăng đứng nhé.

blank

Trong quá trình thực hiện các bài tập vật lý trị liệu dành cho khớp gối, bạn cũng cần lưu ý những điểm sau:

  • Tần suất và mức độ của các bài tập nên từ thấp đến cao.
  • Nên chia tần suất tập thành 2 – 3 lần/ ngày, không nên tập dồn vào một lúc.
  • Nếu sau một buổi tập thấy đau tăng lên hoặc xuất hiện dấu hiệu sưng khớp gối thì ngày hôm sau phải giảm thời gian tập xuống.
  • Chọn các bài tập không chịu sức nặng, chẳng hạn như đạp xe, tập chạy chéo và bơi lội.
  • Các phát hiện kết luận rằng tập thể dục thực sự giúp cải thiện sụn ở giữa các khớp thay vì phá vỡ nó.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu các bài tập khiến bạn đau nhức, khó chịu.
  • Lựa chọn những phòng khám vật lý trị liệu – phục hồi chức năng đáp ứng đầy đủ tiêu chí về chuyên môn và trang thiết bị hiện đại 2.

6.  Vì sao nên chữa đau khớp gối tại phòng khám ACC?

Phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa đi đầu trong lĩnh vực trị liệu thần kinh cột sống ở Việt Nam. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống 100% người nước ngoài giàu kinh nghiệm, Phòng khám ACC đã chữa lành cho hàng chục nghìn bệnh nhân bị các bệnh lý cơ xương khớp – cột sống mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật.

Tại phòng khám ACC, người bệnh sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên môn hàng đầu, đồng thời bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang, chụp CT, siêu âm, chụp MRI đầu gối bên đau để tìm ra nguyên nhân. Kế tiếp, tùy theo nguyên nhân và tình trạng hiện tại của người bệnh mà bác sĩ sẽ lên liệu trình điều trị phù hợp.

Liệu trình chữa đau đầu gối cấp và mãn tính tại ACC gồm các phương pháp:

  • Trị liệu thần kinh cột sống, nắn chỉnh các khớp xương để điều chỉnh sự mất cân bằng khi di chuyển, từ đó chữa lành cơn đau tận gốc, ngăn ngừa tái phát.
  • Chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV nhằm kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào.
  • Công nghệ sóng xung kích Shockwave tác động đến những điểm đau và các mô cơ xương bị tổn thương, thúc đẩy quá trình phục hồi mô và tế bào, giảm đau, rút ngắn đáng kể thời gian điều trị.
  • Chỉnh hình bàn chân giúp cân bằng hệ sinh cơ học của cơ thể, cải thiện tình hình khớp gối.
  • Bổ sung Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM, các chất khoáng vitamin để phục hồi sụn và các mô mềm bị hư hỏng.
  • Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng biệt, hỗ trợ điều trị giảm đau, tăng tuần hoàn, phục hồi chức năng của khớp gối nhanh chóng.

Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng một số bài tập chữa đau khớp gối đơn giản tại nhà để mau chóng xoa dịu tình trạng đau nhức ở bộ phận này. Tuy nhiên, nếu cơn đau có xu hướng kéo dài hay trở nên bất thường, bạn nên sớm liên hệ với các chuyên gia để tiếp nhận liệu trình điều trị thích hợp và hiệu quả nhé.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!