ĐIỀU TRỊ ÁP XE GAN Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ÁP XE GAN Ở TRẺ EM

Áp xe gan là sự tích tụ mủ trong gan thành một ổ mủ hoặc thành nhiều ổ mủ rải rác, thường có áp xe gan do amip và áp xe gan do vi trùng.

ÁP XE GAN DO AMIP

I. CHẨN ĐOÁN

- Nhà tài trợ nội dung -

1. Công việc chẩn đoán

1.1. Tiền sử: áp xe gan do amip thường xảy ra trên bệnh nhân có viêm đại tràng mạn do amip.

1.2. Lâm sàng

• Các triệu chứng thường gặp:

– Sốt: khởi đầu sốt cao (39oC – 40oC) sau đó giảm dần (37,5-38oC).

– Có thể ho, hoặc nấc cụt do kích thích cơ hoành.

– Đau bụng (có thể khu trú ở hạ sườn phải hoặc không) đau tăng lên khi ho, đi lại, hít vào sâu, nằm nghiêng phải.

– Sụt cân.

• Khám:

– Gan to, mềm, mặt láng, rung gan (+), ấn kẽ sườn (+).

– Phế âm giảm ở đáy phổi phải.

– Vàng da (< 10%).

1.3. Cận lâm sàng

• Máu:

– Bạch cầu thường tăng cao.

– Tốc độ lắng máu tăng.

– Chức năng gan: phophatase kiềm tăng, transaminase, bilirubin có thể tăng.

– Huyết thanh chẩn đoán amip (+) trong 95% trường hợp.

• Phân: thường không có amip trong phân.

• X-quang:

– Bóng cơ hoành phải bị nâng cao.

– Có thể có tràn dịch màng phổi phải.

• Siêu âm: có thể phát hiện được ổ áp xe > 2 cm. Là phương tiện giúp chẩn đoán và theo dõi diễn tiến của áp xe gan rất tốt, xác định vị trí ổ mủ và hướng dẫn chọc dò.

• CT scan: có thể phát hiện được ổ áp xe < 1 cm.

2. Chẩn đoán xác định

• Rung gan (+), ấn kẽ sườn (+).

• Huyết thanh chẩn đoán.

• Siêu âm.

• Chọc dò ra mủ màu nâu, hoặc màu vàng, xanh (bị bội nhiễm).

3. Chẩn đoán có thể:

gan to, đau, siêu âm có hình ảnh ổ áp xe, huyết thanh chẩn đoán amip (+).

4. Chẩn đoán phân biệt

• Nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật.

• Áp xe gan do vi trùng.

• Viêm phổi.

• Ung thư gan.

• Viêm gan.

II. BIẾN CHỨNG

Vỡ ổ áp xe:

• Vào màng tim gây chèn ép tim.

• Vào ổ bụng gây viêm phúc mạc.

• Vào màng phổi gây tràn dịch màng phổi phải.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

• Điều trị đặc hiệu: thuốc diệt amip.

• Theo dõi, phát hiện, điều trị kịp thời các biến chứng.

2. Điều trị nội khoa

• Hầu hết các áp xe do amip không có biến chứng có thể đáp ứng tốt với thuốc diệt amip.

• Metronidazol 30 – 50 mg/Kg/ngày chia 3 lần uống (hoặc truyền tĩnh mạch) X – 10 ngày (không quá 500 – 750 mg/liều).

• Sau đó: Paromomycin (Humatin) 25 mg/kg chia 3 lần uống 7 ngày (không quá 2 g/ngày).

3. Điều trị ngoại khoa

Dẫn lưu ổ áp xe khi:

• Kích thước ổ áp xe >5 cm.

• Áp xe thùy trái gan có nguy cơ vỡ vào màng tim.

• Không đáp ứng sau 5 – 7 ngày điều trị nội khoa.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com