ĐIỀU TRỊ BỎNG MẮT DO HÓA CHẤT

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỎNG MẮT DO HÓA CHẤT

I. Triệu chứng

1. Chủ quan:

– Cộm xốn, kích thích, đau nhức.

- Nhà tài trợ nội dung -

– Nhìn mờ.

2. Khách quan:

a) . Bỏng kiềm và acid nhẹ: có cùng triệu chứng lâm sàng.

– Xung huyết và phù mọng KM khu trú.

– Đốm XHKM quanh rìa củng mạc, hoặc rộng.

– Thiếu máu rìa (-), gián đọan dòng máu nuôi KM và thượng CM (-).

– Mờ nhẹ biếu mô GM nguyên vẹn, ± tróc biếu mô rải rác.

– Nặng hơn, bề mặt GM mờ, nhuộm fluorescein,

– Nhu mô vẫn trong hoặc chỉ phù nhẹ.

– TP sâu bình thường, thủy dịch trong, ± cell và flare.

– Thủy tinh thể trong.

– Nhãn áp bình thường.

b) . Bỏng trung bình

– Thường kèm tổn thương da quanh mắt.

– Phù mọng kết mạc.

– Mạch máu KM &TCM trắng rải rác, dòng máu chảy qua ở vùng bị tắc mạch (-).

– BMGM mất hoàn toàn, phù dày trung bình, đục nhu mô.

– Các chi tiết mống mắt và bờ đồng tử vẫn còn nhìn thấy hoặc mờ một phần.

– Thường có phản ứng tiền phòng

– Tăng nhãn áp tạm thời.

– Thể thủy tinh lúc đầu còn trong, có thể đục về sau.

c) . Bỏng nặng:

– Có thể bỏng mi mắt, trán, má và mũi (# bỏng nhiệt độ 2 và 3).

– Phù mọng toàn bộ, khiếm dưỡng rìa nhiều.

– GM phù dày; đục toàn bộ hoặc trong mờ, không thấy các chi tiết mống mắt, đồng tử, hoặc thể thủy tinh.

– P/ứ TP rõ, VMBĐ. Tuy nhiên, do GM đục, có thể không thấy cell và flare.

– Tăng nhãn áp rõ.

– Sau vài ngày, có thể xuất huyết ít ở vùng trắng thiếu máu TCM và ngoại vi GM trước đó.

– Ngấm kiềm CM có thể gây hoại tử VM

II. Nguyên nhân:

– Chất tẩy rửa, làm sạch.

– Acid bình động cơ xe, bỏng kèm các mảnh vỡ do nổ. Sulíuric acid 25%, hydrogen và oxygen từ quá trình điện phân tạo thành hỗn hợp gây nổ.

– Kiềm phổ biến: calcium hydroxide (vôi), potassium hydroxide (bồ tạt), sodium hydroxide (xút), và ammonium hydroxide (ammoniac).

III. Phân độ bỏng trong cấp cứu:

1. Độ I: tiên lượng tốt.

– Giác mạc trong.

– Không thiếu máu vùng rìa.

2. Độ II: tiên lượng khá.

– Giác mạc mờ nhưng vẫn thấy được các chi tiết của mống mắt.

– Thiếu máu vùng rìa dưới 1/3 chu vi (120o).

3. Độ III: tiên lượng dè dặt.

– Mất toàn bộ biểu mô giác mạc.

– Đục nhu mô, không thấy được các chi tiết của mống mắt.

– Thiếu máu vùng rìa từ 1/3 – V chu vi (120o – 180o).

4. Độ IV: tiên lượng rất xấu.

– Đục giác mạc.

– Thiếu máu vùng rìa trên Vì chu vi (> 180o).

IV. Điều trị:

1. Xử trí cấp cứu:

– Lấy hết tất cả ngoại vật khỏi mắt. Rửa sạch cùng đồ với thuốc nhỏ mắt Eíticol.

– Đo độ pH bằng giấy quỳ.

– Dẫn  lưu  rửa  mắt  bằng  dung  dịch  Lactate Ringer  hoặc  nước  muối  sinh lý (NaCl

0,9%) ít nhất 500 ml trong khoảng 30 phút.

– Kiểm tra lại độ pH sau 10 phút và cần rửa tiếp tục cho đến khi độ pH trở về bình thường (từ 7,0 – 7,5).

2. Điều trị nội khoa:

(1) Giảm đau: Idarac 0.2g (1v x 2lần/ngày) hoặc Paracetamol 0.5g (1v x 3lần/ngày)

(2) Chống nhiễm trùng: Thuốc nhỏ mắt kháng sinh 3 lần / ngày.

(3) Chống dính mống mắt: Thuốc nhỏ mắt Atropin 1% 1 lần / ngày.

(4) Chống viêm nhuyễn gíac củng mạc và chống dính mi cầu:

– Doxycycline 0.1g 1v x 2 lần/ngày (uống).

– Thuốc mỡ tra mắt (pde) Tetracycline 1% 4 lần/ngày.

(5) Chống tăng áp (nếu có): Acetazolamide 0.250g uống 1v x 3 lần/ngày.

(6) Chống viêm:

– Thuốc nhỏ mắt Steroid: 4-6 lần / ngày (trong 7 ngày đầu).

– Hoặc Thuốc nhỏ mắt Ocuíen hay Indocollyre 3 lần/ngày (sau 7 ngày).

(7) Làm lành sẹo:

– Thuốc nhỏ mắt Vitamine C hoặc Keratyl hay nước mắt nhân tạo (Sanlein, Refresh Plus): 4 lần / ngày.

– Vitamine C 0.5g 1v x 4 lần/ngày (uống).

(8) Tăng cường dinh dưỡng: tiêm huyết thanh tự thân dưới kết mạc nếu khiếm dưỡng vùng rìa nhiều hoặc hoại tử kết mạc.

3. Điều trị ngoại khoa:

(1) Cắt lọc mô hoại tử.

(2) Tách dính mi cầu: bắng spatula, que thủy tinh mỗi ngày hoặc đặt khuôn chống dính.

(3) Chọc rửa tiền phòng: khi pH cao, phù giác mạc, xếp nếp màng Descemet, có tiết tố trong tiền phòng, đục thủy tinh thể.

(4) Ghép màng ối: sau 5 ngày, khi pH trở về bình thường và có tróc biểu mô giác mạc rộng khó lành.

(5) Phủ Tenon ± ghép màng ối ± ghép niêm mạc môi.

– Khiếm dưỡng, hoại tử kết mạc quanh rìa, nguy cơ tạo màng giả.

– Tổn thương kết mạc nhãn cầu, cùng đồ và mi mắt; nguy cơ gây dính.

(6) Ghép kết mạc rìa tự thân.

V. Theo dõi

(a) . Bỏng nhẹ thường lành hoàn toàn:

– BMGM tái tạo, phù nhu mô giảm dần. XHKM và mảng phù mọng tự hết.

(b) . Bỏng trung bình:

– GM tái tạo BM chậm, nhất là ở các vùng trắng rìa và mạch máu thượng củng mạc. GM vẫn phù mờ.

– VMBĐ kéo dài dù có dùng thuốc.

(c) . Bỏng tiến triển ® bán cấp, hàng tuần đến hàng tháng.

– Tan nhuyễn dần mắt do viêm tiến triển, có hủy protein, tân mạch, và đục GM.

– Glôcôm thứ phát do dính mống trước và làm sẹo vùng bè có thể gây mất thị lực.

– Dính mi cầu bắt đầu ở pha bán cấp.

VI. Tài liệu tham khảo:

1. Ehlers, Justis P.; Shah, Chirag P. (2008) Wills Eye Manual, The Office and Emergency Room Diagnosis and Treatment of Eye Disease. Chapter 3 -Trauma. 5th Edition. Copyright © Lippincott Williams & Wilkins.

2. Ferenc Kuhn. (2008). Ocular Traumatology. Springer-Verlag Berlin Heidelberg

3. Jack J Kanski (2003). Clinical ophthalmology, A systemic approach. Chapter 19: Trauma. 5th Edition. Butterworth Heinneman.

4. Robert A. Ralph (2006). Vol 4, Chapter 28, Chemical Injuries of The Eye. William Tasman. Duane’s Ophthalmology, 2006 Edition. Lippincott Williams & Wilkins Publishers, Hagerstown.

5. Steven Rhee, Michael H. (2008). Goldstein Yanoff & Duker: Ophthalmology. Section 8 – Trauma. Chapter 4.26 – Acid and Alkali Burns. 3rd Edition. Mosby, Elsevier.

Chữ ký

Người soạn thảo

Người kiểm tra

Người giám sát

Người phê duyệt

Họ và tên

BS Vũ Anh Lê

BS. Vũ Anh Lê

BS. Bùi.t.Thu Hương

BS. Trần Anh Tuấn

Chức danh

Trưởng khoa

Trưởng khoa

TP.KHTH

GIÁM ĐỐC

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com