PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG BỤNG Ở TRẺ EM
Ở trẻ em, chấn thương bụng kín thường gặp do tai nạn giao thông hoặc do té. Hai cơ quan thường bị chấn thương là gan, lách.
I. CÔNG VIỆC CHẨN ĐOÁN
Sau khi điều trị tình huống nguy kịch cấp cứu:
1. Hỏi bệnh
• Xác định cơ chế chấn thương, thời điểm, phương tiện gây chấn thương.
• Sơ cứu ban đầu nếu có.
• Đau khu trú hoặc toàn thể bụng.
2. Thăm khám bụng
• Vết trầy xước, bầm máu, vết thương xuyên thấu và trực chiếu.
• Bụng chướng.
• Bụng đề kháng, đo vòng bụng.
• Gõ bụng: mất vùng đục trước gan gợi ý có hơi trong ổ bụng do thủng tạng
rỗng. Gõ đục vùng thấp gợi ý có dịch hoặc máu trong ổ bụng.
• Vùng chậu: tìm điểm đau chói.
Do các biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện trễ từ vài giờ đến vài ngày sau chấn
thương vì thế cần đánh giá, thăm khám thường xuyên.
3. Xét nghiệm
• CTM, dung tích huyết cầu, nhóm máu.
• X-quang bụng đứng: tìm hơi tự do trong ổ bụng (thủng tạng rỗng). Tuy nhiên
80% thủng tạng rỗng không có biểu hiện trên X-quang. Chú ý thêm cột sống
và vị trí ống thông dạ dày.
• X-quang ngực: tìm dấu hiệu tổn thương ngực, vị trí của cơ hoành, liềm hơi
dưới hoành.
• Siêu âm bụng: tìm tổn thương tạng đặc, hoặc tràn máu ổ bụng (xuất huyết nội).
• CT scan: xác định tạng tổn thương, phân độ tổn thương. Chỉ định khi nghi
ngờ chấn thương vùng tá tụy và tạng đặc.
• Các xét nghiệm sau khi có hướng chẩn đoán nguyên nhân: amylase máu,
niệu (chấn thương tụy), men gan (chấn thương gan), tổng phân tích nước
tiểu, chức năng thận (chấn thương thận).
• Chọc hút ổ bụng: khi nghi ngờ tổn thương tạng rỗng mà X-quang âm tính hoặc nghi ngờ viêm phúc mạc.
– Lượng dịch, màu sắc, khảo sát sinh hóa, tế bào.
– Rửa màng bụng: ít được chỉ định. Kết quả dương tính khi: hồng cầu > 100.000/mm42, bạch cầu > 500/mm3 hoặc có dịch ruột hay có vi khuẩn.
• Nội soi ổ bụng: nếu có điều kiện, khi vết thương xuyên thấu không biết có vào phúc mạc hay không, để đánh giá tổn thương đặc biệt khi có chỉ định điều trị bảo tồn trong xuất huyết nội do vỡ tạng đặc.
II. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN
1. Xuất huyết nội
• Chấn thương vùng bụng.
• Dấu hiệu thiếu máu.
• Đau bụng, bụng chướng đề kháng.
• Siêu âm bụng: dịch không thuần nhất trong ổ bụng, có thể có hình ảnh vỡ gan, vỡ lách, máu tụ sau phúc mạc.
• X-quang bụng đứng: mờ vùng thấp.
• CT scan: xác định tạng thương tổn.
• Chọc ổ bụng nếu có chỉ định: dịch máu.
2. Thủng tạng rỗng
• Chấn thương vùng bụng.
• Dấu hiệu nhiễm trùng nếu nhập viện sau 6 giờ.
• Đau bụng, bụng chướng, đề kháng.
• X-quang bụng đứng: liềm hơi dưới cơ hoành. Không liềm hơi dưới hoành không loại trừ thủng tạng rỗng.
• CT scan: xác định tổn thương, nhất là trong chấn thương tá tràng.
III. XỬ TRÍ
1. Nguyên tắc
• Cấp cứu ngay tình trạng nguy kịch.
• Khám và đánh giá các tổn thương.
• Điều trị đặc hiệu.
2. Xử trí
Trong tất cả các trường hợp chấn thương bụng nếu bệnh nhân đang suy hô hấp,
sốc phải được cấp cứu ngay cùng lúc hội chẩn ngoại khoa để chẩn đoán nguyên
nhân, phối hợp hồi sức và xem xét chỉ định phẫu thuật. Đặt ống thông dạ dày.
Phẫu thuật nội soi: có thể thực hiện trong trường hợp chấn thương tạng rỗng
và khi huyết động học ổn định.
Chỉ định mở ổ bụng:
• Vết thương bụng xuyên thấu.
• Xuất huyết trong ổ bụng sau khi truyền máu ở trẻ mà huyết động học không ổn định hoặc Hct < 25% với bù máu > 40 ml/kg.
• Có liềm hơi dưới hoành trên X-quang bụng.
• Nghi ngờ thủng tạng rỗng hoặc viêm phúc mạc.
• Vỡ cơ hoành.
• Chọc dịch ổ bụng: dịch mật, dịch đục, nước tiểu.
a. Chấn thương lách
Hiện nay chấn thương lách có thể điều trị bảo tồn, hiếm khi can thiệp phẫu thuật, hầu hết được điều trị theo dõi tại khoa hồi sức ngoại.
Chỉ định điều trị bảo tồn:
• Dấu hiệu sinh tồn ổn định.
• Lượng máu bù < 40 ml/kg.
• Không có tổn thương phối hợp khác.
Điều kiện bắt buộc khi điều trị bảo tồn:
• Bệnh viện có khả năng phẫu thuật nhi 24/24 giờ để khi cần thiết có thể phẫu thuật ngay.
• Thực hiện được siêu âm tại giường.
• Bác sĩ, điều dưỡng phải theo dõi sát M, HA, Hct bệnh nhân ít nhất trong vòng 7 ngày.
Điều trị bảo tồn:
• Bệnh nhân nằm yên, hạn chế di chuyển.
• Kháng sinh phòng ngừa: Cephalosporin thế hệ 1.
• Theo dõi:
– Mạch, HA mỗi 30 phút trong 6 giờ đầu, sau đó mỗi 1-6 giờ.
– Tình trạng bụng, dung tích huyết cầu, siêu âm 1 – 2 lần/ngày.
Chỉ định phẫu thuật:
• Sốc mất máu không đáp ứng với bù máu, vừa hồi sức tích cực vừa mổ.
• Không đủ điều kiện để theo dõi điều trị bệnh nhân bảo tồn.
• Đang điều trị bảo tồn bệnh nhân có dấu hiệu xấu đi.
b. Chấn thương gan
Tương tự như chấn thương lách, các trường hợp chấn thương gan không sốc, hoặc đáp ứng tốt với bù dịch thì có thể điều trị bảo tồn.
Chỉ định phẫu thuật: vỡ gan gây xuất huyết nội cần truyền máu > 50% thể tích máu trong vòng 24 giờ đầu.
c. Thủng tạng rỗng, thủng đường mật, vết thương xuyên thấu
Phẫu thuật sau khi hồi sức. Trong trường hợp còn vật xuyên thấu thì chỉ được rút ra tại phòng mổ.
d. Tụ máu sau phúc mạc
• Truyền máu.
• Theo dõi.
• Chỉ định phẫu thuật:
– Huyết động học không ổn định sau khi truyền > 50% thể tích máu.
– Kích thước khối máu tụ tăng dần trên lâm sàng và siêu âm.
LƯU ĐỒ XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN
Vấn đề |
Chứng cớ |
Chụp CT scanner giúp xác định chấn thương tá tụy. |
Độ I |
Chỉ định phẫu thuật được đưa ra khi huyết động học không ổn định sau khi truyền > 50% thể tích máu. |
Độ II |
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.