PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG MẮT Ở TRẺ EM
I. ĐẠI CƯƠNG
Chấn thương mắt là một tai nạn, có thể do chấn thương đụng dập, chấn thương xuyên thấu.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Công việc chẩn đoán
a. Hỏi bệnh
• Tiền sử chấn thương mắt, thời gian xảy ra tai nạn, tác nhân gây chấn thương: do vật tù (gậy, đá, tay…) hoặc do vật nhọn (dao, đạn, kim…).
• Có giảm thị lực không? (nếu giảm thị lực nghi có tổn thương giác mạc hoặc nội nhãn).
b. Khám
• Phù mi mắt, bầm mi (tụ máu dưới da), vết rách da mi, rách bờ tự do mi.
• Rách đứt lệ quản dưới (vết rách bờ tự do mi dưới nằm giữa góc trong mắt và điểm lệ dưới).
• Rách giác mạc: phòi mống mắt qua vết rách.
• Vỡ nhãn cầu: rờ nhãn cầu thấy mềm so với mắt kia.
• Nếu vỡ xương hốc mắt có tổn thương xoang sờ thấy lạo xạo dưới da + lệch nhãn cầu + lé, song thị, vận nhãn hạn chế (do kẹt cơ, phù hốc mắt).
• Tổn thương thị thần kinh.
• Dùng đèn khám để phát hiện xuất huyết tiền phòng (ngấn máu trong tiền phòng).
• Soi đáy mắt phát hiện: lệch thủy tinh thể, xuất huyết pha lê thể, xuất huyết võng mạc, bong võng mạc.
2. Đề nghị cận lâm sàng
• XQ sọ thẳng nghiêng: nếu nghi ngờ có vỡ xương hốc mắt.
• Siêu âm mắt: thấy khối máu tụ, xuất huyết tiền phòng, lệch thủy tinh thể, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc, xuất huyết võng mạc.
3. Chẩn đoán xác định
Tiền sử có chấn thương vào mắt + khám thấy tổn thương mắt.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị
• Xử trí theo vị trí tổn thương.
• Giảm đau.
• Kháng sinh (nếu tổn thương hở).
2. Xử trí
a. Phân loại xử trí
• Xử trí tại phòng khám: các tổn thương rách da và mi mắt không đứt lệ quản dưới và không tổn thương nhãn cầu.
• Nhập viện chấn thương mắt khi có tổn thương:
– Đứt lệ quản dưới.
– Xuất huyết tiền phòng trên 50%.
– Tổn thương nhãn cầu kèm tổn thương đa cơ quan khác.
• Chuyển trung tâm mắt đối với các tổn thương: rách giác mạc – củng mạc phòi tổ chức nội nhãn, vỡ nhãn cầu do chấn thương nặng, gãy vỡ xương hốc mắt.
b. Xử trí theo tổn thương
• Rách mi mắt:
– Điều trị ban đầu: khâu vết rách da mi (lưu ý cần khâu chính xác theo vị trí giải phẫu, tránh biến chứng hình chữ V mi trên. Khi khâu không cắt lọc, cố gắng bảo tồn tất cả các mô). Nếu có kèm đứt lệ quản dưới nối tận-tận và đặt nòng chỗ nối bằng ống Silicon.
– Theo dõi: tình trạng tắt nghẽn lệ đạo, tái khám mỗi tháng và liên tục trong 3 tháng.
• Trợt giác mạc:
– Mất một phần biểu mô giác mạc.
– Xử trí: giữ vệ sinh mắt, tra pomade kháng sinh, băng ép 24-48h biểu mô sẽ tự lành. Thuốc nhỏ kháng sinh tiếp tục 5 ngày sau.
• Rách kết mạc và xuất huyết kết mạc:
– Sẽ tự lành nhanh chóng (cần chẩn đoán xác định không có chấn thương xuyên thấu nhãn cầu, nếu nghi ngờ phải thám sát nhãn cầu).
– Giảm đau paracetamol 30 mg/kg/ngày.
– Đắp ấm lên mắt để giảm phù nề.
Nhỏ kháng sinh Neomycin ngừa bội nhiễm.
• Xuất huyết tiền phòng:
– Điều trị ban đầu:
+ Nằm nghỉ ngơi tại giường, đầu kê cao 30o.
+ Che mắt bị chấn thương.
+ Uống nhiều nước.
+ Giảm đau chỉ dùng paracetamol, không được dùng aspirin hoặc các kháng viêm nonsteroid khác.
+ Thuốc liệt thể mi.
+ Kháng sinh, kháng viêm, thuốc tan máu bầm (Alphachymotrypsin).
+ Ngừa xuất huyết tái phát: Aminocarproic acid x 5 ngày, Prednison 0,6 mg/kg/ngày x 5 ngày.
– Điều trị tiếp theo:
+ Chỉ định mở tiền phòng để rửa máu tiền phòng khi: sau 4 ngày máu tiềnphòng còn trên 50% (mổ sớm hơn dễ bị chảy máu tái phát, mổ muộn có nguy cơ ngấm máu giác mạc, dính góc).
+ Ngấm máu giác mạc.
+ Nhãn áp không kiểm soát với thuốc.
– Theo dõi:
+ Theo dõi nhãn áp mỗi ngày khi có tăng nhãn áp.
+ Nếu bị lùi góc tiền phòng, về lâu dài có thể tăng nhãn áp, do đó cần theo dõi tăng nhãn áp suốt đời, nếu phát hiện thấy glaucoma cần được điều trị ngay.
• Xử trí gãy thành hốc mắt.
Xử trí phẫu thuật nhằm mục đích giải phóng sự kẹt cơ và mô và chỗ gãy mà nếu không can thiệp sớm hiện tượng xơ hóa về sau khó khắc phục được.
Sơ đồ xử trí gãy thành hốc mắt
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.