Đau đầu là một triệu chứng phổ biến nhưng lại tiềm ẩn bên trong những dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm mà bạn không ngờ đến. Cơn đau khiến bạn cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, muốn dứt khỏi cơn đau đầu, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa trị đúng cách.
Đau đầu là gì?
Đau đầu là một trong những triệu chứng báo hiệu cơ thể đang gặp vấn đề. Theo khảo sát, cứ 10 người thì có 1 người bị cơn đau đầu hành hạ. Một vài người chỉ bị đau một bên đầu hoặc vùng thái dương, một số khác bị đau khắp đầu, kèm theo triệu chứng buồn nôn. Các cơn đau có thể xuất hiện đột ngột trong vài phút hoặc kéo dài nhiều ngày.
Theo như nghiên cứu thì có khoảng 50% dân số thế giới bị đau đầu hàng ngày
Các loại đau đầu thường gặp
Đau đầu mang lại cảm giác khó chịu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Có hơn 150 loại đau đầu nhưng 5 loại phổ biến nhất bao gồm:
Đau nửa đầu (migraine)
Đau nửa đầu xuất phát từ thần kinh mạch máu và chỉ xuất hiện ở một bên đầu. Người bệnh thường bị đau đầu dữ dội từng cơn và cảm thấy da đầu căng, rát như bị bỏng. Ngoài ra, đau nửa đầu còn có những triệu chứng như buồn nôn, ù tai, mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng hay tiếng ồn… Nhiều người thường nhầm lẫn đau nửa đầu với đau đầu do căng thẳng, thế nhưng đau nửa đầu lại cảnh báo nhiều dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn, đặc biệt là đột quỵ não.
Đau đầu chuỗi (cụm)
Đau đầu chuỗi cũng xuất phát từ thần kinh mạch máu nhưng cơn đau tập trung theo từng cụm, chủ yếu ở nửa đầu, đau nhiều ở sau mắt rồi lan ra trán, thái dương, ngoài ra còn có thêm những dấu hiệu như đau đầu chóng mặt, buồn nôn, chảy nước mắt hay ngạt mũi… Thông thường, các cơn đau xuất hiện sau khi ngủ (khoảng 1-3 giờ) và khi thức dậy thì đã thấy đau đầu. Loại đau đầu này thường xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên có hút thuốc, thế nhưng hiện nay tỷ lệ nữ giới bị chứng đau đầu này cũng ngày càng tăng cao.
Đau đầu dạng căng thẳng
Loại đau đầu này nguyên nhân do cơn đau thắt tại vùng da đầu và vai gáy, tập trung nhiều ở vùng trán, thái dương… và có thể thay đổi vị trí đau trong cùng một cơn đau. Những người bị chứng đau đầu dạng căng thẳng thường có vấn đề với cảm xúc như lo âu kéo dài, chủ yếu ở độ tuổi trung niên (nữ giới thường bị nhiều hơn nam giới). Đau đầu dạng căng thẳng có những biểu hiện như đau đầu âm ỉ kéo dài, có cảm giác bị bóp siết ở vùng đầu, cường độ đau tăng dần.
Đau đầu do xoang
Những người bị xoang thường có dấu hiệu đau đầu hay đau nửa đầu, ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như sốt, sổ mũi. Nếu bạn muốn trị dứt điểm chứng đau đầu này thì cần phải chữa khỏi bệnh viêm xoang.
Đau đầu mãn tính kéo dài nhiều ngày
Đau đầu mãn tính là loại đau đầu kéo dài trên 15 ngày trong 1 tháng, thường có trong các bệnh lý kết hợp như trầm cảm, căng thẳng, rối loạn lưỡng cực, lo âu… Hơn nữa, loại đau đầu này khi chụp não sẽ không thấy sự bất thường nào và cần được điều trị kịp thời, nếu không có thể gây mất ngủ, đau dạ dày hay những triệu chứng như lo lắng, tính cách thay đổi…
Đau đầu do lạm dụng thuốc
Cơn đau xuất phát từ việc sử dụng thuốc giảm đau quá nhiều, thường khởi phát vào buổi sớm và kéo dài đến hết ngày. Đi kèm là các triệu chứng khó chịu như đau cổ, nghẹt mũi, người bồn chồn không yên… Lúc này, nhiều người sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện nhưng khi thuốc hết hiệu lực, cơn đau có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Đau đầu do đau dây thần kinh
Đau dây thần kinh chẩm là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau đầu. Tình trạng này có thể là nguyên phát hoặc thứ phát do các nguyên nhân như chấn thương, bị chèn ép, nhiễm trùng, viêm.
Ngoài ra, tổn thương ở các dây thần kinh sọ, dây thần kinh sinh ba, dây thần kinh số VII phụ, dây thần kinh lưỡi – hầu… cũng là tác nhân dẫn đến cơn nhức đầu.
Đau đầu căng cơ
Khi các cơ trên vùng đầu và cổ căng ra do một số tác động như thói quen sinh hoạt sai cách sẽ gây ra các cơn đau đầu.
Cơn đau đầu do căng cơ có thể xuất phát từ hai bên đầu, đau âm ỉ hoặc tăng dần theo thời gian. Người bệnh sẽ có cảm giác thắt chặt quanh đầu, nặng ở đầu và mắt hay các cơ ở cổ và vai nhức mỏi.
Đau đầu do chấn thương sọ não
Cơn nhức đầu xảy ra do chấn thương sọ não thường xuất hiện kèm biểu hiện nôn mửa, thay đổi tri giác, động kinh, lơ mơ hay thậm chí là yếu liệt tay. Đây là một trong các loại đau đầu nguy hiểm, người bệnh cần phải đặc biệt chú ý và thăm khám kịp thời.
Đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ
Cột sống cổ là nơi tập trung hệ thống dây thần kinh, dây chằng và các mạch máu quan trọng. Chính vì vậy, khi đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ gây chèn ép vào dây thần kinh hay động mạch, cản trở quá trình vận chuyển máu lên não. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh hay nhức đầu, hoa mắt và có nhiều biểu hiện khó chịu khác.
Các nguyên nhân gây đau đầu phổ biến
Nguyên nhân gây đau đầu được chia ra làm 2 loại là do bệnh lý và không do bệnh lý.
Đau đầu do bệnh lý
Nhóm bệnh lý không gây nguy hiểm dẫn đến tình trạng đau đầu như là tăng nhãn áp, thiếu máu, bệnh lý mãn tính.
Nhóm bệnh lý gây nguy hiểm dẫn đến tình trạng đau đầu là tai biến mạch máu não, khối u não, nhiễm trùng não hoặc màng não, bệnh lý cột sống.
Ngoài ra các bệnh như thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ… hay căng cơ cổ, chèn ép dây thần kinh đều có thể gây nên chứng đau đầu và xuất hiện các cơn đau liên tục.
Một số dây thần kinh cột sống cổ có liên quan đến nhiều chứng đau đầu. Các dây thần kinh cột sống là bộ phận truyền tín hiệu cho phép giao tiếp giữa não và cơ thể thông qua tủy sống. Ở mỗi cấp độ của cột sống cổ là một tập hợp các dây thần kinh cột sống, bên trái và bên phải cột sống. Đốt sống C1, C2 và C3 có thể liên quan đến sự phát triển của chứng đau đầu do cổ vì những dây thần kinh này kích hoạt chức năng (chuyển động) và cảm giác của đầu và cổ. Chèn ép dây thần kinh có thể gây viêm và đau.
Đau đầu không do bệnh lý
Stress/căng thẳng trong một thời gian dài.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chất kích thích như bia rượu, cà phê…
Cơ thể mất nước, gây nên thiếu máu, thiếu oxy lên não.
Phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh hay đang trong chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi hormone.
Thường xuyên thức khuya hay rối loạn giờ giấc sinh hoạt.
Đau đầu có nguy hiểm không? Khi nào nên gặp bác sĩ?
Theo như nhiều nghiên cứu, các loại đau đầu trên sau 3 tháng đều sẽ có những thay đổi về cấu trúc và gây nên tổn thương não do các gốc tự do được sản sinh liên tục trong cơ thể.
Một số trường hợp người có bệnh đau đầu sẵn, chỉ cần có những yếu tố thuận lợi như căng thẳng, chế độ ăn uống, sinh hoạt không tốt… là sẽ làm tăng các gốc tự do, dẫn đến chứng đau đầu, tổn thương thần kinh và não.
Đau đầu trong một thời gian dài khiến người bệnh có thể bị trầm cảm, rối loạn trí nhớ, thiếu sự tập trung… Những dấu hiệu này càng nặng sẽ dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như đột quỵ não, sa sút trí tuệ, tàn tật và thậm chí là tử vong.
Điều đáng lo nhất là nhiều người bị đau đầu nhưng không xác định được nguyên nhân và không điều trị triệt để
Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện các cơn đau nhức đầu. Thay vào đó, nên theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe và thăm khám kịp thời khi có những biểu hiện bất thường như:
Cơn đau dữ đội, đi kèm nhiều triệu chứng khác như sốt, cứng cổ, thay đổi cảm giác.
Nhức đầu như sét đánh. Tình trạng này có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm như xuất huyết não, huyết khối tĩnh mạch não, viêm màng não, đột quỵ…
Đau đầu và nhức mắt cùng lúc (nhức hốc mắt, đau mặt vùng quanh mặt, đỏ mắt, chảy nước mắt…).
Các cách xử trí tại nhà khi bị đau đầu
Với trường hợp bị đau đầu không do bệnh lý, bạn có thể khắc phục ngay tại nhà bằng một số cách dưới đây:
Nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng bằng cách làm nóng cơ vai và cổ.
Uống đủ nước, từ 1.5-2l/ngày.
Tập thể dục đều đặn.
Chườm đá vào vùng bị đau hay xoa bóp huyệt thái dương, vùng cổ gáy.
Hạn chế uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá…
Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất.
Nếu cơn đau đầu ngày càng nặng hơn kèm theo những biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn… thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời
Các cách chữa đau đầu hiện nay
Những người bị đau đầu dùng thuốc gì? Đa số người bị đau đầu sẽ dùng thuốc giảm đau aspirin, acetaminophen hoặc thuốc triptan và cần có sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, một số người lại không tuân thủ và cứ thấy đau đầu là tự ý uống thuốc giảm đau. Thêm vào đó, việc dùng thuốc giảm đau trong một thời gian dài khiến cơ thể trở nên lệ thuộc, nếu không dùng thuốc thì sẽ bị đau đầu và như vậy dẫn đến tình trạng đau diễn ra thường xuyên hơn và mức độ đau ngày càng nặng thêm.
Nhiều bệnh nhân loay hoay trong việc tìm kiếm cách chữa lành cũng như cách giảm đau đầu hiệu quả. Các cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng, phương pháp nắn chỉnh cột sống rất hiệu quả trong việc điều trị các chứng đau đầu, đặc biệt là các chứng đau nhức đầu do sự căng cơ cổ.
Phòng khám ACC là đơn vị tiên phong trong việc chữa trị các cơn đau bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống không dùng thuốc, không phẫu thuật. Tại ACC, các bác sĩ sẽ nắn chỉnh các cấu trúc cột sống bị sai lệch, đưa cấu trúc cột sống trở về vị trí tự nhiên ban đầu nhằm giảm nhẹ áp lực lên đĩa đệm, giải phóng chèn ép dây thần kinh và cải thiện chức năng cột sống cổ, từ đó các cơn đau đầu sẽ giảm đáng kể.
Đối với các chứng nhức đầu do thoái hóa cột sống cổ gây ra, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống sẽ được phối hợp với vật lý trị liệu để trị tận gốc nguyên nhân gây đau đầu.
Nắn chỉnh cột sống cổ giúp giảm đau đầu và ngăn ngừa tái phát.
Để giúp bệnh nhân giữ được hiệu quả lâu dài sau khi điều trị, các bác sĩ tại phòng khám ACC sẽ hướng dẫn thêm cho bệnh nhân chế độ dinh dưỡng, cách bổ sung vitamin B phức hợp và các chất dinh dưỡng cần thiết, các tư thế đúng trong lao động và sinh hoạt, những bài thể dục và cách thức thư giãn. Chỉ cần tuân thủ đúng những lời khuyên này, bệnh nhân không còn lo sợ các cơn đau tái phát.
Biện pháp phòng ngừa đau nhức đầu hiệu quả
Để phòng ngừa chứng đau đầu hiệu quả, bạn nên ghi nhớ những lưu ý sau:
Nếu bạn làm việc lâu ở một tư thế như làm việc trước máy vi tính, may vá, đánh máy hay đọc sách, thỉnh thoảng hãy nghỉ một chút và thư giãn từ 30 phút tới một tiếng.
Thể thao nhẹ có thể làm giảm chứng đau đầu sơ cấp. Tuy nhiên nếu bạn bị đau đầu âm ỉ, đau đầu nhiều hãy tránh các môn thể thao nặng. Tham gia hoạt động như đi bộ, yoga hay aerobic nhẹ.
Tránh nghiến răng. Không để hàm trên chạm vào hàm dưới trừ khi nhai. Sự va chạm này có thể là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu do căng thẳng.
Hãy uống ít nhất 8 ly nước (loại 240ml) mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước có thể dẫn tới đau đầu.
Sản phẩm chiết xuất từ lá bạch quả (Ginkgo) giúp tăng tuần hoàn máu não và giảm triệu chứng đau nửa đầu hiệu quả.
Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế các loại thực phẩm kích thích như cà phê, sôcôla, nước giải khát có ga, đường, muối, rượu.
Đau đầu có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng. Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu thì nên đến gặp bác sĩ để có cách điều trị phù hợp và không nên tự ý uống thuốc giảm đau.