PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐIỆN GIẬT Ở TRẺ EM
ĐẠI CƯƠNG
Tai nạn thường gặp ở trẻ em, nơi tai nạn thường là ở nhà, điện 220 volt, hiếm khi điện cao thế >1000 volt. Tổn thương tùy điện thế, cường độ dòng điện, thời gian tiếp xúc, tổn thương phối hợp như té ngã. Dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn 1 chiều, điện cao thế nguy hiểm hơn điện nhà. Tổn thương bao gồm: phỏng tại chỗ, và rối loạn nhịp tim tỉ lệ vào khoảng 10 – 20%.
Tử vong nhanh trong vòng vài phút đầu chủ yếu là do rung thất, ngừng tim, ngừng thở.
II. CHẨN ĐOÁN
c. Cận lâm sàng
• Công thức máu.
• Điện tâm đồ.
• Ion đồ.
• Creatine phosphokinase (CPK).
• Tìm myoglobine trong nước tiểu.
• Chức năng thận.
• Tổng phân tích nước tiểu.
• Xét nghiệm phát hiện tổn thương kèm theo: X-quang sọ não, cột sống ngực, chi hoặc CT sọ não.
III. Điều trị
• Bệnh nhân ổn định:
– Đo và theo dõi điện tim trong 24 giờ, kịp thời phát hiện và xử trí rối loạn nhịp, mặc dù rối loạn nhịp trễ thì hiếm gặp.
– Theo dõi SpO2.
– Săn sóc vết bỏng.
– Thuốc giảm đau paracetamol 10 – 15 mg/kg/lần ngày 3- 4 lần.
– Điều trị tổn thương phối hợp.
4. Điều trị ngoại trú
Điện nhà, không có triệu chứng toàn thân bất thường ngay và sau khi bị điện giật, phỏng độ 1-2 nơi tiếp xúc.
IV. THEO DÕI
• Mỗi 30 phút – 1 giờ khi hồi sức hoặc mới nhập viện.
• Dịch xuất nhập mỗi 6 – 8 giờ.
V. PHÒNG ĐIỆN GIẬT
• An toàn khi sử dụng điện.
• Không cho trẻ chơi gần nguồn điện, ổ điện.
• Không lại gần đường điện cao thế.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.