ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH LIÊN TỤC – TÂM LÝ Y HỌC

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH LIÊN TỤC

I. Định nghĩa cơn động kinh:

– Tất cả những nguyên nhân nào đưa đến sự phóng thích quá mức của điện não tạo nên cơn co giật thì gọi là động kinh (lâm sàng: co cứng – co giật – doãi cơ (hôn mê))

– Động kinh liên tục là cơn động kinh kéo dài >30 phút hoạc là nhiều cơn liên tiếp kéo dài > 30 phút và giữa các cơn bệnh nhân không hồi tỉnh.

- Nhà tài trợ nội dung -

II. NGUYÊN NHÂN ĐỘNG KINH LIÊN TỤC:

1. Ngưng đột ngột thuốc chống động kinh (đặc biệt là Barbiturates hoạc Benzodiazepine) ở các bệnh nhân đang điều trị đông kinh.

2. Các tổn thương thần kinh cấp: viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não…

3. Các tổn thương thần kinh tiến triển: thoái hóa thần kinh, u não…

4. Rối loạn chuyển hóa: hạ đường huyết, cai rượu.

5. Nhiễm trùng – nhiễm độc (đặc biệt là cocaine)

6. Ngoài ra còn 1/3 trường hợp không xác định được nguyên nhân.

III. XỬ TRÍ ĐỘNG KINH LIÊN TỤC:

Đây là một cấp cứu, phải đạt bệnh nhân trong diện theo dõi hộ lý cấp 1

1. Quan sát biểu hiện lâm sàng để xác định động kinh cơn lớn liên tục.

2. Đặt bệnh nhân ở nơi an toàn đề phòng sang chấn trong lúc co giật.

3. Giữ bệnh nhân ở tư thế đảm bảo cho đường hô hấp thông:

– Giữ bệnh nhân nằm nghiêng, xoay đầu sang một bên để tránh hít phải chất nơn ói.

– Nới lỏng quần áo

– Hút đàm nhớt.

4. Thở Oxy qua sonde mũi hoạc mặt nạ (khoảng 10 lít/phút)

5. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: M,HA, nhịp thở và phải điều chỉnh ngay khi phát hiện bất thường (ví dụ: hạ nhiệt.)

6. Đặt đường truyền tĩnh mạch, lấy máu xét nghiệm đường huyết, công thức máu, ion đồ, đo nồng độ Oxy/máu hoặc khí/máu động mạch.

7. Tiêm tĩnh mạch dung dịch Glucose 30%:

– Đối với người lớn: 30ml dd Glucose 30% sau khi tiêm tĩnh mạch 100mg Thiamine.

– Đối với trẻ em: 1ml/kg dd Glucose 30%.

8. Dùng thuốc chống động kinh:

• Cắt cơn co giật bằng thuốc tác dụng nhanh:

(1) Diazepam: liều 0,2mg/kg tương đương 1ống 10mg (người lớn)

liều 0,1mg – 1mg/kg tương đương 1/2 ống 10mg (trẻ em)

+ Tiêm tĩnh mạch chậm với tốc độ < 5mg/phút + Có thể nhắc lại nếu vẫn còn co giật sau 5 phút + Có thể bơm trực tràng (trẻ em) với liều 0,5mg/kg Hoặc (2) Lorazépam: liều 0,1mg/kg (người lớn) liều 0,05mg – 0,5mg/kg (trẻ em)

+ Tiêm tĩnh mạch chậm với tốc độ < 2mg/phút + Có thể nhắc lại nếu vẫn còn co giật sau 10 phút Hoặc (3) Clonaépam: liều 0,01mg – 0,09mg/kg (tương đương 0,25-0,5mg bolus TM)

Hoặc (4) Midazolam: liều 0,1mg/kg – 0,3mg/kg tiêm TM

+ Có thể nhắc lại nếu vẫn còn co giật sau 10 phút

9. Nếu sau 2 lần tiêm thuốc bệnh nhân vẫn còn cơn co giật → chuyển viện

* CHÚ Ý: song song với điều trị như trên cần phải xác định và điều trị nguyên nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Elaine Wyllie, Epileptic auras, Chapter 23, Section A, p 376 – 385, in : The treatment of epilepsy : principles and pratice, Second Edition, Norman K. So., 1997.

2. Pierre Thomas – Pierre Genton, Epilepsies, 1994.

3. Gregory L Holmes, Epilepsy and other seizure disorders, Chapter 12, P. 223 – 275, Principles of Child neurology, Bruce O. Berge., 1996.

4. John M. Pellock, Pediatric Epilepsy – Diagnosis and therapy, second edition, 2001

5. Simon Shorvon, Hand book of Epilepsy treatment, 2000.

6. The epilepsies: the diagnosis andmanagement of the epilepsies inadults and children in primary andsecondary care. Issued: January 2012 last modiíỉed: December 2013

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com