ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG ĐÒN NGƯỜI LỚN

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG ĐÒN NGƯỜI LỚN

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

II. ĐẠI CƯƠNG

Là gãy xương thường gặp nhất ở vùng vai, chiếm 35-43% gãy xương vùng vai, khoảng 4% gãy xương chung.

- Nhà tài trợ nội dung -

Cơ thể có 2 xương đòn nằm giữa lồng ngực (xương ức) và bả vai (xương bả vai), kết nối cánh tay với cơ thể.

Xương đòn nằm trên một số dây thần kinh và mạch máu quan trọng. Tuy nhiên, những cấu trúc quan ừọng này ít khi bị tổn thương khi bị gãy xương đòn, mặc dù các đầu xương có thể di lệch khi chúng bị gãy.

Nguyên nhân đa số do té ngã, tai nạn lưu thông. 80% cơ chế chấn thương là gián tiếp như ngã đập vai, chống tay trong tư thế dạng vai. 20% còn lại thường do trực tiếp và thường là gãy hở.

Là gãy xương rất rễ liền xương. Tuy nhiên nếu cal lệch nhiều hay không có xương đòn, đai vai sẽ yếu.

III. CÁC THÊ LÂM SÀNG

1. Gãy đơn thuần:

Gãy 1/3 trong: ít gặp và ít di lệch.

Gãy 1/3 ngoài: ít di lệch nếu không đứt dây chằng quạ đòn, di lệch nhiều giống như trật khớp cùng đòn nếu đứt dây chằng này.

Gãy 1 /3 giữa: Thường gặp nhất. Là thể điển hình, có đặc điểm:

+Di lệch nhiều, dễ chẩn đoán.

+Đường gãy có thể ngang, chéo hay có mảnh thứ 3.

+ Các di lệch thường gặp: chồng ngắn, sang bên: đầu gần bị kéo lên ừên do cơ ức đòn chũm, đầu xa bị kéo xuống dưới do các cơ ngực, delta, dưới đòn và trọng lực cánh tay.

2. Gãy kèm tổn thương khác:

Tổn thương đám rối cánh tay: do bị kéo căng hay đè ép, thường gặp nhất, đặc biệt khi có kèm theo gãy xương sườn thứ nhất -> XQ cần chú ý xương sườn thứ nhất.

Tổn thương động mạch và tĩnh mạch dưới đòn.

Tổn thương đỉnh phổi -> tràn khí, tràn máu màng phổi.

Gãy xương sườn, nhất là xương sườn thứ nhất.

Chọc thủng da -> gãy xương hở.

IV. PHÂN LOẠI: Theo Edinburgh

Loại 1: Gãy đầu gần

V. CHẦN ĐOÁN

1. Lâm sàng:

– Xương đòn bị gãy có thể rất đau đớn và có thể lảm cho không vận động được cánh tay. Triệu chứng khác bao gồm:

– Sưng đau, mất cơ năng ( không giơ tay lên đầu được).

– Vai xệ, tay lành đỡ tay đau.

– Mất hõm thượng đòn.

– Sờ thấy xương gãy gồ lên dưới da.

– Điểm đau chói.

– Tiếng lạo xạo.

– Chiều dài mỏm cùng vai- xương ức ngắn hơn bên lành.

2. Cận lâm sàng:

Xq chẩn đoán, đôi khi cần chụp xương đòn ở tư thế chiếu chéo (hình ảnh xương đòn không chồng lên xương sườn).

VI. BIẾN CHỨNG

1.Sớm:

– Chọc thủng da -> gãy hở.

– Đè ép hay chọc thủng bó mạch dưới đòn: cần xử trí khẩn cấp về mạch máu.

– Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay: do đè ép hay bị kéo dãn: triệu chứng liệt hay mất cảm giác -> phẫu thuật giải ép.

2. Muộn:

– Cal lệch: nếu điều trị bảo tồn là rất khó tránh vì khó cố định. Gây ảnh hưởng một phàn chức năng khớp vai và mất thẩm mỹ. Đối với cal lệch quá xấu hay đe dọa chọc thủng da do các chồi xương có thể mổ đục bạt các chồi xương.

– Khớp giả: Cần điều trị bằng kết hơpĩ xương, ghép xương.

– Đơ cứng khớp: Do ít vận động hay tổn thương các gân cơ xoay.

VII. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

1. Bảo tồn:

Nếu gãy xương đòn không di lệch hay di lệch ít, có thể điều trị bảo tồn mà không cần phẫu thuật. Các phương pháp điều trị bảo tồn có thể là:

a. Băng thun số 8:

Dùng băng thun bản rộng 10-12cm băng cố định 2 xương đòn bắt chéo sau lưng hình số 8. Mục đích để xương đòn không di động (và cũng là không đau) khi tập vận động khớp vai. Băng số 8 luôn luôn ôm sát xương đòn, tuy nhiên dễ tuột nếu băng lỏng và dễ chèn ép nếu băng chặt. Băng số 8 giữ 3-4 tuần.

b. Đai vải treo tay:

Mục đích là giữ cánh tay không bị xệ và cũng là để hạn chế vận động khớp vai, giúp ổ gãy yên lặng. Thường sử dụng khi bệnh nhân không chịu được khi đeo đai số 8. Đai giữ 3-4 tuần.

c. Dán băng keo thun:

Phương pháp này hiện nay ít sử dụng vì bệnh nhân hay dị ứng với băng keo gây ngứa hay khó chịu.

d. Phương pháp Rieunau:

Bệnh nhân nằm ngửa kê gối dưới vai liên tục 2 tuần.Trong tư thế này vai không xệ, cơ ức đòn chũm trùng lại, vai đưa ra sau nên bệnh nhân tự nắn được gần hết các di lệch. Nơi xương gãy chỉ cần băng chéo bằng 2 đoạn băng dính bản lớn. Sau 2 tuần cho bệnh nhân ngồi dậy và tập khớp vai.

2. Phẫu thuật:

a. Chỉ định:

– Gãy hở hoặc đe doạ chọc thủng da.

– Gãy kín:

+ Trong gãy đầu trong có đứt dây chằng ức đòn hoặc di lệch ra sau nhiều (Edinburgh 1B).

+ Trong trường hợp gãy thân xương di lệch nhiều ( di lệch sang bên quá 1 thân xương hoặc chông ngăn hơn 2cm(Edinburgh 2B)

+Hoặc gãy xương đầu ngoài di lệch ( Edinburgh IIIB).

+ Hoặc trong gãy nhiều xương: gãy đai vai hoặc xương tay cùng bên hoặc gãy xương chi dưới cần đi nạng, và trong gãy nhiều xương sườn cùng bên phối hợp.

+Hoặc có kèm theo biến chứng thần kinh, mạch máu.

+Không lành xương.

– DụngcụKHX:địnhnộitùy,KimKirschnerhaynẹpvít(nẹpA.O).

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi văn Đức (2003). “Gãy xương đòn ở người lớn”,Chấn thương chỉnh hình chi trên tái bản, NXB thê dục thê thao, tr 104-18.

2. Khan L.A.K. et al (2009). “Current Concepts Review”,JBJS, A-91(2), pp.447-60.

3. Crenshaw A.H., Perez E.A (2009). “Clavicle”,Campbell’s Operative Orthopeadics, Elsevier, 1 lth ed, pp.337-75.

4. Finkemeier C.G. et al (2009).”Fractures and dislocations of the shoulder girdle and humerus”,Chapman’s Orthopaedic Surgery, Lippincott Williams & Wilkins, 3rd ed, pp.444-51.

5. Geel c.w (2000). “Scapular and Clavicle”. AO Principles of Fracture Management, Georg Thieme Verlag, pp.255-68.

6. Mckee M.D (2010). “Clavicle Fractures”, Rockvvood and Green’s Fractures inAdult, Lippincott Williams & Wilkins, 7th ed, pp. 1106-43.

7. Ring D., Jupiter J.B (2009). “Injuries to the Shoulder Gừdle”, Skeletal Trauma, Elsevier, 4th ed.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com