ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM TRÊN

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM TRÊN

I. Đại cương:

Xương hàm trên có đặc điểm: cố định, nhiều mạch máu nuôi, xốp, nhiều hốc tự nhiên

II. Dịch tễ học:

- Nhà tài trợ nội dung -

Thường gặp ở người trẻ, Nam > Nữ

III. Nguyên nhân gây bệnh:

Do 1 lực tác động trực tiếp vào Xương hàm trên .Lực này thường gây ra bởi: Tai nạn giao thông, đả thương, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động,…

IV. Yếu tố nguy cơ:

– Đả thương.

– Không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.

– Sau khi uống rượu bia, nồng độ cồn (alcohol) trong máu vượt ngưỡng cho phép, tham gia giao thông hoặc gây gổ đánh nhau.

– Không trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ khi tham gia lao động.

V. Chẩn đoán:

1/ Lâm sàng:

– Biến dạng vùng má, mũi: lõm, lệch, sưng, bầm mi dưới, góc trong mắt, môi trên.

– Chảy máu mũi.

– Chảy nước mắt một bên.

– Sờ nắn, ấn đau chổ gãy

– Gãy răng, gãy xương ổ răng.

– Dị cảm mặt (bên gãy).

– Song thị.

– Gãy LeFort III (tách rời sọ mặt trên xương gò má): dấu mắt kính râm, đau đường nối trán mũi.

2/ Cận lâm sàng: X- quang:

Face, Blondeau, Hirtz. CT-scanner

3/ Các thể lâm sàng:

3.1 Gãy bộ phận (gãy một phần):

– Gãy mõm trên: tổn thương tuyến lệ, gãy xương chính mũi.

– Lún hố nanh: dị cảm.

– Gãy bờ dưới ổ mắt và sàn ổ mắt

– Gãy xương ổ răng

– Khoảng hở giữa 2 răng nơi đường gãy biến dạng hình bậc thang.

– Hạn chế há miệng (khi có mõm vẹt chạm vào trong xương gò má)

– Di động bất thường giữa 2 đường gãy.

– Chảy máu từ cả 2 hốc mũi.

– Gãy mõm khẩu cái và vòm khẩu cái ở trẻ em.

3.2 Gãy toàn bộ (gãy tách rời)

– Gãy dọc

– Gãy ngang (Gue’rin – LeFort I, LeFort II, Leíòrt in)

VI. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị:

1.1 Điều trị ban đầu:

– Chống choáng.

– Chống chảy máu (mèche mũi, cố định đường gãy trong miệng)

+ Chống ngạt thở (do sụp khối sang – hàm làm tắc khí đạo trên)

– Xử trí vết thương phần mềm

1.2/ Điều trị nội khoa — nâng đỡ:

– Kháng sinh- giảm đau

– Vật lý trị liệu (chườm lạnh,chườm ấm)

– Chống phù nề (Kháng viêm dạng men,Corticoides)

– Tâm lý

– Hướng dẫn chăm sóc răng miệng (Chải răng, dùng thuốc súc miệng Chlorexidine).

Nhóm heta lactam:

♦ Liều thường dùng cho người lớn: 500mg/ mỗi 8 giờ 1 lần (uống).

♦ Trẻ em trên 12 tuổi: dùng liều người lớn: 500mg/ mỗi 8 giờ 1 lần (uống).

♦ Trẻ em đến 10 tuổi: 125 – 250mg/ mỗi 8 giờ 1 lần (uống).

♦ Trẻ dưới 20kg thường dùng liều 20 – 40mg/ kg thể ừọng/ ngày, chia làm 3 lần (uống).

♦ Cephalosporins

♦ Liều thường dùng cho người lớn: 500mg/ mỗi 6 giờ 1 lần uống.

♦ Trẻ em: liều thường dùng 25 – 60mg/ kg thể trọng/24 giờ, chia thành 2 – 3 lần uống.

Clindamycin:

♦ Liều thường dùng cho người lớn: 150 – 300mg, uống mỗi 6 giờ 1 lần.

♦ Nhiễm khuẩn nặng: 450mg, uống mỗi 6 giờ 1 lần.

♦ Đối với trẻ em: 3 – 6mg/kg thể trọng, uống mỗi 6 giờ 1 lần. Trẻ em dưới 1 tuổi hoặc cân nặng dưới 10 kg: 3,75mg, uống mỗi 8 giờ 1 lần.

Nhóm Macrolides

♦ Liều dùng cho người lớn: 1-2 g/ngày chia làm 2 – 4 lần uống, khi nhiễm khuẩn nặng có thể tăng lên 4g/ngày, chia làm nhiều lần uống.

♦ Liều dùng cho trẻ em: 30 – 50 mg/kg thể trọng/ngày chia làm 2 – 4 lần uống.Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều có thể tăng lên gấp đôi.

♦ Trẻ em từ 2 – 8 tuổi: Dùng liều 1 g/ngày chia làm 2 – 4 lần uống.

♦ Trẻ em dưới 2tuổi: Dùng liều 5mg/ngày, chia làm 2 – 4 lần uống.

Kháng viêm

Giảm đau

1.3/Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật càng sớm càng tốt khi tình trạng toàn thân ổn tốt nhất là không quá 7 ngày sau chấn thương

a) Gãy bộ phận:

• Gãy mõm xương hàm trên (kèm gãy xương chính mũi): Nâng chỉnh xương, nẹp vis.

• Lún hố nanh: Phẫu thuật bỏ xương vụn, đặt lại mảnh xương lớn mở thông và dẫn lưu xoang.

• Gãy bờ dưới ổ mắt, sàn ổ mắt:

– Nắn chỉnh bằng phẫu thuật

– Trường hợp song thị, lõm mắt thì phẫu thuật đưa tổ chức hốc mắt lên

• Gãy xương ổ răng:

– Cố định cung , máng, lưới, nẹp-vis

– Kiểm tra tủy răng liên hệ

• Gãy mõm khẩu cái và vòm khẩu cái ở trẻ em: Khâu tạo hình

b) Gãy toàn bộ:

Gãy dọc:

Buộc chỉ thép vùng răng 3 đến răng 6 hai bên, kéo vào(có thể qua lưới thép).

– Cung + thun kéo

– Máng + ốc chỉnh.

Gãy ngang: cố định vào sọ

Lefort I:

– Cố định ngoài sọ (dùng mủ thạch cao ở đầu, cung thép trong miệng)

– Cột treo (treo Adams cung tiếp, bờ dưới hoặc bờ ngoài hốc mắt)

Lefort II:

– Lún hàm trên ra sau,dùng kềm Rowe – Killey kẹp kéo ra hoặc luồn ống Nélaton từ mũi xuống họng kéo ra (dưới gây mê)

– Treo Adams (mấu mắt ngoài xương trán)

1.4/ Biến chứng và điều trị biến chứng:

– Viêm xoang hàm: điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật

– Viêm màng não ngược dòng: (chuyển Bệnh nhân điều tiị theo chuyên khoa)

– Chậm Cal xương do nắn chỉnh không tốt, suy nhược cơ thể: nắn chỉnh lại đúng vị trí và cố định vững hơn, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

– Dị cảm (vùng dưới ổ mắt, gò má thái dương), đau mất vị giác, khứu giác…: điều ứị nội khoa có thể kết hợp vật lý trị liệu.

– Tổn thương mắt và vùng phụ cận: phối hợp điều trị với chuyên khoa mắt.

2. Theo dõi bệnh nhân:

– Sự cân đối của mặt

– Vận nhãn

– Vận động và biên độ há miệng

– Có dị cảm mặt ?

VII.Tiêu chuẩn đánh giá mức độ đáp ứng điều tri:

– X-quang sau phẫu thuật

– Khám lâm sàng sau phẫu thuật: Mặt cân đối, khớp cắn đúng,vận nhãn bình thường.

VIII. Tiên lượng:

– Tốt nếu không kèm theo những bệnh lý khác đặc biệt là chấn thương sọ não.

IX. Phòng ngừa:

– Tuyên truyền giáo dục về an toàn giao thông

– Người lao động được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động

Phác đồ xử trí

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình: “ Chấn thương hàm mặt”.Bs Trần Công Chánh

2. Oral and Maxillofacial Trauma Vol.l & 2 R.ếFFNSECA & R.V WALKER W.B. Saunder Co. 1991

3. Principles of Oral and Maxillofacial sugery Vol. 1& 2&3 LJ.PETERSON A.T. INDRESANO J.B Lippincott Co. 1992

4. giải phẫu học Tập 1 GS.N.Q.QUYỀN NXB Y học 1990

 

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com