PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG VÙNG HÁNG Ở TRẺ EM
I. ĐỊNH NGHĨA
• Chiếm 1% gãy xương trẻ con.
• Bao gồm: gãy chỏm, cổ, liên mấu chuyển xương đùi.
• Thường có các biến chứng muộn như: hoại tử vô mạch, coxavara, khớp giả và hoá cốt sớm sụn tiếp hợp.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Bệnh sử
Sau 1 chấn thương lớn như té cao hay tai nạn giao thông.
2. Lâm sàng
Đau chói vùng háng, chân xoay ngoài, ngắn chi.
3. Cận lâm sàng
• X-quang khớp háng 2 bên.
• Xét nghiệm tiền phẫu.
• Siêu âm khớp háng nếu cần phân biệt với nhiễm trùng khớp kháng.
4. Chẩn đoán phân biệt
Nhiễm trùng vùng háng: hỏi kỹ bệnh sử, xét nghiệm (công thức máu, siêu âm, CRP,..), theo dõi lâm sàng có thể giúp ích trong chẩn đoán; nếu vẫn chưa chắc chắn chọc hút khớp háng sẽ giúp chẩn đoán phân biệt.
5. Phân loại (theo Delbet)
có 4 loại:
• Type 1: gãy tróc chỏm xương đùi, có kèm trật (1A) hay không trật (1B) khớp háng.
• Type 2: gãy cổ xương đùi.
• Type 3: gãy cổ-mấu chuyển (gãy chân cổ).
• Type 4: gãy liên mấu chuyển.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Tùy theo loại gãy
• Type 1:
– ≤ 2 tuổi:
+ 1A: nắn (kéo nhẹ nhàng, dạng, và xoay trong), nếu ổ khớp vững thì bó bột chậu đùi bàn chân, nếu không vững thì xuyên đinh mềm qua da để cố định. Nếu không cố định được thì chụp X-quang kiểm tra và được phẫu thuật xuyên đinh vis để cố định.
+ 1B: bó bột chậu bàn chân.
– > 2 tuổi: phẫu thuật xuyên đinh vis để cố định. sau mổ phải bó bột chậu đùi bàn chân và chỉ cắt bột sau 8-12 tuần.
• Type 2:
– Nắn và xuyên đinh qua da cho cả 2 loại di lệch và không di lệch.
– Nếu thất bại, mổ kết hợp xương.
• Type 3:
– Không di lệch, bột chậu bàn chân ở thế dang.
– Di lệch, mổ kết hợp xương.
• Type 4: – Kéo tạ, sau đó bột chậu bàn chân.
– Phẫu thuật chỉ áp dụng khi điều trị bảo tồn thất bại.
→ Đinh vis được lấy sau 6-12 tháng.
2. Các biến chứng
Theo dõi và điều trị tuỳ theo từng biến chứng.
IV. TÁI KHÁM
• Sau bó bột, theo dõi các dấu chèn ép bột trong những ngày đầu, thay bột sau 1 tuần để tránh di lệch thứ phát do bột lỏng.
• Bột được tháo sau 8-12 tuần. Sau đó tập VLTL.
• Nếu có phẫu thuật (xuyên đinh qua da, kết hợp xương): – Lấy tầm vận động và đi không chịu sức trong tháng đầu.
– Đi có chịu sức 1 phần trong tháng thứ 2.
– Đi chịu sức trong tháng thứ 3.
• Đinh được lấy từ sau 6-12 tháng.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.