PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GLAUCOME BẨM SINH
Biểu hiện : Trẻ sinh ra có mắt to ,trắng đục. Sợ sáng, chảy nước mắt.
Co quắp mi, đỏ mắt
I. CHẨN ĐÓaN:
+ Nhãn cầu to và đường kính giác mạc lớn ( ở trẻ < 1 tuổi mà đường kính ngang GM>12mm )
+ Phù giác mạc. Cương tụ kết mạc.
+ Nhãn áp cao .
+ Lõm gai rộng.
+ Rạn màng Descenmet ( Thường chạy ngang hoặc đồng tâm với rìa) Sẹo nhu mô giác mạc
CHẨN ĐÓAN PHÂN BIỆT :
1. Chứng to giác mạc bẩm sinh ( Đường kính giác mạc to nhưng không phù và không lõm gai ) Thường di truyền.
2. Cận thị nặng :Nhãn cầu to, GM to, Đĩa thị lệch kèm liềm cận thị. Nhãn áp không cao.
3. Sang Chấn sản khoa : Có tiền căn giúp sanh, có chấn thương khi đỡ đẻ. Đường nứt rạn giác mạc theo hướng đứng hoặc chéo.Đường kính GM không to, nhãn áp không cao.
4. Lọan dưỡng nội mô di truyền bẩm sinh ( Có phù giác mạc 2 mắt ngay sau sinh nhưng đường kính GM không to và NA không cao.
5. Các bệnh rối lọan Mucopolysaccharidosis ( Storage disease), Cystinosis, Tyrosinemia… Có giác mạc đục nhưng đường kính GM không to và NA không cao.
II. NGUYÊN NHÂN:
1. Glaucoma bẩn sinh nguyên phát.
2. Dị dạng phát triển ở bán phần trước: Tật không mống mắt, Hội chứng Axenfeld-Reiger , dị dạng Peter, hội chứng nội mô mống mắt GM ( ICE syndrome)
3. Hội chứng Lowe – hội chứng mắt-não -thận
4. Hội chứng u thần khinh da-ngọai bì. Sturge-Weber , Neurofibromatosis, Nevus of Ota
5. PHPV, ROP, lệch T3 , chấn thương- xuất huyết tiền phòng.
III. XÉT NGHIỆM : ,
Xét nghiệm tiền phẫu : CTM, TS, TC, Khám tiền mê.
1. Đo nhãn áp . Đo đường kính giác mạc ( có thể dưới gây mê.)
2. Soi góc tiền phòng cho trẻ có thể hợp tác.
3. Đo khúc xạ.
4. Dãn đồng tử soi đáy mắt ( có thể dưới gây mê.)
5. Siêu âm đo trục nhãn cầu nếu cần.
6. Chụp đáy mắt, đo thị trường, đo HRT nếu cần và nếu trẻ hợp tác tốt.
IV. ĐIỀU trỊ
A- GLAUCOMA BẨM SINH ( 1-3 tuổi- Infantile glaucoma) : Phẫu thuật càng sớm càng tốt.
Sau phẫu thuật làm hồ sơ theo dõi ngoại trú, theo dõi nhãn áp , thị lực, tình trạng lõm gai, khúc xạ để có thể điều trị nội tiếp hoặc can thiệp phẫu thuật nếu cần
B- GLAUCOMA Thiếu niên ( 3- 15 Tuổi – Juvenile glaucoma):
Điều trị nội :
Nhỏ tại chỗ : Coll. Timolol 0,25%, 0,5% x 2 lần/ ngày Coll . Betoptic 0,25% x 2 lần /ngày
Có thể phối hợp thêm Coll Trusof 2%, Azopt 1% x 3-4 lần / ngày. Coll Travatan 0,1% 1 lần / ngày vào buổi tối.
Thuốc tòan thân nếu nhỏ tại chỗ chưa đáp ứng :
Acatazolamide 10 -15 mg / kg ( nếu nhãn áp > 30mmHg)
Tái khám định kỳ theo dõi :
+ Nhãn áp + Soi đáy mắt + Đo thị trường
Điều trị phẫu thuật khi điều trị nội thất bại.
V. KỸ THUẬT MỔ
Chọn 1 trong các kỹ thuật sau tùy nguyên nhân và mức độ của bệnh.
– a. Trabeculotomy ( Tách bè củng mạc)
– b. Trabeculectomy
– c. Goniotomy ( mở bè củng mạc)
– d. trabeculotomy+ trabeculectomy
– e.Trabeculectomy+5FU hoặc Trabeculectomy+ áp Mitomycine trên vạt củng mạc 3 –
5 phút sau đó rửa với 50- 100ml Lactate Ringer liên tục, nhanh.
– f. Đặt Valve .
VI. HẬU PHẪU :
Tái khám 1 -3 tháng, sau đó tùy theo tiến triển của bệnh.
Lập hồ sơ theo dõi ngoại trú, tái khám tùy theo tiến triển của bệnh.
Đo thị lực kiểm tra.
Đo nhãn áp.
Soi FO xác định tỉ lệ lõm gai.
Nếu cần có thể hẹn khám dưới gây mê Điều trị quang học : thử kính 1 tháng sau mổ.
Điều trị nhược thị : Che mắt tốt mỗi ngày 3-4 giờ /ngày.
Chữ ký |
Người soạn thảo |
Người kiểm tra |
Người giám sát |
Người phê duyệt |
Họ và tên |
BS VÕ THỊ CHINH NGA |
BS. VÕ THỊ CHINH NGA |
BS. BÙI THỊ THU HƯƠNG |
BS. TRẦN ANH TUẤN |
Chức danh |
BS Trưởng khoa |
BS Trưởng khoa |
TP. KHTH |
GIÁM ĐỐC |
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.