PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HẸP ĐỘNG MẠCH THẬN
Hẹp động mạch thận là bệnh cảnh chung trong quá trình xơ vữa động mạch và là một trong những nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp. Chiếm tỉ lệ 6,8% dân số trên 65 tuổi 22% đến 59% trường hợp hẹp động mạch chi dưới có kèm hẹp khít động mạch thận (hẹp > 50%). Phẫu nghiệm tử thi bệnh nhân chết do nhồi máu cơ tim có 12% trường hợp có kèm theo hẹp động mạch thận >75%.
BỆNH CẢNH NGHĨ ĐẾN CHẨN ĐOÁN HẸP ĐỘNG MẠCH THẬN
Class 1:
1. Cao huyết áp người trẻ, xuất hiện trước 30 tuổi (Level B)
2. Bệnh tăng huyết áp nặng theo định nghĩa của JNC 7 sau 55 tuổi (Level B)
3. Cao huyết áp diễn tiến nhanh dù đang điều trị, cao huyết áp kháng trị (không đạt được mức huyết áp mong muốn dù đã dùng trên 3 thuốc liều tối đa, trong đó có lợi tiểu). Cao huyết áp ác tính (cao huyết áp đi kèm biểu hiện tổn thương cơ quan đích như: Suy thận cấp, suy tim mất bù cấp, rối loạn thần kinh mới xuất hiện hoặc tổn thương đáy mắt độ III, IV) (Level C)
4. Cơn tăng urê máu mới hoặc suy thận nặng hơn sau khi điều trị thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin (Level C).
5. Thận teo nhỏ, không tìm được nguyên nhân hoặc kích thước 2 thận chênh lệch nhau 1,5 cm. (Level B).
6. Phù phổi không tìm được nguyên nhân (đặc biệt kèm theo tăng urê máu ) (Level B)
Class II a:
Suy thận không rõ nguyên nhân, kể cả những người vừa ghép thận.(Level B).
Class II b
1. Bệnh nhân hẹp năng nhiều nhánh mạch vành hoặc hẹp động mạch chi dưới khi chụp mạch máu. (Level B)
2. Suy tim không rõ nguyên nhân hoặc cơn thắt ngực kháng trị (Level C)
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN HẸP ĐỘNG MẠCH THẬN
Class I:
1. Siêu âm
2. Chụp cắt lớp điện toán ( CT) khi chức năng thận bình thường
3. Chụp cộng hưởng từ.
4. Chụp mạch máu có cản quang.
Class III:
1. Test: Xạ hình thận bằng captopril. (Level C)
2. Test: Đo nồng độ Renin trong tĩnh mạch thận chọn lọc, (Level B)
3. Test đo hoạt tính Renin trong huyết tương.(Level B).
4. Test captopril ( Đo hoạt tính Renin trong huyết tương sau khi dùng captopril. (Level B).
CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ HẸP ĐỘNG MẠCH
I. Điều trị nội khoa
Class I
1. Ức chế men chuyển có hiêu quả trong điều trị cao huyết áp có kèm hẹp động mạch thận 1 bên. (Level A)
2. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin có hiêu quả trong điều trị cao huyết áp có kèm hẹp động mạch thận 1 bên ( Level B)
3. Thuốc chẹn kênh calci có hiêu quả trong điều trị cao huyết áp có kèm hẹp động mạch thận 1 bên ( Level A).
4. Thuốc ức chê thục thể beta có hiêu quả trong điều trị cao huyết áp có kèm hẹp động mạch thận 1 bên (Level A)
II. Chỉ định tái lưu thông
A. Trong trường hợp hẹp động mạch thận không triệu chứng Class II b
1. Nong động mạch thận qua da được chỉ định khi hẹp có ý nghĩa động mạch thận cả 2 bên, không có triệu chứng hoặc hẹp có ý nghĩa về mặt huyết động trên thận còn sống độc nhất. (Level C)
2. Hẹp nặng về mặt huyết động động mạch thận 1 bên, không phải là thận còn sống độc nhất và triệu chứng lâm sàng không cải thiện. (Level C)
B. Trong trường hợp tăng huyết áp
Class II a:
Hẹp động mạch thận có ý nghĩa và tăng huyết áp diễn tiến nhanh, tăng huyết áp kháng trị, tăng huyết áp ác tính, tăng huyêt áp kèm theo thận teo nhỏ 1 bên không rõ nguyên nhân, tăng huyết áp không dung nạp với điều trị nội khoa (level B).
C. Trong trường hợp bảo vệ chức năng thận Class II a:
Hẹp động mạch thận kèm theo bệnh thận mạn tiền triển: hẹp động mạch thận 2 bên hoặc hẹp động mạch thận còn chức năng độc nhất. (Level B)
Class II b
Hẹp động mạch thận 1 bên và kèm suy thận mạn. (Level C)
D. Trong trường hợp hẹp động mạch thận có ảnh hưởng đến suy tim sung huyết và cơn đau thắt ngực không ổn định
Class I
Tái lưu thông mạch thận được chỉ định trên bệnh nhân có hẹp khít động mạch thận kèm suy tim sung huyết, tái phát nhiều lần không rõ nguyên nhân hoặc phù phổi không không giải thích được (Level B).
Class II a:
Hẹp có ý nghĩa động mạch thận và đau thắt ngực không ổn định ( level B)
III. Chỉ định cách can thiệp Class I:
1. Stent động mạch thận được chỉ định cho tổn thương xơ vữa ở lỗ xuất phát.(Level B)
2. Nong bằng bong đối với tổn thương thoái hóa sợi-cơ (fibromuscular dysplasia lesion) và chỉ đặt stent khi nong bằng bóng không hiệu quả (level B)
IV. Chỉ định phẫu thuật
Class I:
1. Chỉ định phẫu thuật cho các tổn thương thoái hóa sợ-cơ phức tạp, lan tỏa, nhiều đoạn hoặc có chỗ phình mạch lớn (Level B).
2. Chỉ định phẩu thuật đối với tổn thương xơ vữa trên nhiều nhánh động mạch thận nhỏ hoặc trên nhánh xuất phát sớm của động mạch thận chính.
3. Chỉ định phẫu thuật đối với tổn thương xơ vữa kết hợp với phẫu thuật tái tạo động mạch chủ bụng ngang thận (Phình động mạch chủ bụng hoặc tắc động mạch chủ-chậu nặng) (level C)
Tài liệu tham khảo
1. Libertino J.A., Bosco P.J., Ying C.Y.; Renal revascularization to preserve and restore renal function. J Urol. 147 1992:1485-1487.
2. Holley K.E., Hunt J.C., Brown A.L. Jr., Kincaid O.W., Sheps S.G.; Renal artery stenosis. a dinical-pathologic study in normotensive and hypertensive patients. Am JMed. 37 1964:14-22.
3. Hansen K.J., Edwards M.S., Craven T.E.; Prevalence of renovascular disease in the elderly. a population-based study. J Vasc Surg. 36 2002:443-451.
4. Swartbol P., Thorvinger B.O., Parsson H., Norgren L.; Renal artery stenosis in patients with peripheral vascular disease and its correlation to hypertension. a retrospective study. Int Angiol. 11 1992:195-199.
5. Metcalfe W., Reid A.W., Geddes C.C.; Prevalence of angiographic atherosclerotic renal artery disease and its relationship to the anatomical extent of peripheral vascular atherosclerosis. Nephrol Dial Transplant. 14 1999:105- 108.
6. Radermacher J., Chavan A., Bleck J.; Use of Doppler ultrasonography to predict the outcome of therapy for renal-artery stenosis. NEngl JMed. 344 2001:410-417.
7. Rocha-Singh K.J., Mishkel G.J., Katholi R.E.; Clinical predictors of improved long-term blood pressure control after successful stenting of hypertensive patients with obstructive renal artery atherosclerosis. Catheter Cardiovasc Interv. 47 1999:167-172.
8. Plouin P.F.; Stable patients with atherosclerotic renal artery stenosis should be treated first with medical management. Am JKidney Dis. 42 2003:851-857.
9. Nordmann A.J., Woo K., Parkes R., Logan A.G.; Balloon angioplasty or medical therapy for hypertensive patients with atherosclerotic renal artery stenosis? A meta-analysis of randomized controlled trials. Am J Med. 114 2003:44-50.
Webster J., Marshall F., Abdalla M.;Scottish and Newcastle Renal Artery Stenosis Collaborative Group Randomised comparison of percutaneous angioplasty vs continued medical therapy for hypertensive patients with atheromatous renal artery stenosis. J Hum Hypertens. 12 1998:329-335.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.