ĐIỀU TRỊ HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

blank
Đánh giá nội dung:

HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

I. Đinh nghĩa:

Hở van động mạch chủ là tình trạng dòng máu phụt ngược từ động mạch chủ (ĐMC) về thất trái trong kỳ tâm trương vì van ĐMC đóng không kín gây nên tăng gánh thể tích thất trái.

II. Nguyên nhân hở van động mạch chủ:

- Nhà tài trợ nội dung -

Hở van động mạch chủ mạn (Cung lượng tim bình thường trong một thời gian dài)

Hở van động mạch chủ cấp (cung lượng tim giảm, áp lực đầy thất tăng nhanh)

– Thấp tim.

– Loạn dưỡng ĐMC lên

– Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

– Tim bẩm sinh: Thông liên thất kèm Hở van động mạch chủ (Hội chứng Laubry – Pezzi), van ĐMC hai lá, hội chứng Marfan.

– Viêm ĐMC: giang mai, Takayasu.

– bệnh lý khớp: Viêm cột sống dính khớp, hội chứng Reiter.

– Hở van động mạch chủ trên van nhân tạo.

– Hở van động mạch chủ cơ năng

– Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

– Bóc tách thành ĐMC cấp

– Chấn thương ngực.

– Vỡ túi phnh xoang Valsalva.

– Rối loạn chức năng van nhân tạo ĐMC cấp.

III. Triệu chứng hở van động mạch chủ;

1. Cơ năng:

• Khó thở: Lúc đầu là khó thở khi GS, sau đó khó thở thường xuyên, Có thể có cơn khó thở kịch phát ( cơn hen tim, PPC): thường xuất hiện về đêm. –

• Đau ngực

2. Thực thể:

• Nghe tim: Tiếng thổi tâm trương ở ổ van ĐMC nhưng thường nghe rõ nhất ở ổ lan dọc bờ trái xương ức, có thể xuống mỏm.

• Các dấu hiệu ngoại biên: đặc biệt rõ khi Hở van động mạch chủ nặng.

❖ Dấu Musset

❖ Mạch Corrigan: mạch nẩy mạnh, căng đầy rồi lại chìm nhanh, thường thấy rõ ở mạch quay.

❖ Mạch mao mạch ( Mạch Quincke): khi ép nhẹ lên môi hoặc móng tay BN sẽ thấy màu sắc lúc hồng lúc nhợt theo nhịp mạch.

❖ Dấu Durozier: khi áp ống nghe vào một ĐM lớn (ĐM đùi) thấy có tiếng thổi S HA tối đa tăng, HA tối thiểu giảm , HA hiệu số tăng.

❖ HA tâm thu ở khoeo chân > HA tâm thu ở cánh tay (dấu Hill): < 20 mmHg: Hở van động mạch chủ nhẹ; 20 – 40: Hở van động mạch chủ trung bình; > 40 mmHg: Hở van động mạch chủ nặng

IV. Cân lâm sàng:

1. X quang: bóng tim to, thất trái to ra biểu hiện cung dưới trái giãn to, mỏm tim hạ thấp. Chỉ số tim ngực tăng. Phổi thường mờ.

2. Điện tâm đồ (ĐTĐ): tăng gánh thất trái

3. Siêu âm tim:

– Chẩn đoán xác định Hở van động mạch chủ

– Chẩn đoán nguyên nhân và cơ chế Hở van động mạch chủ

– Chẩn đoán mức độ – ảnh hưởng của Hở van động mạch chủ lên kích thước và chức năng thất trái, áp lực động mạch phổi

– Các tổn thương phối hợp

* Siêu âm tim qua thực quản: chỉ định khi:

– Siêu âm tim qua thành ngực không rõ ràng.

– Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

– Loạn dưỡng ĐMC

– Bóc tách ĐMC

V. Điều trị hở van động mạch chủ;

1. Nội khoa:

– Phòng thấp tim tái phát ở bệnh nhân Hở van động mạch chủ do thấp tim

– Phòng biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

– Hở van động mạch chủ nhẹ-vừa (độ 1-2) và chưa có suy tim, kích thước thất trái bình thường hay chỉ tăng nhẹ: theo dõi, không cần điều trị thuốc.

– Hở van động mạch chủ nặng (độ 3-4): dù chưa có triệu chứng vẫn nên cho thuốc giãn mạch (thuốc ức chế men chuyển)

– bệnh nhân không có triệu chứng hay triệu chứng cơ năng không rõ ràng, chức năng thất trái bình thường (EF>50%): theo dõi lâm sàng và siêu âm tim như sau:

+ Ds < 40mm, Dd <55mm: kiểm tra lại sau 3 tháng, nếu ổn định lnăm/lần + Ds: 40-45mm, Dd: 55-65mm: 6-12 tháng/lần + Ds: 45-50, D d: 65-70: làm nghiệm pháp gắng sức, nếu đáp ứng tốt: theo dõi 4-6 tháng/lần, nếu không tốt: phẫu thuật Nếu là lần đầu khám bệnh nhân thì phải kiểm tra sau 3 tháng

– Điều trị suy tim (khi không có điều kiện mổ)

2. Ngoại khoa:

Chỉ định:

– Hở van động mạch chủ nhiều, có triệu chứng cơ năng do Hở van động mạch chủ hay rối loạn chức năng thất trái gây ra

– Hở van động mạch chủ nhiều, tuy không có triệu chứng cơ năng nhưng:

+ Chức năng thất trái giảm (EF<50%) hoặc:

+ Chức năng thất trái bình thường nhưng thất trái giãn nhiều: Ds >50mm, chỉ số Vs >55ml/m2 và/hoặc Dd >70mm, chỉ số Vd>200ml/m2

– Hở van động mạch chủ cấp nặng

– bệnh của gốc ĐMC với đường kính gốc ĐMC giãn > 50mm + Hở van động mạch chủ bất kỳ mức độ nào

– Hở van động mạch chủ nặng ở bệnh nhân phải chịu phẫu thuật van tim khác.

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Lân Việt, Thực hành bệnh tim mạch, 2007

2. Đỗ Dõan Lợi, Nguyễn Lân Việt, Phạm Mạnh Hùng và CS. “Khuyến cáo của Hội Tim Mạch Việt Nam năm 2008 về chẩn đóan, và xử trí các bệnh van tim”

3. Braunwald , Heart disease, 7th Edition.

4. Hurt’s the Heart Manual of Cardiology, 10th Edition

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com