PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LOẠI BỆNH U NANG VÙNG HÀM MẶT
1. CHẨN ĐOÁN:
1.1. U nang lành tính trong mô mềm:
1.1.1. Dấu hiệu lâm sàng:
– Khối sưng lùng nhùng hay giới hạn rõ.
– Phát triển chậm.
– Sờ mềm, chắc, di động.
– Không đau (trừ khi bị nhiễm trùng thứ phát).
– Có hay không có hạch ngoại biên.
1.2. U nang lành tính trong xương hàm:
1.2.1. Dấu hiệu lâm sàng:
– Giai đoạn tiềm ẩn:
• Không có triệu chứng.
• Phát hiện tình cờ.
• Trường hợp nhiễm trùng gây đau nhức.
– Giai đoạn biến dạng xương:
• Phồng bề mặt xương.
• Bệnh nhân có cảm giác nằng nặng.
• Chèn ép thần kinh gây dị cảm hay mất cảm giác.
– Giai đoạn phá vỡ bề mặt xương:
• Nằm dưới niêm mạc.
• Sờ thấy khối lùng nhùng không đau, pingpong (±).
• Bờ xương xung quanh mỏng, bén nhọn.
– Giai đoạn tạo đường dò và gây biến chứng:
• Niêm mạc phủ trên mỏng dần và thủng gây lỗ dò trong hay ngoài miệng.
2. CẬN LÂM SÀNG:
– Siêu âm.
– Ponction.
– X- quang: quanh chóp, Panorex, Occlusal, CT…
– Giải phẫu bệnh.
3. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH:
– Giải phẫu bệnh.
4. ĐIỀU TRỊ:
4.1. Chỉ định: Lấy u – nang, giải phẫu bệnh lý.
4.2. Phác đồ điều trị:
– Phẫu thuật lấy u – nang.
– Giải phẫu bệnh lý.
– Nội khoa: Tùy thực tế trên lâm sàng, có thể lựa chọn thuốc điều trị cho phù hợp.
– Kháng sinh:
• AmoxiciHin 500mg (viên nén, viên sủi bọt):
o Liều thường dùng cho người lớn: 1 viên X 3 viên/ ngày (uống).
• Hoặc Cephalexin 500mg:
o Liều thường dùng cho người lớn: 1 viên X 3 lần/ngày (uông).
• Hoặc Clindamycin 150mg:
o Liều thường dùng cho người lớn: 2 viên x 3 lần/ngày (uống).
• Hoặc Erythromycine 500mg:
o Liều thường dùng cho người lớn: 1 viên x 3 lần/ngày (uống).
• Hoặc Cefotaxim 1g:
o Liều thường dùng cho người lớn: 1 lọ x 2 lân/ngày/tiêm bắp, tiêm mạch.
o Liều dùng cho trẻ em: trẻ em 50mg/kg thể trọng/24 giờ/ chia làm 2-4 lần, tiêm bắp, tiêm mạch.
– Kháng viêm:
• Methyprednisolone 40mg/lọ: Liều thường dùng cho người lớn: 1 lọ /24 giờ-tiêm mạch/tiêm bắp.
– Thuốc giảm đau:
• Paracetamol 500mg: Liều thường dùng cho người lớn: 1 viên x 3 lần/ ngày (uống).
• Paracetamol codein 530mg/viên: Liều thường dùng cho người lớn: 1 viên X 3 lần (uống).
• Diclofenac 75mg/ ống: Liều thường dùng cho người lớn: 1 – 2 ống/ 24 giờ – tiêm bắp.
• Tenoxicam 20mg/lọ: Liều thường dùng cho người lớn: 1 lọ /24 giờ tiêm bắp, tiêm mạch.
5. THEO DÕI, CHÉ ĐỘ CHĂM SÓC VÀ TÁI KHÁM:
– Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
– Giữ vết thương khô và sạch.
– Rửa vết thương, thay băng hàng ngày.
– Tái khám sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
– Biến chứng và cách xử lý:
• Nhiễm trùng: thường hiếm xảy ra, điều trị bằng kháng sinh và rạch dẫn lưu nếu có tụ mủ.
• Tụ máu: Dẫn lưu máu tụ.
• Tổn thương thần kinh làm yếu liệt hoặc dị cảm môi, lưỡi: thường là tạm thời và mất đi sau 6 tháng.
VẬT LIỆU TIÊU HAO TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG TRONG ĐIỀU TRỊ U NANG VÙNG HÀM MẶT
STT |
TÊN VẬT LIỆU |
ĐƠN VỊ TÍNH |
SỐ LƯỢNG |
01 |
Kim nha |
Cây |
1 -> 2 |
02 |
Dao mổ số 15 |
Lưỡi |
1 -> 2 |
03 |
Chỉ kẽm cố định hàm |
Cuộn |
2 -> 4 |
04 |
Mũi khoan trụ |
Mũi |
1 |
05 |
Mũi khoan hình quả táo |
Mũi |
1 |
06 |
Sugicel |
Miếng |
1 |
07 |
Sphongel |
Miếng |
1 |
08 |
Chỉ khâu |
Sợi |
>1 |
09 |
Lưỡi cưa cắt đoạn xương |
Lưỡi |
1 |
10 |
Nẹp tái tạo |
Lỗ |
>3 |
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.