ĐIỀU TRỊ LÕM NGỰC Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LÕM NGỰC Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

Lõm ngực là dị dạng bẩm sinh thường gặp nhất của lồng ngực. Trong đó, nhiều xương sườn và xương ức phát triển bất thường, làm cho thành ngực trước bị lõm ra sau. Nguyên nhân của bệnh lý này cho tới ngày nay vẫn chưa biết. Bệnh xảy ra với tần suất khoảng 1/300-400 trẻ sinh sống. Tỉ lệ nam/nữ khoảng 3-4/1. Hơn 90% các trường hợp được chẩn đoán trong năm đầu sau sanh. Ngực lõm ngày càng sâu, biểu hiện rõ và có thể có triệu chứng trong giai đoạn phát triển xương nhanh (tiền dậy thì-dậy thì).

Tâm lý trẻ thường bị mất tự tin, không tham gia các hoạt động thể thao, hoạt động xã hội.

- Nhà tài trợ nội dung -

II. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

a. Hỏi bệnh: đau vùng trước ngực sau vận động thể lực. Đánh trống ngực. Hơi thở ngắn sau gắng sức.

b. Khám lâm sàng

• Nhìn: ngực lõm, bất xứng (±), sườn gồ (dốc), vai móc (tròn), bụng nhô lên, gù lưng (±).

• Nghe: thông khí phổi giảm hai đáy. Tiếng thổi ở tim (±).

c. Đề nghị cận lâm sàng

• X-quang ngực thẳng, nghiêng: dị dạng cột sống, xương sườn, xương ức, bệnh lý phối hợp.

• CT scan ngực: chỉ số Haller, vị trí tim.

• ECG: rối loạn nhịp tim.

• Siêu âm tim: chức năng và hình thái tim.

• Hô hấp ký: chức năng phổi.

2. Chẩn đoán xác định: lâm sàng.

3. Chẩn đoán phân biệt

• Hội chứng Marfan: tiền sử gia đình, tổn thương nhiều cơ quan (hệ xương, tim mạch, hô hấp, thị giác, da, mô mềm.).

• Hội chứng Poland: kém phát triển hoặc không có cơ ngực một bên, dính ngón cùng bên.

III. điều trị

1. Chỉ định phẫu thuật

• Nhu cầu thẩm mỹ.

• Ảnh hưởng chức năng tim phổi:

– Giới hạn vận động thể lực, gắng sức.

– Giảm dung tích sống.

– Rối loạn nhịp tim: đánh trống ngực.

• Ảnh hưởng tâm lý.

• Đau ngực.

• Các bệnh nhân cần phải mở xương ức trong tương lai (cần phẫu thuật tim hở).

2. Tuổi phẫu thuật

• Các khuyến cáo hiện nay: 5 – 20 tuổi.

• Lứa tuổi lý tưởng: 8 – 12 tuổi.

3. Chuẩn bị bệnh trước phẫu thuật

• Bệnh nhân nhập viện trước mổ 01 ngày.

• Khám chuyên khoa trước mổ: tim mạch, hô hấp, chỉnh hình.

• Đo khoảng cách giữa hai đường nách giữa để xác định chiều dài thanh ngực.

• Chuẩn bị ruột nhẹ để tránh táo bón sau mổ.

• Dặn nhịn ăn trước mổ để gây mê an toàn.

• Kháng sinh: cephalosporin thế hệ I (Cefazolin) trước mổ 1 giờ.

4. Phẫu thuật

• Phẫu thuật Ravitch (1949).

• Phẫu thuật Nuss (1987).

5. Chăm sóc sau phẫu thuật

a. Giảm đau sau mổ

• Duy trì tê ngoài màng cứng 3 ngày sau mổ.

• Thuốc ngủ tĩnh mạch.

• Giảm đau do bệnh nhân tự kiểm soát.

• NSAIDs.

b. Kháng sinh: tiếp tục ít nhất 48 giờ sau mổ.

c. Chế độ ăn uống: uống nhiều nước, chế độ ăn nhiều chất xơ ỗ nhuận trường.

d. Vận động:

N1: nằm phẳng, giữ thẳng cột sống lưng.

N2: nâng giường lên, giữ thẳng lưng. Không cho gập lưng, vặn, lăn. Hỗ trợ khi đi ra khỏi giường vài lần đầu.

e. Xuất viện: Khi tự đi lại được.

Thời gian trung bình 4 – 7 ngày.

Thuốc: kháng sinh, giảm đau (NSAIDs), Kháng H2.

Giữ lưng thẳng (không nên gập).

Làm việc nặng (sau mổ 01 tháng).

Chơi thể thao (sau mổ ít nhất 03 tháng).

f. Rút thanh: Sau khoảng 2 năm.

g. Tái khám: 2 – 3 tuần sau mổ. Mỗi 3 – 6 tháng trong 2 năm.

6. Các biến chứng

• Gần:

Tràn khí màng phổi.

Tràn máu màng phổi.

Tụ dịch vết mổ.

Nhiễm trùng vết mổ.

Tràn máu màng tim.

Thủng tim.

• Xa:

Di lệch thanh.

Ngực ức gà.

Dị ứng kim loại.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com