ĐIỀU TRỊ METHEMOGLOBIN MÁU Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

METHEMOGLOBIN MÁU

I. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân thường do uống các thuốc và hóa chất gây Methemo-globinemia, thường gặp:

• Nitrites (nước giếng, củ dền thường gặp ở trẻ < 4 tháng tuổi).

• Amyl nitrite, Nitroglycerin, Nitroprussid.

- Nhà tài trợ nội dung -

• Chlorates (thuốc súng).

• Dapsone, Quinones, Sulfonamides Lidocain.

• Thuốc kháng sốt rét Primaquin.

• Anilin (phẩm nhuộm).

Bình thường săt Fe trong Hemoglobin hoá trị 2 (chuyên chở oxy) khi tiếp xúc chất oxy hoá như nitric thì săt Fe hoá trị 2 thành Fe hoá trị 3 (Methemoglobin) không khả năng chuyên chở oxy gây thiếu oxy mô, suy hô hấp.

Bình thường lượng Methemoglobin (Fe3+) trong hồng cầu 1% (0-3%).

II. CHẨN ĐOÁN

+ SpO2 bình thường hoặc hơi thấp, thấp hơn SaO2 ở khí máu.

+ Tăng khoảng trống độ bão hoà (SaO2 -SpO2 > 5%).

+ Máy đo độ bão hoà thế hệ mới với nhiều mức độ sóng có thể phát hiện Methemoglobinmia chính xác như sử dụng co-oxymetry.

+ Test nhanh: máu màu nâu “chocolate” không đỏ lại khi tiếp xúc không khí.

❖ Dùng ống tiêm 10 ml rút 1 ml máu, gỡ kim, rút thêm 9 ml không khí, lăc nhẹ nhiếu lần để hồng cầu tiếp xúc với oxy của không khí.

❖ Nếu máu vẫn giữ màu nâu: test Methemoglobin dương tính.

+ Co-oxymetry: Methemoglobin >15%.

+ Khí máu: PaO2 bình thường.

+ X-quang tim phổi, ECG, siêu âm tim khi cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh tim phổi gây ra tím tái.

Phân độ: tùy theo mức độ Methemoglobin trong máu:

– Nhẹ < 15%: không triệu chứng lâm sàng, có thể tím nhẹ.

– Trung bình 15 – 30%: tím môi và đầu chi kèm ăn kém, lừ đừ, nhức đầu, chóng mặt.

– Nặng 30 – 50%: tím môi và đầu chi kèm khó thở, SpO2 < 85%.

– Rất nặng > 50%: khó thở, toan chuyển hoá, hôn mê, co giật, rối loạn nhịp tim.

Chẩn đoán xác định:

– Tiếp xúc độc chất:

+ Tiếp xúc với hoá chất hoặc thuốc gây Methemoglobin.

+ Dùng nước củ dền pha sữa (chai sữa màu đỏ).

– Lâm sàng:

+ Tím tái với SpO2 còn bình thường hoặc hơi thấp.

+ Loại trừ nguyên nhân phổi, tim.

– Xét nghiệm:

+ Máu màu nâu “chocolate” không đỏ lại khi tiếp xúc không khí.

+ Methemoglobin trong máu: > 15%.

Chẩn đoán phân biệt:

– Viêm phổi.

– Tim bẩm sinh tím.

III. ĐIỀU TRỊ

• Nguyên tăc điều trị:

– Điều trị tình huống cấp cứu.

– Nhanh chóng loại bỏ độc chất.

– Chất đối kháng đặc hiệu.

– Điều trị biến chứng.

• Điều trị:

– Điều trị tình huống cấp cứu.

– Rửa dạ dày khi uống hóa chất gây Methemoglobin lượng nhiều.

– Than hoạt tính.

– Chất đối kháng đặc hiệu.

+ Methylen blue: thuốc chọn lựa trong điều trị Methemoglobin.

+ Methylen blue tác dụng giảm methemoglobin qua cơ chế NADPH-methemoglobin reductase.

+ Chỉ định:

❖ Methemoglobinmia > 30%.

❖ Hoặc dấu hiệu lâm sàng nặng: tím tái rối loạn tri giác, khó thở, sốc, rối loạn nhịp tim.

Liều Methylen blue 1% (10 mg/ml): 1 – 2 mg/kg/TTM qua bơm tiêm trong 5 phút, sau đó bơm đuổi với dung dich NaCl 0,9%. Thời gian tác dụng khoảng 20 phút đến 1 giờ.

Nếu còn tím tái có thể lặp lại liều trên sau 1 giờ và sau đó mỗi 4 giờ, tổng liều tối đa của Methylen blue 7 mg/kg.

Lưu ý Methylen blue chống chỉ định trong G6PD vì bệnh nhân G6PD thiếu NADPH nên Methylen blue không những không hiệu quả mà còn gây tán huyết do Methylen blue là chất oxy hoá rất mạnh.

Tụt SpO2 thoáng qua có thể xảy ra sau tiêm nhanh Methylen blue.

• Cimetidin có thể dùng trong trường hợp Methemoglobin do Dapson.

• Các thuốc không khuyến cáo bao gồm vitamin C, N-acetylcysteine.

• Thay máu (Exchange transfusion) hoặc thở oxy cao áp được chỉ định trong ca nặng nguy hiểm tính mạng không đáp ứng với Methylen blue.

• Điều trị biến chứng: toan chuyển hóa, rối loạn nhịp tim.

IV. THEO DÕI

• Dấu hiệu sinh tồn, SpO2 mỗi giờ đến khi ổn định.

• Tím tái, tri giác.

• Nồng độ Methemoglobin máu.

• Khí máu.

V. PHÒNG NGỪA

Không dùng nước củ dền pha sữa.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com