ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CHÌ Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CHÌ Ở TRẺ EM

I. CHẨN ĐOÁN

1. Trẻ có tiếp xúc với chì

• Gia đình làm bình ăc quy, nấu chì.

- Nhà tài trợ nội dung -

• Sơn có chì, ngâm đồ chơi có sơn chì.

• Thuốc nam, thuốc cam.

2. Lâm sàng

• Ngộ độc mạn: đau bụng, kém ăn suy dinh dưỡng, viền răng đen (đường viền Burton), thiếu máu, cao huyết áp, viêm thận mô kẽ.

• Bệnh lý não cấp: rối loạn tri giác, co giật, hôn mê, tăng áp lực nội sọ.

3. Cận lâm sàng

• Phết máu: thiếu máu nhược săc, basophic stippling trên hồng cầu, tăng hồng cầu lưới.

• X-quang đầu xương dài: đường viền chì ở đầu xương dài, vùng sụn tăng trưởng.

• Nồng độ chì trong máu tĩnh mạch: > 10 μg/dL.

• ALA/nước tiểu > 13 mg/L.

• Dịch não tủy:

– Do nguy cơ tụt não nên chỉ chọc dịch não tủy trong các ca bệnh não cấp không có phù gai thị cần chẩn đoán phân biệt viêm màng não.

– Dịch não tủy: áp lực ↑, Protein ↑, tế bào bình thường hoặc tăng nhẹ <100/mm3.

• Chức năng thận trước khi dùng EDTA (Calcitetracemate disodique), EDTA chống chỉ định khi có suy thận).

II. PHÂN ĐỘ NGỘ ĐỘC CHÌ

• Ngộ độc chì nặng:

– Lâm sàng: bệnh lý não cấp, hôn mê co giật,tăng áp lực nội sọ, phù não,

– Xét nghiệm: nồng độ chì máu > 70 μg/dL.

• Ngộ độc chì trung bình:

– Lâm sàng: tăng kích thích, quấy khóc, lừ đừ.

Nôn ói, đau bụng, chán ăn.

Thiếu máu.

– Xét nghiệm: nồng độ chì máu 45 – 70 μg/dL.

• Ngộ độc chì nhẹ:

– Lâm sàng: không triệu chứng lâm sàng.

– Xét nghiệm: nồng độ chì máu 10 – < 45 μg/dl.

III. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

Có tiếp xúc với nguồn chì hoặc có triệu chứng gợi ý. Nồng độ chì trong máu tĩnh mạch: > 10 μg/dL.

IV. ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị:

• Cách ly bệnh nhi ra khỏi môi trường tiếp xúc với chì.

• Thuốc tăng thải chì.

• Điều trị biến chứng.

Điều trị:

• Cách ly bệnh nhi ra khỏi môi trường tiếp xúc với chì.

• Thuốc tăng thải chì.

• Cách dùng thuốc thải chì:

– Mục tiêu: chì máu < 20 μg/dL và ổn định (hai lần xét nghiệm cuối cùng cách nhau 3 tháng).

– Cách dùng:

+ Dùng theo đợt:

❖ BAL, EDTA: 3 – 5 ngày/đợt.

❖ Succimer: 19 ngày/đợt.

❖ D-penicillamin: 7 – 30 ngày/đợt, theo dõi nếu không có tác dụng phụ thì dùng tối đa 30 ngày/đợt, tạm ngừng hoặc giảm liều ngay khi có tác dụng phụ.

+ Khoảng thời gian nghỉ:

❖ Dùng BAL, EDTA: sau đợt 1 nghỉ 2 ngày, sau đợt 2 nghỉ 5 – 7 ngày, các đợt sau có thể dài hơn tùy theo nồng độ chì máu.

❖ Succimer: thường nghỉ ít nhất 2 tuần trước khi dùng thuốc đợt tiếp theo.

❖ D-penicillamin: bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, nghỉ 10 – 14 ngày trước khi băt đầu đợt tiếp theo, các đợt nghỉ 14 ngày.

– Không sử dụng thuốc thải chì nếu nồng độ chì < 20 μg/dL. Riêng đối với trẻ > 2 tuổi, không sử dụng thuốc thải chì nếu nồng độ chì < 45 μg/dL.

– Nồng độ chì từ 10 – 20 μg/dL (trẻ < 2 tuổi) hoặc từ 10 – 44 μg/dL (trẻ > 2 tuổi): theo dõi, tái khám xét nghiệm nồng độ chì trong máu mỗi tháng đến khi nồng độ chì <10 μg/dL.

Mức độ ngộ độc chì

Thuốc

Liều lượng

Ngộ độc chì nặng (nồng độ chì máu > 70 μg/dl)

BAL kết hợp EDTA (sau BAL 4 giờ) trong 5 ngày mỗi đợt.

BAL: Tiêm bắp

– Ngày thứ 1 và 2: 2,5 – 3 mg/kg/lần mỗi 4 giờ

– Ngày thứ 3: 2,5 – 3 mg/kg/lần mỗi 6 giờ

– Ngày thứ 4 và 5: 2,5 – 3 mg/kg/lần mỗi 12 giờ.

EDTA: 1500 mg/m2 da/ngày, hoặc 50-75 mg/kg/24 giờ chia làm 4 lần, pha với Normal saline truyền TM trong 1 giờ

Ngộ độc chì trung bình (nồng độ chì máu 45 -70 μg/dL)

EDTA trong 5 ngày mỗi đợt.

Hoặc DMSA trong 19 ngày mỗi đợt

EDTA truyền TM như ngộ độc nặng DMSA uống

– Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5: 10 mg/kg mỗi 8 giờ

– Sau đó từ ngày 6 đến ngày 14: 10 mg/kg mỗi 12 giờ

Ngộ độc chì nhẹ (nồng độ chì máu 10 -< 45 μg/dl)

D – penicilamin trong

1 tháng.

Hoặc DMSA trong 19 ngày mỗi đợt

D – penicilamin

– Băt đầu 10 mg/kg/ngày mỗi 8 giờ trong 2 tuần

– Sau đó 25 – 30 mg/kg/ngày trong 2 tuần

– Uống trước bữa ăn

DMSA uống như ngộ độc trung bình

• Hai tuần sau đợt điều trị: xét nghiệm lại nồng độ chì trong máu nếu còn ngộ độc có thể lặp lại đợt điều trị thứ hai.

• Điều trị biến chứng:

– Hỗ trợ hô hấp

– Chống phù não:

+ Tăng thông khí nhằm giữ PaCO2 25 – 30 mmHg.

+ Mannitol.

+ Furosemid, Dexamethason.

– Chống co giật: Diazepam tiêm tĩnh mạch.

– Hạn chế dịch, điều chỉnh rối loạn điện giải.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com