PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC DẦU LỬA, XĂNG DẦU, PARAFFIN Ở TRẺ EM
I. ĐẠI CƯƠNG
Ngộ độc hydrocarbon bao gồm: xăng, dầu lửa, dầu bóng, paraffin.
Ngộ độc có thể do hít, nhưng thường là do uống lầm xăng, dầu đựng trong các chai nước. Thường gặp trẻ từ 1-3 tuổi.
Xăng dầu hấp thu kém qua hệ tiêu hoá, triệu chứng chủ yếu là do hít trực tiếp xăng dầu hoặc do hít chất nôn ói gây viêm phổi hít. Ngộ độc nặng khi uống xăng dầu >10 gam.
II. CHẨN ĐOÁN
• Chẩn đoán:
– Bệnh sử: uống xăng, dầu.
– Lâm sàng:
+ Ho sặc sụa ngay sau khi uống.
+ Hơi thở có mùi dầu.
+ Khó thở, tái tím.
+ Ran phổi.
+ Nôn ói, tiêu chảy.
+ Lơ mơ, kích thích.
+ Hôn mê, co giật trong trường hợp nặng.
+ Tim nhanh.
+ Sốt thường xuất hiện sau vài giờ hoặc khi có biến chứng viêm phổi.
– Xét nghiệm:
+ X-quang phổi: thâm nhiễm đáy phổi hoặc rốn phổi hoặc cả 2 phế trường, hình ảnh ứ khí xuất hiện ngay sau ngộ độc hoặc khởi phát sau 1 – 2 ngày hoặc viêm phổi bội nhiễm.
+ Khí máu trong trường hợp có suy hô hấp.
+ Công thức bạch cầu: bạch cầu tăng.
+ Ion đồ, đường huyết.
+ Chức năng gan thận trong ca nặng.
• Phân độ:
– Nhẹ: không triệu chứng, X-quang phổi bình thường.
– Trung bình: thở nhanh, rút lõm ngực, X-quang phổi thâm nhiễm nhẹ ở đáy phổi hoặc rốn phổi.
– Nặng: suy hô hấp nặng, tái tím, hôn mê, X-quang phổi thâm nhiễm cả 2 phế trường hoặc tràn khí màng phổi.
• Chẩn đoán xác định:
Bệnh sử: uống xăng, dầu.
Lâm sàng:
+ Hơi thở có mùi dầu.
+ Khó thở.
Xét nghiệm: X-quang phổi: thâm nhiễm đáy phổi hoặc rốn phổi.
• Chẩn đoán phân biệt: Viêm phổi
III. ĐIỀU TRỊ
– Điều trị tình huống cấp cứu.
– Điều trị hỗ_ trợ.
– Điều trị biến chứng.
Điều trị: Điều trị tình huống cấp cứu.
Thở oxy để SaO2 > 95%.
Thở NCPAP.
Đặt nội khí quản giúp thở:
– Không rửa dạ dày.
Rửa dạ dày tăng nguy cơ viêm phổi hít và xăng dầu thường ngộ độc lượng ít, hấp thu kém qua ống tiêu hoá.
Trong trường hợp ngộ độc lượng nhiều:
– Có thể đặt sonde dạ dày hút dịch dạ dày hoặc dẫn lưu để lấy bớt xăng dầu trong dịch dạ dày, giảm hấp thu và tránh hít chất nôn ói.
– Rửa dạ dày khi có đặt nội khí quản có bóng chèn.
– Không than hoạt tính: than hoạt tính không tác dụng và tăng nguy cơ hít sặc do nôn ói.
– Kháng sinh:
+ Chỉ định:
❖ Suy hô hấp cần hỗ trợ hô hấp.
❖ Hoặc X-quang có hình ảnh viêm phổi.
❖ Sốt kèm bạch cầu cao.
+ Kháng sinh cephasporin thế hệ 3 kèm aminoglycosid.
– Corticoid không sử dụng vì không hiệu quả, tăng bội nhiễm.
– Điều trị biến chứng:
+ Tràn khí màng phổi.
+ Viêm phổi.
+ ardS.
IV. THEO DÕI
Các trường hợp nhẹ không biến chứng nên nhập viện theo dõi sát ít nhất 6 giờ, xuất viện nếu sau 6 giờ bệnh nhân vẫn không sốt, nhịp thở bình thường và kết quả X-quang phổi ở giờ thứ 6 bình thường.
Theo dõi:
• Dấu hiệu sinh tồn, tri giác.
• SpO2. z
• Ran phổi.
• X-quang phổi.
• Khí máu khi có suy hô hấp.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.