PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC KHOAI MÌ Ở TRẺ EM
I. ĐẠI CƯƠNG
Khoai mì có hai loại:
• Khoai mì lương thực là khoai mì thường, có vị ngọt, chứa ít độc tố. Độc tố ở vỏ, đầu, ngộ độc thường do chế biến không đúng cách.
• Khoai mì cao sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chứa nhiều độc tố, có vị nhẫn, đắng. Độc tố có ở cả củ và lá mì, nên rất dễ gây ngộ độc nếu ăn phải.
Độc tố khoai mì là Glucoside, trong đó Linamarozit 93-96%, Lotostralorit 4-7%. Lượng Glucoside trong khoai mì lương thực < 20 mg/kg và cao sản > 60-150 mg/ kg. Khi bị thủy phân ở dạ dày các Glucoside này sẽ cho acid cyanhydric, hấp thu vào máu ức chế men Cytochrome oxydase gây ức chế hô hấp tế bào, ngạt tế bào.
II. CHẨN ĐOÁN
• Chẩn đoán:
– Bệnh sử: ăn khoai mì cao sản hoặc ăn khoai mì lương thực: số lượng, cách chế biến.
– Lâm sàng: triệu chứng ngộ độc xuất hiện muộn thường sau khi ăn 3 – 6 giờ. + Triệu chứng tiêu hóa: nôn ói, đau bụng.
+ Nặng:
❖ Khó thở, thở nhanh sâu do toan chuyển hóa.
❖ Co giật, hôn mê.
❖ Trụy mạch.
– Xét nghiệm:
+ SpO2 có thể bình thường trong trường hợp suy hô hấp.
+ Co-oxymetry bình thường.
+ Khí máu: toan chuyển hóa.
+ Tăng acide lactic.
+ Ion đồ.
+ X-quang phổi: bình thường.
+ ECG nếu có rối loạn nhịp tim.
+ Định lượng Cyanid máu (nếu có).
+ Phân độ:
❖ Nhẹ: Cyanid máu <1 mg/dl, nôn ói, chóng mặt.
❖ Trung bình: Cyanid máu 1-3 mg/dl, lừ đừ, kích thích, khó thở, thở nhanh.
❖ Nặng: Cyanid máu > 3 mg/dl, hôn mê, co giật, tái tím, ngừng thở, sốc.
• Chẩn đoán xác định: Bệnh sử có ăn khoai mì.
– Lâm sàng: sau ăn 3-6 giờ đau bụng, nôn ói, khó thở, thở nhanh.
– Xét nghiệm:
+ Toan chuyển hóa, tăng acid lactic.
+ Tăng Cyanid máu (nếu thực hiện được).
• Chẩn đoán phân biệt:
– Ngộ độc thức ăn.
– Viêm phổi.
– Viêm não màng não.
III. ĐIỀU TRỊ
• Nguyên tắc điều trị:
– Điều trị tình huống cấp cứu.
– Nhanh chóng loại bỏ độc chất.
– Chất đối kháng đặc hiệu.
– Điều trị biến chứng.
• Điều trị:
– Điều trị tình huống cấp cứu:
+ Hỗ trợ hô hấp:
❖ Thở oxy với FiO2 100%.
❖ Giúp thở.
+ Chống sốc nếu có.
– Rửa dạ dày.
– Than hoạt tính.
– Chất đối kháng đặc hiệu:
+ Sodium thiosulfate: khi có biểu hiện nặng như khó thở, suy hô hấp, rối loạn tri giác, sốc.
Thuốc: Sodium thiosulfate có gốc sulfur sẽ gắn kết với Cyanid trở thành phức hợp thiocyanate không độc thải ra theo nước tieu.
Liều Sodium thiosulfate 25% 1,65 ml/kg (hay Sodium thiosulfate 8% 3-5 ml/kg) TTM chậm qua bơm tiêm, không quá 3-5 mlhút. Truyền nhanh gây ói, đau khớp. Lặp lại nửa liều trên sau 30 phút – 1 giờ nếu chưa cải thiện tốt.
Hầu hết các trường hợp ngộ độc khoai mì, kể cả trường hợp suy hô hấp nặng cần thở máy đều đáp ứng nhanh và tốt với Sodium thiosulfate. Vì thế hiện nay các thuốc đối kháng khác không dùng như Nitrite, cobalamin.
IV. THEO DÕI
Mạch, huyết áp, nhịp thở, màu da, SpO2, nhịp tim, tri giác, co giật mỗi giờ trong giai đoạn đầu và sau đó mỗi 2-4 giờ trong 48 giờ.
V. PHÒNG NGỪA
• Không ăn khoai mì cao sản, khoai mì đắng.
• Đối với khoai mì thường: lột vỏ, ngâm nước vài giờ, đun sôi với nhiều nước, mở nắp lúc sôi.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.