ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC MẬT CÁ Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC MẬT CÁ Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

• Ngộ độc do nuốt sống cả túi mật cá nước ngọt.

• Loại cá thường được nuốt mật là cá trám cỏ, cá chép, cá mè.

- Nhà tài trợ nội dung -

• Do người dân quan niệm sai là mật cá có thể chữa được một số bệnh hoặc tăng cường sức khỏe, dẫn đến nhiều trường hợp tử vong.

• Độc tố là Cyprinol sulfate hay cyprinol, chỉ thấy trong mật cá nước ngọt, không có trong cá nước mặn, không bị hủy bởi nhiệt độ, gây độc cho gan, thận, tim và thần kinh.

• Khi nuốt phải một lượng mật cá từ 15 – 30 ml, ở người lớn sẽ bị viêm gan, suy thận cấp.

II. CHẨN ĐOÁN

• Chẩn đoán:

– Bệnh sử.

– Có nuốt mật cá.

– Lâm sàng.

• Các triệu chứng xuất hiện khoảng 2 – 3 giờ sau khi nuốt mật cá.

– Triệu chứng tiêu hóa:

+ Đau bụng.

+ Nôn ói.

+ Tiêu chảy có thể có máu.

– Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, chóng mặt, vã mồ hôi.

• Các triệu chứng xuất hiện muộn 1 – 2 ngày sau khi nuốt mật cá:

– Tiểu ít (viêm ống thận cấp, suy thận cấp).

– Vàng da, gan to (viêm gan cấp).

+ Xét nghiệm:

❖ Công thức máu.

❖ Ion đồ: tăng kali máu khi suy thận cấp, hạ natri.

❖ Đường huyết.

❖ Chức năng gan: tăng men gan, tăng bilirubine.

❖ Chức năng thận: tăng BUN, Creatine.

❖ Tổng phân tích nước tiểu.

❖ X-quang tim phổi.

❖ Siêu âm bụng tìm tổn thương gan, thận.

❖ Bilan viêm gan siêu vi để chẩn đoán phân biệt.

• Chẩn đoán xác định:

– Bệnh sử: có nuốt mật cá.

– Lâm sàng:

+ Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.

+ Mệt mỏi, chóng mặt.

+ Vàng da.

– Xét nghiệm: tăng men gan, tăng BUN, Creatine khi có viêm gan, suy thận cấp.

• Chẩn đoán phân biệt:

– Ngộ độc thức ăn.

– Viêm gan siêu vi.

III. ĐIỀU TRỊ

• Nguyên tắc điều trị:

– Điều trị tình huống cấp cứu.

– Nhanh chong loại bỏ độc chất.

– Bài niệu tích cực.

– Điều trị biến chứng.

• Điều trị:

– Điều trị tình huống cấp cứu:

+ Hồi sức hô hấp.

+ Điều trị co giật với diazepam tĩnh mạch.

– Rửa dạ dày.

– Than hoạt tính.

– Bài niệu tích cực trong 2-3 ngày đầu:

+ Truyền dung dịch Natriclorua 0,45% trong Dextrose 5%, lượng dịch trong ngày: gấp rưỡi nhu cầu cơ bản, giữ CVP ở mức 5-10 cmH2O và lượng nước tiểu > 1 ml/kg/giờ.

+ Kết hợp Furosemid 1 mg/kg/lần tiêm mạch ngày 2-3 lần.

+ Ngừng bài niệu tích cực khi CVP > 12 cmH2O hoặc vô niệu.

– Điều trị biến chứng:

+ Rối loạn điện giải.

+ Toan chuyển hóa.

+ Suy gan cấp (xem Phác đồ suy gan cấp).

+ Suy thận cấp (xem Phác đồ suy thận cấp).

IV. THEO DÕI

• Dấu hiệu sinh tồn.

• Lượng nước tiểu, dịch xuất nhập.

• Mức độ vàng da.

• Ion đồ, chức năng gan, thận.

V. PHÒNG BỆNH

Tuyệt đối không nuốt mật cá.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com