ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THỰC VẬT Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THỰC VẬT Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

Thực vật là nguồn lương thực, thực phẩm quan trọng, ngoài ra đây cũng là nguồn dược liệu quý giá. Tuy nhiên ngộ độc thực vật không phải là hiếm, đặc biệt là ở trẻ em do ăn nhầm thực vật có chứa sẵn độc tố. Tùy loại thực vật độc tố có thể ở hạt, than, lá hoặc hoa. Triệu chứng từ nhẹ như đau rát họng, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy (độc tố thấp) hoặc co giật, sốc, suy hô hấp (độc tố cao).

Nội dung trang:

- Nhà tài trợ nội dung -

II. NGỘ ĐỘC CÀ ĐỘC DỰỢC

• Hoàn cảnh ngộ độc: thường do ăn trái cà độc dược.

• Độc tố trung bình.

• Độc tố Atropin có trong toàn bộ cây cà độc dược (lá, thân, rễ, cành, hoa, trái).

• Cơ quan đích: các noron thần kinh thuộc hệ đối giao cảm (M cholinergic).

• Triệu chứng ngộ độc:

– Sốt cao.

– Đỏ da.

– Đồng tử dãn.

– Nhịp tim nhanh.

– Kích thích, co giật.

• Xét nghiệm: Ion đồ, đường huyết.

• Xử trí:

– Rửa dạ dày, uống than hoạt tính.

– Đối kháng đặc hiệu: không.

– Điều trị triệu chứng:

+ Hạ sốt: paracetamol, lau mát hạ sốt.

+ Co giật: diazepam.

+ Truyền dịch glucose 5- 10% trong saline 0,45%.

III. NGỘ ĐỘC CÂY CỦ ĐẬU (PACHYRHIZUS EROSUS)

Tên khác: cây đậu thự.

Cây được trồng khắp nước ta để lấy củ ăn.

Một số nơi dùng hạt củ đậu giã nhỏ để làm thuốc trừ sâu, trừ rệp cây bông, thuốc lá trộn với dầu để bôi chữa ghẻ, bệnh ngoài da.

Hoàn cảnh ngộ độc:

– Uống phải thuốc trừ sâu, thuốc diệt cá (sản xuất từ hạt, lá của cây củ đậu có rotenon).

– Ăn hạt cây củ đậu.

Độc tố cao.

Độc tố Rotenon có trong hạt, lá của cây củ đậu.

Cơ quan đích: Rotenon được chuyển hóa nhanh ở gan. ức chế quá trình oxy hóa của ty lạp thể.

Triệu chứng ngộ độc:

– Đau rát ở họng.

– Ói, đau bụng, tiêu chảy.

– Run cơ.

– Co giật, hôn mê.

– ức chế hô hấp và tử vong do liệt trung khu hô hấp.

Xét nghiệm:

– Ion đồ.

– Khí máu.

Xử trí:

– Hồi sức hô hấp tuần hoàn:

+ Thở oxy.

+ Đặt nội khí quản, thở máy.

– Rửa dạ dày, uống than hoạt tính.

Điều trị triệu chứng:

– Xem xét dùng N-acetylcystein.

– Co giật: diazepam.

– Truyền dịch glucose 5 – 10% trong saline 0,45%.

– Điều chỉnh rối loạn chất điện giải, toan.

IV. NGỘ ĐỘC CÂY ĐỖ QUYÊN (RHODODENDRON OCCIDENTALE)

• Hoàn cảnh ngộ độc: ăn phải lá, hoa.

• Độc tố trung bình.

• Độc tố: andromedotoxin và Arbutin glucoside. Tương tự Glucosid tim.

• Cơ quan đích: hệ tim mạch.

• Triệu chứng ngộ độc và xử trí (tương tự ngộ độc trúc đào).

V. NGỘ ĐỘC CÂY NGÔ ĐỒNG (JATROPHA PODAGRICA)

Tên thường gọi: vạn linh, sen núi, dầu lai có củ.

• Hoàn cảnh ngộ độc: ăn hạt, cây ngô đồng.

• Độc tố trung bình.

• Độc tố: Curcin.

• Cơ quan đích: niêm mạc đường tiêu hoá, gan.

• Triệu chứng ngộ độc:

– Bỏng rát ở họng.

– Đau bụng, ói, tiêu chảy.

– Ngộ độc nặng:

+ Xuất huyết tiêu hóa.

+ Rối loạn tim mạch.

+ ức chế thần kinh trung ương.

• Xét nghiệm:

– Ion đồ, đường huyết.

– Chức năng gan.

• Xử trí: điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng:

– Rửa dạ dày.

– Uống than hoạt tính.

– Đối kháng đặc hiệu: không.

– Điều trị triệu chứng:

+ Truyền dịch để bù lượng nước bị mất do nôn, tiêu chảy. + Điều trị rối loạn điện giải.

VI. NGỘ ĐỘC CÂY THUỐC PHIỆN (PAPAVERACEAE)

• Hoàn cảnh ngộ độc: uống sái á phiện.

• Độc tố Morphin: toàn cây có chất độc, đặc biệt trong trái có nhiều nhất.

• Cơ quan đích: thần kinh trung ương ruột thông qua thụ thể muy (ụ).

• Triệu chứng ngộ độc:

– Hôn mê.

– Co đồng tử.

– ức chế hô hấp: thở chậm, cơn ngừng thở.

• Xét nghiệm: Ion đồ, đường huyết.

• Xử trí:

– Hồi sức hô hấp: đặt nội khí quản, thở máy.

– Rửa dạ dày, uống than hoạt tính.

– Đối kháng đặc hiệu: Naloxon 0,1mg/kg/ lần TM (tối đa 2mg). Lặp lại 0,1mg/kg/ lần sau 15 phút nếu cần.

– Điều trị triệu chứng.

– Truyền dịch glucose 5- 10% trong saline 0,45%.

VII. NGỘ ĐỘC CÂY TRÚC ĐÀO (NERIUM OLEANDER L)

• Hoàn cảnh ngộ độc: ăn phải lá, hoa hoặc quả cây trúc đào.

• Độc tố cao.

• Độc tố: glycosid tim (oleandrin).

• Cơ quan đích: tim, hệ tiêu hóa và thần kinh.

• Triệu chứng ngộ độc:

– Nôn, đau bụng.

– Hoa mắt, chóng mặt.

– Nhịp tim chậm.

• Xét nghiệm:

– Điện tim: chậm nhịp tim.

– Ion đồ.

• Xử trí:

– Rửa dạ dày.

– Uống than hoạt tính.

– Điều trị triệu chứng: nhịp tim chậm: Atropin.

VIII. NGỘ ĐỘC CỦ GẤU TÀU (ACONITUM FORTUNEI HEMS)

Tên thường gọi: phụ tử, củ gấu tàu, củ ấu tàu, củ gấu rừng.

• Hoàn cảnh ngộ độc: ăn phải củ củ gấu tàu hoặc uống thuốc nam có củ gấu tàu.

• Độc tố cao.

• Độc tố: Aconitin và các alkaloid khác như mesaconitin, jesaconitin.

Cơ quan đích: hệ tim mạch (+++), hệ thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa.

Triệu chứng ngộ độc:

– Tê ngứa miệng và lưỡi, chảy đờm rãi.

– Triệu chứng tiêu hóa: ói, tiêu chảy dẫn tới mất nước, rối loạn điện giải.

– Rối loạn tri giác.

– Nặng:

+ Loạn nhịp tim, tụt huyết áp.

+ Co giật, hôn mê.

+ Liệt tay chân, liệt hô hấp, suy hô hấp.

Xét nghiệm:

– Khí máu.

– Ion đồ, đường huyết.

– Điện tâm đồ.

• Xử trí:

– Hồi sức hô hấp tuần hoàn:

+ Thở oxy, đặt nội khí quản, thở máy.

+ Chống sốc nếu có.

– Rửa dạ dày, uống than hoạt tính.

– Đối kháng đặc hiệu: không.

– Điều trị triệu chứng:

+ Rối loạn nhịp tim: điều trị loạn nhịp (Cần theo dõi sát tim mạch trong vài giờ nếu ăn phải bất cứ thành phần nào của cây gấu tàu).

+ Truyền dịch glucose 5- 10% trong saline 0,45%.

+ Điều trị rối loạn điện giải.

IX. NGỘ ĐỘC DÂY THUỐC CÁ (DERRIS ELLIPTICA)

Tên thường gọi: dây mật, dây duốc cá.

Dây thuốc cá là loài dây leo trồng nhiều ở Sóc Trăng,Cà Mau, Phú Quốc;

Dùng rễ dây thuốc cá để diệt sâu bọ, côn trùng và thuốc cá (gây tê liệt trung khu hô hấp, làm cho cá nổi lên mặt nước không hại tôm).

• Hoàn cảnh ngộ độc: uống phải dịch chiết có rotenon hoặc thuốc đông y có rễ lá dây thuốc cá.

• Độc tố cao.

• Độc tố: Rotenon.

– Trong rễ, lá, thân và đặc biệt ở rễ (1,2 – 1,9% rotenon).

– Các chế phẩm thuốc trừ sâu, diệt cá có rotenon: Derril, Tubatoxin, Extrax, Mexid…

• Cơ quan đích:

– Rotenon gây ức chế chuỗi hô hấp ở ty lạp thể bằng cách ức chế enzym NADPH dehydrogenase gây suy hô hấp, nhiễm toan do tăng acid lactic.

– Liều tối thiểu gây tử vong đối với trẻ em là 143 mg/kg thể trọng (theo lPCS).

• Triệu chứng ngộ độc:

– Đau rát họng, ói, tiêu chảy, đau bụng.

– Tê cứng, run cơ

– Co giật, hôn mê.

– Suy hô hấp.

– Tử vong do liệt trung khu hô hấp hoặc ngạt thở.

• Xét nghiệm:

– Ion đồ, đường huyết.

– Khí máu: toan chuyển hóa nặng do tăng acid lactic.

• Xử trí:

– Hồi sức hô hấp tuần hoàn:

+ Thở oxy, thở máy.

+ Chống sốc nếu có.

– Rửa dạ dày, uống than hoạt tính.

– Đối kháng đặc hiệu: không.

– Điều trị triệu chứng:

+ Co giật: diazepam TM.

+ Truyền dịch glucose 5 – 10% trong saline 0,45%.

+ Điều trị rối loạn điện giải.

X. NGỘ ĐỘC HẠT CÂY CAO SU

• Hoàn cảnh ngộ độc: chủ yếu là ăn phải hạt cao su.

• Độc tố cao.

• Độc tố: Acid xyanhydric (HCN).

• Cơ quan đích: ức chế men Cytochrome oxydase gây ức chế hô hấp tế bào, ngạt tế bào.

• Triệu chứng ngộ độc: Sau ăn 3-6 giờ đau bụng, nôn ói, khó thở, thở nhanh.

• Xét nghiệm:

– Sp02 có thể bình thường.

– Khí máu: toan chuyển hóa.

– Tăng acide lactic.

• Xử trí:

– Hồi sức hô hấp tuần hoàn:

+ Thở oxy FiO2 100%.

+ Đặt nội khí quản, giúp thở.

+ Chống sốc nếu có.

– Rửa dạ dày, than hoạt tính.

– Chất đối kháng đặc hiệu:

– Sodium thiosulfate 8% liều 3-5 không quá 3-5mlhút.

XI. NGỘ ĐỘC HẠT CÂY THẦU DẦU (RICINUS COMMUNIS)

Tên khác: đu đủ tía.

• Độc tố cao.

• Hoàn cảnh ngộ độc: ăn hạt cây thầu dầu.

• Độc tố:

– Độc chất là ricin có ở hạt, ức chế tổng hợp protein của ruột, tổn thương niêm mạc ruột và có đặc điểm hấp thu kém nên thời gian phát huy đầy đủ tác dụng độc phải kéo dài đến 5 ngày.

– Ricin là một protein rất độc, chỉ cần nhai một hạt thầu dầu đã bị nôn mửa, trẻ em ăn 3 – 4 hạt có thể tử vong.

– Toàn cây thầu dầu đều có chất độc nhưng bộ phận chứa chất độc nhiếu nhất là hạt.

Cơ quan đích: hệ thần kinh.

Triệu chứng ngộ độc:

– Đau bụng, nôn ói nhiều, trường hợp nặng có ói máu.

– Tiêu chảy phân lỏng, nhiều lần.

– Dấu hiệu mất nước.

– Sau đó:

+ Rối loạn tri giác, liệt dây thần kinh sọ não.

+ Gan to, vàng da, suy gan.

+ Tiểu ít, suy thận.

+ Tụt huyết áp.

Xét nghiệm:

– Ion đồ, đường huyết.

– Chức năng gan, thận.

Xử trí:

– Hồi sức hô hấp tuần hoàn:

+ Thở oxy, thở máy.

+ Chống sốc nếu có.

– Rửa dạ dày, uống than hoạt tính.

– Đối kháng đặc hiệu: không.

– Điều trị triệu chứng:

+ Truyền dịch glucose 5- 10% trong saline 0,45%.

+ Điều trị rối loạn điện giải.

Phòng ngừa: không dùng hạt thầu dầu làm y học xổ, thuốc nhuận tràng.

XII. NGỘ ĐỘC HẠT DÂY CAM THẢO (ABRUS PRECATORIUS)

Tên thường gọi: dây chi chi, dây cườm cườm, tương tư đằng.

Dây cam thảo mọc hoang và được trồng khắp nơi để làm thuốc (dùng rễ, lá).

Hạt dây cam thảo nhỏ, màu đỏ đẹp, có mắt đen ở rốn hạt, trẻ em thường lấy hạt để chơi, làm chuỗi hạt.

Nhai nuốt một hạt đủ làm chết một người lớn hoặc trẻ em.

• Hoàn cảnh ngộ độc:

– Ăn hạt dây cam thảo.

– Uống dịch chiết từ hạt cam thảo.

• Độc tố cao.

• Độc tố: Abrin và một số toxalbumin khác có chứa trong hạt. (Tương tự như chất ricin của hạt thầu dầu).

• Cơ quan đích: hệ tiêu hóa, gan (hoại tử tế bào gan), thận.

• Triệu chứng ngộ độc:

– Đau rát ở miệng, họng.

– Ói, đau bụng, tiêu chảy, tiêu máu.

– Sau đó:

+ Buồn ngủ, lừ đừ, run tay.

+ Co giật.

+ Sốc, do mất nước.

+ Tiêu, đái ra máu và có thể vô niệu.

+ Dịch chiết của hạt cam thảo khi vào mắt gây viêm kết mạc và có thể bị mù.

• Xét nghiệm:

– Đường huyết có thể hạ.

– Chức năng gan: tăng men gan, tăng billirubin.

– Ion đồ.

– Chức năng thận.

• Xử trí:

– Hồi sức hô hấp tuần hoàn:

+ Thở oxy, thở máy.

+ Chống sốc nếu có.

– Rửa dạ dày, uống than hoạt tính.

– Đối kháng đặc hiệu: không.

– Điều trị triệu chứng: Truyền dịch glucose 5 – 10% trong saline 0,45%.

– Điều trị rối loạn điện giải.

XIII. NGỘ ĐỘC KHOAI MÌ CAO SẢN

• Hoàn cảnh ngộ độc: ăn củ, lá khoai mì cao sản.

• Độc tố cao.

• Độc tố Acid cyanhydric trong khoai mì cao sản cao hơn khoai mì lương thực. Ngoài ra trong măng tre tươi cũng có chứa acid cyanhydric.

• Cơ quan đích: ức chế men Cytochrome oxydase gây ức chế hô hấp tế bào, ngạt tế bào.

• Triệu chứng ngộ độc: sau ăn 3-6 giờ đau bụng, nôn ói, khó thở, thở nhanh.

• Xét nghiệm:

– SpO2 có thể bình thường.

– Khí máu: toan chuyển hóa.

– Tăng acid lactic.

• Xử trí:

– Hồi sức hô hấp tuần hoàn:

+ Thở oxy FiO2 100%.

+ Đặt nội khí quản, giúp thở.

+ Chống sốc nếu có.

– Rửa dạ dày, uống than hoạt tính.

– Chất đối kháng đặc hiệu: Sodium thiosulfate.

+ Chỉ định: khi có biểu hiện nặng suy hô hấp, rối loạn tri giác, sốc.

+ Liều Sodium thiosulfate 8% 3-5 ml/kg TTM chậm qua bơm tiêm, không quá 3-5mlhút.

+ Lặp lại nửa liều trên sau 30 phút – 1giờ nếu chưa cải thiện tốt.

– Điều trị triệu chứng:

+ Truyền dịch: glucose 5% trong 0,45% saline.

+ Toan chuyển hoá nặng: Bicarbonate.

• Phòng ngừa: tuyệt đối không ăn khoai mì cao sản.

XIV. NGỘ ĐỘC LÁ NGÓN (GELSEMIUM ELEGANS)

Cây lá ngón được coi là cây có độc tính cao nhất ở Việt nam, tỉ lệ tử vong cao. Theo dân gian, một người chỉ cần ăn 3 lá ngón đã có thể chết.

• Hoàn cảnh ngộ độc: ăn lá, rễ, thân, cành, quả, hạt cây lá ngón.

• Độc tố cao.

• Độc tố: độc tố chủ yếu là Gelsemin và koumin, kouminin, kouminixin, kouminidin.

• Cơ quan đích: hệ thống thần kinh. Cơ chế tác dụng của Gelsemin và koumin gần giống như Strychnin tăng hoạt động cơ, co giật.

• Triệu chứng ngộ độc:

– Triệu chứng tiêu hoá: nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng dữ dội.

– Triệu chứng tim mạch: mạch nhanh, sau đó mạch chậm, huyết áp hạ.

– Triệu chứng thần kinh:

– Nhiễm độc liều trung bình: kích thích, nhìn đôi, co giật.

– Nhiễm độ c liều cao: liệt cơ hô hấp, hạ thân nhiệt, hôn mê.

– Thận: suy thận cấp do tiêu cơ vân sau co giật.

• Xét nghiệm:

– Ion đồ, đường huyết.

– Điện tâm đồ.

– Chức năng thận.

• Xử trí:

– Hồi sức hô hấp tuần hoàn:

+ Đặt ống nội khí quản, bóp bóng giúp thở, thở máy khi có liệt cơ hô hấp.

+ Chống sốc nếu có.

– Rửa dạ dày, uống than hoạt tính khi không co giật.

– Đối kháng đặc hiệu: không.

– Điều trị triệu chứng:

+ Co giật: Diazepam.

+ Truyền dịch: glucose 5% trong 0,45% saline.

+ Điều trị rối loạn điện giải.

XV. NGỘ ĐỘC MÃ TIỀN (STRYCHNOS NUX-VOMICA L)

• Hoàn cảnh ngộ độc:

– Uống phải dung dịch xoa bóp co hạt mã tiền.

– Ăn phải lá, hạt mã tiền, mồi bả chuột có hạt mã tiền.

– Hoặc tiêm, uống strychnin quá liều, tự tử.

• Độc tố cao.

• Độc tố: Alcaloid (Strychnin và brucin) có trong lá, vỏ thân, quả và hạt.

• Cơ quan đích: hệ thần kinh và thần kinh-cơ.

– Strychnin kích thích hệ thần kinh trung ương.

– Strychnin gây co giật bằng cách cản trở sự ức chế sau synap qua trung gian glycin (Glycin là một chất dẫn truyền ức chế tới các tế bào thần kinh vận động và giữa các tế bào thần kinh tủy sống).

• Triệu chứng ngộ độc:

– Các triệu chứng thường xuất hiện sau 30 phút – 1 giờ.

– Triệu chứng ban đầu sợ hãi, lo lắng, sợ ánh sáng và tiếng động.

– Sau đó:

+ Xuất hiện các cơn co giật kiểu uốn ván.

+ Khó thở.

+ Hôn mê.

• Xét nghiệm: Ion đồ, đường huyết.

• Xử trí:

– Điều trị ngộ độc mã tiền (ngộ độc strychnin) là điều trị triệu chứng và nâng đỡ.

– Để bệnh nhân yên tĩnh, trong phòng tối tránh các kích thích bên ngoài.

– Hồi sức hô hấp tuần hoàn:

+ Thở oxy, thở máy.

+ Chống sốc nếu có.

– Rửa dạ dày, uống than hoạt tính khi không co giật.

– Đối kháng đặc hiệu: không.

– Điều trị triệu chứng: co giật: Diazepam TM.

XVI. NGỘ ĐỘC MẦM KHOAI TÂY (SOLANUM TUBEROSEUM)

• Hoàn cảnh ngộ độc: ăn phải củ khoai tây đã mọc mầm.

• Độc tố cao.

• Độc tố: Solanin và các glyco-alkaloids khác như chaconin và solasodin có nhiều ở củ khoai tây đã mọc mầm và nhiều nhất ở mầm củ.

• Cơ quan đích: hệ tim mạch, hệ thần kinh trung ương và đường tiêu hoá.

• Triệu chứng ngộ độc:

– Đau rát họng, ói, tiêu chảy, đau bụng.

– Chủ yếu là ở hệ tim mạch: nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, huyết áp hạ.

– Hệ thần kinh trung ương: lừ đừ, liệt, hôn mê và co giật.

– Suy hô hấp.

– Tử vong thường xảy ra trong vòng 24 giờ do rối loạn nhịp tim và suy hô hấp.

• Xét nghiệm:

– Ion đồ, đường huyết.

– Điện tâm đồ.

• Xử trí:

– Hồi sức hô hấp tuần hoàn:

+ Thở oxy, thở máy.

+ Chống sốc nếu có.

– Rửa dạ dày, uống than hoạt tính

– Đối kháng đặc hiệu: không.

– Điều trị triệu chứng:

+ Co giật: diazepam TM.

+ Truyền dịch glucose 5 – 10% trong saline 0,45%. rối loạn điện giải. rối loạn nhịp tim.

+ Điều trị + Điều trị

XVII. NGỘ ĐỘC SẦU ĐÂU

Có 2 loại sầu đâu:

• Sầu đâu miền bắc (Melia azedarach L): cây gỗ cao lá kép 2 lần, cây mọc hoang và được trồng để lấy gỗ ở miền bắc hoặc miền trung hoa màu tím và rất độc không ăn được. Cuối đông, đầu xuân sầu đâu thay lá và ra hoa, lá và hoa ăn được và có vị đắng. Vỏ thân, vỏ rễ, lá hoa, quả, hạt đều được dùng làm thuốc.

• Sầu đâu miền nam (Azdirachta india Juss F): trồng nhiều ở miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở Hà Tiên, Châu Đốc. Khác sầu đâu miền bắc là có lá mọc so le và hoa màu trắng. Tất cả các bộ phận của cây chứa một chất dầu đắng và acid margosic.

Hoàn cảnh ngộ độc: ăn hạt hoặc uống nước sắc vỏ cây sầu đâu miền bắc để tẩy giun. Đã có trường hợp tử vong do dùng vỏ cây sầu đâu miền bắc để tẩy giun.

• Độc tố cao.

• Độc tố:

– Sầu đâu miền bắc:

+ Trong vỏ thân và vỏ rễ chứa

một alcaloit gọi là margozin.

+ Trong quả có alcaloit là azaridin.

– Sầu đâu miền nam: gần như rất ít độc tố.

+ Cơ quan đích: tiêu hóa, thần kinh.

+ Triệu chứng ngộ độc:

❖ Nôn ói, đau bụng, tiêu chảy.

❖ Rối loạn tri giác.

❖ Hôn mê, co giật.

• Xét nghiệm: Ion đồ, đường huyết.

• Xử trí:

– Hồi sức hô hấp tuần hoàn:

+ Thở oxy, đặt nội khí quản, giúp thở.

+ Chống sốc nếu có.

– Rửa dạ dày, uống than hoạt tính.

– Đối kháng đặc hiệu: không.

– Điều trị triệu chứng:

+ Truyền dung dịch glucose 5 – 10% trong saline 0,45%.

+ Chống co giật: Diazepam TM.

• Phòng ngừa: không cho trẻ em ăn lá, hoa cây sầu đâu.

XVIII. NGỘ ĐỘC TRÁI BÃ ĐẬU (CROTON TIGLIUM L.)

Tên thường gọi: cây bã đậu hoặc vông đồng thường được trồng để lấy bóng mát ở ven đường, sân trường học và vườn hoa

Độc tố: trái cây bã đậu, gây rối loạn tiêu hoá nặng.

• Triệu chứng ngộ độc: ói, tiêu chảy, đau bụng.

• Điều trị: bù dịch ORS.

XIX. NGỘ ĐỘC TRÁI BỒ KẾT (GLEDITSIA AUSTRALIS)

• Hoàn cảnh ngộ độc: ăn trái bồ kết, hoặc uống nước sắc bồ kết dùng để gội đầu.

• Độc tố cao.

• Độc tố: Saponin.

• Cơ quan đích: niêm mạc đường tiêu hóa, hồng cầu.

Triệu chứng ngộ độc:

– Đau họng kèm chảy nước bọt.

– Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy

– Nhức đầu, chóng mặt.

– Trường hợp nặng có thể co giật, hôn mê.

– Tử vong do liệt trung khu hô hấp.

Xét nghiệm:

– Công thức máu: hematocrit có thể giảm.

– Nước tiểu, hemoglobin niệu.

– Ion đồ, đường huyết.

Xử trí:

– Hồi sức hô hấp tuần hoàn:

+ Thở oxy, đặt nội khí quản, giúp thở.

+ Chống sốc nếu có.

– Rửa dạ dày, uống than hoạt tính.

– Đối kháng đặc hệ: không.

– Điều trị triệu chứng:

+ Truyền dung dịch glucose 5- 10% trong saline 0,45%.

+ Truyền hồng cầu lắng nếu có thiếu máu.

+ Chống co giật: Diazepam TM.

+ Chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc (nếu suy thận).

XX. NGỘ ĐỘC MỘT SỐ HOA KIỂNG

1. Hoa ngũ sắc hoặc thơm ổi

(Lantanaspp)

• Độc tố: Lantanin alkaloid.

• Triệu chứng ngộ độc: đau rát họng, rối loạn tuần hoàn và có thể tử vong.

• Điều trị triệu chứng.

2. Môn kiểng (Caladium hortulanum)

Hồng môn (Anthurium spp)

• Độc tố: Calcium oxalate và Asparagin.

• Triệu chứng ngộ độc: đau rát họng ói, tiêu chảy, đau bụng.

• Điều trị triệu chứng.

3. Hoa loa kèn (Zantedeschia aethiopic)

• Độc tố: Calcium oxalate.

• Triệu chứng ngộ độc: đau rát họng.

• Điều trị triệu chứng.

4. Cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylla)

• Độc tố: Hydragin-cyanogenic glycosid.

• Triệu chứng ngộ độc: ói, tiêu chảy, đau bụng. Khó thở.

• Điều trị triệu chứng.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com