ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC DIỆT CHUỘT FLUOROACETATE Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC DIỆT CHUỘT FLUOROACETATE Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

• Thuốc diệt chuột Fluoroacetate còn gọi là thuốc diệt chuột của Trung Quốc có hai dạng: dung dịch màu hồng trong ống nhựa hay dạng hạt gạo màu hồng.

• Fluoroacetate hay Trifluoroacetamid có độc tính cao, tử vong.

- Nhà tài trợ nội dung -

• Fluoroacetate tác dụng ức chế chu trình Krebs làm ngừng hô hấp tế bào, chết tế bào.

• Các cơ quan đích bị tổn thương là não (co giật), tim (rối loạn nhịp tim) và thận (suy thận).

II. CHẨN ĐOÁN

• Chẩn đoán:

– Bệnh sử: uống hoặc ăn nhầm thuốc diệt chuột Trung Quốc.

– Lâm sàng:

+ Triệu chứng tiêu hóa: đau bụng, nôn ói.

+ Kích thích, vật vã.

+ Nặng:

❖ Co giật và hôn mê.

❖ Suy hô hấp.

❖ Rối loạn nhịp, sốc.

❖ Toan chuyển hóa, suy thận.

– Xét nghiệm:

+ Ion đồ.

+ Đường huyết.

+ Khí máu.

+ Chức năng thận.

+ Tìm fluoroacetate trong chất nôn ói hoặc dịch dạ dày (nếu được).

• Chẩn đoán xác định:

– Tiếp xúc độc chất: ăn, ngậm thuốc diệt chuột dạng nước hoặc hạt gạo màu hồng.

– Lâm sàng: co giật, hôn mê.

– Xét nghiệm: có Fluoroacetate trong chất nôn ói hoặc dịch dạ dày.

• Chẩn đoán phân biệt: ngộ độc thuốc diệt chuột Phospho kẽm: dạng bột màu xám, mùi tỏi, ít hoặc không co giật.

III. Điều trị

• Nguyên tăc điều trị:

– Điều trị tình huống cấp cứu.

– Nhanh chóng loại bỏ độc chất.

– Điều trị biến chứng.

• Điều trị:

– Điều trị tình huống cấp cứu:

+ Hỗ trợ hô hấp.

+ Điều trị co giật. Diazepam liều 0,2 mg/kg tĩnh mạch, lặp lại mỗi 10 phút nếu cần tối đa 3 lần. Nếu còn co giật:

❖ Thiopental liều 5 mg/kg tĩnh mạch chậm qua bơm tiêm trong vòng 15 phút, sau đó truyền duy trì 2-4 mg/kg/giờ.

❖ Xem xét đặt nội khí quản thở máy.

+ Chống sốc nếu có với bù dịch và thuốc vận mạch, thuốc tăng sức co bóp cơ tim Dopamin và hoặc Dobutamin theo hướng dẫn CVP.

– Rửa dạ dày:

+ Trẻ tỉnh: rửa dạ dày với Natri clorua 0,9%.

+ Trẻ hôn mê, co giật: đặt ống thông dạ dày rút bỏ dịch dạ dày có độc chất.

– Than hoạt tính khi trẻ không hôn mê hoặc co giật.

– Truyền dịch duy trì:

+ Dung dịch Glucose 10% trong Natri clorua 0,45%.

+ Hạn chế dịch % lượng dịch nhu cầu, ngừa phù não trong trường hợp hôn mê hoặc co giật kéo dài.

– Điều trị hạ đường huyết, rối loạn điện giải nếu có.

– Chất đối kháng đặc hiệu: không.

– Điều trị rối loạn nhịp nếu có.

– Chạy thận nhân tạo khi có suy thận.

IV. THEO DÕI

Dấu hiệu sinh tồn, SpO2, tri giác, co giật

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com