ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC KHÁNG HISTAMIN Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC KHÁNG HISTAMIN Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

Thường do uống lầm các thuốc nhóm kháng Histamin hoặc thuốc cảm có chứa Histamin.

Các thuốc kháng Histamin:

- Nhà tài trợ nội dung -

• Thế hệ I (thuốc kháng Histamin gây ngủ):

– Thuốc có thể đi qua hàng rào máu não dễ dàng, có tác dụng trên receptor H1 cả trung ương và ngoại vi, có tác dụng an thần mạnh, chống nôn và có tác dụng kháng cholinergic giống atropin.

– Thuốc: Promethazin, Chlorpheniramin, brompheniramin hydroxyzin, and diphenhydramin.

• Thế hệ II (thuốc kháng Histamin không gây ngủ):

– Thuốc rất ít đi qua hàng rào máu não, có thời gian bán hủy kéo dài 12 – 24 giờ, không qua hang rào máu não, chỉ có tác dụng trên receptor H1 ngoại vi, không có tác dụng kháng cholinergic, không an thần.

– Thuốc: Terfenadin and astemizol cetirizin, loratidin, fexofenadin và desloratidin.

II. CHẨN ĐOÁN

• Chẩn đoán:

– Bệnh sử: uống lầm thuốc kháng Histamin.

– Lâm sàng: thường các triệu chứng lâm sàng xuất hiện sau 30 phút đến 2 giờ sau uống.

• Ngủ gà, thất điều, hoặc ảo giác.

• Nói sảng.

• Triệu chứng đối giao cảm (anticholinergic):

– Sốt.

– Đỏ mặt, đỏ da, khô miệng.

– Tim nhanh.

– Đồng tử dãn.

• Triệu chứng ngoại tháp: gồng ưỡn người, trợn mắt.

• Nặng:

– Co giật, hôn mê.

– Rối loạn nhịp tim do thuốc kháng Histamin, ức chế kênh sodium hoặc potassium của cơ tim (thường gặp ở nhóm thuốc kháng Histamin thế hệ 2).

– Sốc: Xét ngiệm.

+ Công thức bạch cầu.

+ ion đồ, đường huyết.

+ Điện tâm đồ có thể nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp: nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh (kháng Histamin không gây ngủ thế hệ mới).

• Chẩn đoán xác định:

– Bệnh sử: Uống lầm thuốc kháng Histamin.

– Lâm sàng:

+ Ngủ gà, nói sảng.

+ Triệu chứng đối giao cảm: Sốt, đỏ da, đồng tử dãn.

• Chẩn đoán phân biệt:

– Ngộ độc Atropin.

– Ngộ độc thuốc trầm cảm 3 vòng.

III. ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị:

– Điều trị tình huống cấp cứu.

– Nhanh chóng loại bỏ độc chất.

– Chất đối kháng đặc hiệu.

– Điều trị biến chứng.

Điều trị:

– Điều trị tình huống cấp cứu.

– Hồi sức hô hấp.

– Co giật: Diazepam 0,25 – 0,3 mg/kg TM. Lặp lại mỗi 10 – 20 phút nếu cần.

– Hồi sức sốc với bù dịch và thuốc vận mạch Dopamin theo hướng dẫn CVP.

– Tránh dùng Adrenalin vì có thể gây tụt huyết áp nặng hơn.

– Rửa dạ dày với than hoạt tính không chỉ định nếu uống lượng ít (tổng liều < 3 lần liều thường dùng và lâm sàng mức độ nhẹ).

– Kích thích vật vã nhiều: physostigmin nếu có.

– Điều trị biến chứng.

Sốt cao:

– Thuốc hạ nhiệt Paracetamol, uống hoặc nhét hậu môn.

– Lau mát hạ sốt.

Rối loạn nhịp tim:

– Nhịp tim nhanh thường là do sốt cao hoặc bệnh nhân kích thích vì thế sẽ đáp ứng với hạ sốt và diazepam.

– Nhịp nhanh thất xoắn đỉnh: Thường gặp trong kháng Histamin thế hệ mới thuốc chống loạn nhịp nhanh nhóm 1a và III.

IV. THEO DÕI

• Dấu hiệu sinh tồn.

• Tri giác, đỏ da.

• Kích thước đồng tử.

• Điện tâm đồ (đặc biệt trong ngộ độc thuốc kháng Histamin thế hệ 2).

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com