ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC PHENOBARBITAL Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC PHENOBARBITAL Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

Phenobarbital là thuốc ngủ, chống động kinh có tác dụng chậm, (3 – 6 giờ) và kéo dài. Uống lầm hoặc quá liều. Liều độc > 30 – 40 mg/kg.

Phenobarbital phần lớn được thải ra không thay đổi trong nước tiểu, ngược lại chuyển hóa gan gần như hoàn toàn đối với các hợp chất có thời gian tác dụng ngắn và trung bình.

- Nhà tài trợ nội dung -

Độc tính của Phenobarbital:

• ức chế hệ thần kinh trung ương.

• Suy hô hấp do ức chế trung tâm hô hấp.

• Hạ huyết áp là do sự dãn mạch và ức chế co cơ tim.

II. CHẨN ĐOÁN

• Chẩn đoán:

– Bệnh sử: uống thuốc ngủ hoặc chống động kinh.

– Lâm sàng:

+ Buồn ngủ, lơ mơ.

+ Hôn mê yên tĩnh dạng ức chế thần kinh trung ương.

+ ức chế trung tâm hô hấp: thở chậm, thở yếu, cơn ngừng thở.

+ Đồng tử co nhỏ.

+ Giảm phản xạ gân xương.

+ Không dấu thần kinh khu trú.

+ Hạ huyết áp (sốc thần kinh), hạ thân nhiệt trong trường hợp nặng.

– Xét nghiệm:

+ Tìm phenobarbital trong dịch dạ dày, nước tiểu, trong máu.

+ Đường huyết.

+ Ion đồ.

+ X-quang phổi.

+ Tìm Morphin trong nước tiểu khi cần chẩn đoán phân biệt.

• Chẩn đoán xác định:

– Bệnh sử: uống thuốc ngủ hoặc chống động kinh.

– Lâm sàng:

+ Lơ mơ hoặc hôn mê.

+ Thở chậm, cơn ngừng thở.

+ Đồng tử co nhỏ.

– Xét nghiệm: có phenobarbital trong dịch dạ dày hoặc, nước tiểu hoặc trong máu.

• Chẩn đoán phân biệt:

– Hạ đường huyết.

– Ngộ độc Morphin.

– Ngộ độc thuốc ngủ khác.

– Viêm não màng não.

– Chấn thương sọ não.

– Xuất huyết não màng não.

III. ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị:

– Điều trị tình huống cấp cứu.

– Nhanh chóng loại bỏ độc chất.

– Kiềm hóa máu bằng dung dịch bicarbonate.

– Điều trị biến chứng.

Điều trị: điều trị tình huống cấp cứu.

Hỗ trợ hô hấp, đặt nội khí quản thở máy.

Hồi sức sốc: sốc do thần kinh: bù dịch hoặc dùng Dopamin hoặc Noradrenalin.

Theo hướng dẫn CVP:

– Rửa dạ dày:

+ Bệnh nhân còn tỉnh táo hoặc lừ đừ: rửa dạ dày.

+ Bệnh nhân hôn mê chỉ rửa dạ dày khi có đặt nội khí quản có bóng chèn, nằm nghiêng.

– Than hoạt tính.

– Kiềm hóa máu bằng dung dịch bicarbonate.

Lợi tiểu cưỡng bức và Kiềm hóa nước tiểu giúp tăng thải phenobarbital qua

nước tiểu: Phenobarbital được thải ở thận sau đó nước tái hấp thu ở ống

thận gần. Sự tái hấp thu này bị ức chế khi pH nước tiểu kiềm, pH nước tiểu > 7,3 có thể làm gia tăng 10 lần sự thanh thải phenobarbital.

Bicarbonate truyền tĩnh mạch:

– Mục tiêu giữ pH máu khoảng 7,5 và kiềm hóa nước tiểu giữ pH nước tiểu khoảng 7,5 – 8 để giảm phân bố salicylate vào mô và để tăng thải salicylate qua thận. Tác dụng của bicarbonate là làm giảm nửa đời sống huyết thanh của salicylate từ 24 giờ còn 6 giờ và tăng độ thanh thải gấp 10 – 20 lần.

– Bicarbonate: bắt đầu bicarbonate 4,2% 2ml/kg tĩnh mạch sau đó truyền tĩnh mạch dung dịch bicarbonate 1,4% (bicarbonate 140 mEq pha trong 1Lít Dextrose 5%) tốc độ 2 ml/kg/giờ.

– Sau đó điều chỉnh tốc độ bằng cách theo dõi pH nước tiểu mỗi giờ bằng kỹ thuật que thử tổng phân tích nước tiểu (pH nước tiểu khoảng 7,5 – 8) hoặc thay đổi màu của giấy quỳ kết hợp xét nghiệm khí máu (pH máu khoảng 7,5) mỗi 3 – 6 giờ.

Dinh dưỡng tĩnh mạch ở bệnh nhân hôn mê.

– Chạy thận nhân tạo hoặc lọc máu liên tục để lấy thuốc ra khỏi cơ thể. Chỉ định: ngộ độc nặng, hôn mê kèm thở máy hoặc tụt huyết áp.

– Điều trị biến chứng:

+ Viêm phổi hít.

+ Suy thận cấp.

IV. THEO DÕI

• Dấu hiệu sinh tồn.

• Tri giác.

• Khí máu.

• pH nước tiểu.

• Ion đồ.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com