PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRẺ BẠI NÃO
I. ĐỊNH NGHĨA
Bại não là một khuyết tật về vận động, do hậu quả của sự tổn thương hoặc sự bất thường của não không tiến triển xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển não bộ. Bại não gây bất thường về tư thế, bất thường về các mẫu hoạt động, chậm phát triển các mốc chức năng vận động.
Bại não liên quan đến khiếm khuyết về thần kinh và chức năng vận động, tuy nhiên bại não còn liên quan đến một số các khiếm khuyết khác như: nghe, nhìn, hệ cơ xương và khả năng học.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Hỏi bệnh
• Tiền căn: trước sanh, chu sanh và sau sanh.
• Quá trình phát triển các chức năng vận động.
2. Khám lâm sàng
a. Lượng giá
• Trương lực cơ.
• Mẫu tư thế bất thường. Phản xạ bất thường.
• Chất lượng của các cử động.
• Chức năng vận động, khả năng di chuyển, thăng bằng.
• Chức năng hai tay, các hoạt động chăm sóc bản thân.
• Khó khăn vùng hầu.
• Khả năng giao tiếp.
• Các khiếm khuyết liên quan: nghe, nhìn, rối loạn cảm giác, khả năng tập trung, khả năng nhận thức.
b. Phân loại bại não theo các dạng sau: liệt cứng ½ người, liệt cứng hai chi dưới, liệt cứng tứ chi, múa vờn, thất điều, loạn trương lực, thể phối hợp.
3. Chẩn đoán xác định
• Trương lực cơ bất thường.
• Tồn tại phản xạ bất thường.
• Chất lượng của cử động kém.
• Chậm phát triển các mốc chức năng vận động.
4. Chẩn đoán phân biệt
• Chậm phát triển tâm thần – vận động.
• Các rối loạn về di truyền như hội chứng Down.
• Bệnh lý thần kinh thoái triển.
• Tự kỷ.
III. ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
1. Vật lý trị liệu
• Kỹ thuật Phát triển thần kinh – cơ (NDT: Neuro Developmental Treatment).
• Tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày.
• Dụng cụ thích nghi.
2. Hoạt động trị liệu
• Hòa hợp giác quan, tâm lý – vận động (Sensory Integration, Psycho-motor):
– Tăng khả năng tương tác một cách tự do của trẻ với môi trường xung quanh.
– Tác động đến mức độ thức tỉnh, sự chú ý, sự hoạch định vận động, sự tổ chức hành vi trong tiến trình xử lý cảm giác bình thường.
• Huấn luyện chức năng hai tay.
• Huấn luyện kỹ năng chăm sóc bản thân trong sinh họat hàng ngày: tự xúc ăn, đi vệ sinh.
3. Ngôn ngữ trị liệu
• Can thiệp chức năng vận động vùng hầu, phát triển mẫu ăn uống đúng.
• Huấn luyện khả năng phát âm và giao tiếp bằng lời.
4. Giáo dục trị liệu
Huấn luyện kỹ năng tiền học đường: kỹ năng xã hội, giao tiếp, tập trung chú ý.
5. Chỉnh hình cụ
• Có thể áp dụng nẹp cẳng chân – bàn chân hoặc nẹp đùi – bàn chân.
• Nẹp ngừa co rút biến dạng, hạn chế các cử động không mong muốn và nâng đỡ chi dưới trong họat động đứng đi.
6. Kết hợp điều trị với Botulinum Toxin A (BoNT – A)
• BoNT – A sử dụng điều trị co cứng cơ, có tác dụng tại chỗ.
• Thuốc được tiêm vào cơ co cứng do BS Ngoại Chỉnh hình Nhi hay BS Nội Thần kinh thực hiện.
• Sau tiêm phải kết hợp tập VLTL tích cực mới đem lại hiệu quả điều trị tối ưu và kéo dài thời gian tác dụng của thuốc.
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
• Lượng giá chức năng vận động, di chuyển, khả năng tự chăm sóc bản thân mỗi 3 tháng/lần.
• Theo dõi cho đến khi trẻ hội nhập trường học.
QUI TRÌNH KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ CO CỨNG BẰNG BOTULINUM TOXIN A VÀ VẬT LÝ TRỊ LIỆU
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CO CỨNG CƠ THEO THANG ĐIỂM ASHWORTH
(MODIFIED ASHWORTH SCALE)
0 = KHÔNG TĂNG TLC
1 = TĂNG NHẸ TLC có xuất hiện “mức kẹt” và ngay sau đó không còn; hoặc
xuất hiện sự kháng cản TỐI THIỂU ở cuối TVĐ khi cử dộng các chi về tư
thế gập hoặc duỗi
1+ = TĂNG NHẸ TLC có xuất hiện “mức kẹt”, theo sau là sự kháng cản TỐI
THIỂU qua suốt TVĐ còn lại (ít hơn ½ TVĐ còn lại)
2 = TĂNG RÕ HƠN TLC qua hết TVĐ, nhưng chi thể di động dễ dàng
3 = TĂNG ĐÁNG KỂ TLC, cử động thụ động khó khăn
4 = Chi thể không di động được
Lưu ý:
1. Co cứng cơ mức độ 1: không có chỉ định điều trị BoNT-A
2. Co cứng mức độ 1+ → 3: CÓ CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ BoNT-A
3. Co cứng mức độ 4: phẫu thuật
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.