PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RĂNG LỆCH – NGẦM – BIẾN CHỨNG
I. Đại cương (định nghĩa):
Răng hay một phần răng không thấy được trong miệng, hiện diện trong phim X quang hoặc có bằng chứng trên lâm sàng là có răng.
Khi răng bị lệch hay ngầm trong xương hàm nhổ theo phương pháp thông thường bằng nạy và kềm khó có hiệu quả đồng thời có thể dễ gây tai biến như gãy chân răng, chấn thương răng bên cạnh, vỡ xương ổ răng, thủng xoang hàm…
Nên áp dụng phương pháp phẫu thuật để lấy răng lệch và ngầm sẽ mang lại hiệu quả cao và tránh được những tai biến.
II. Dịch tễ học:
Ở châu Âu tỷ lệ răng khôn ngầm khoảng 20%
Ở Việt Nam: 36%
Thứ tự của các răng lệch ngầm:
– Răng khôn hàm dưới
– Răng khôn hàm trên
– Răng nanh hàm trên
– Răng cối nhỏ, hàm dưới
– Răng cửa, răng nanh hàm dưới
– Răng cối lớn thứ nhất, thứ hai của cả hai hàm
III. Nguyên nhân gây bệnh:
1. Nguyên nhân tại chỗ:
– Mất cân đối kích thước giữa răng và xương hàm,(răng to xương hàm nhỏ) vì thế răng vĩnh viễn mọc sau này càng có nguy cơ kẹt và ngầm do thiếu chỗ.
– Ngày nay với chế độ ăn mềm nên răng – hàm ít vận động nên xương hàm kém phát triển.
– Răng khôn mọc từ 18 – 25 tuổi và là răng mọc sau cùng lúc này xương hàm đã trưởng thành và có độ cứng cao nên răng khôn thường lệch và ngầm.
2. Nguyên nhân toàn thân:
– Các bệnh gây rối loạn quá trình tăng trưởng xương hàm và quá trình mọc răng: loạn sản xương, giang mai, suy dinh dưỡng làm cho xương hàm kém phát ứiển.
– Ngoài ra do ảnh hưởng trong thời kỳ hình thành mầm răng: bệnh nhân bị sốt, hay dùng thuốc như tetracycline
– Yếu tố chủng tộc: ngưòi châu Âu có kích thước hàm lớn nên tỷ lệ răng lệch ngầm cũng thấp hơn so với người châu Á.
IV. Yếu tố nguy cơ:
Răng sữa tồn tại quá lâu hay răng sữa mất sớm các răng kế bên di chuyển chiếm chỗ nên khoảng hở bị thu hẹp.
V. Chẩn đoán:
l. Chẩn đoán sơ bộ:
• Lâm sàng:
– Mặt sưng nề, mất cân xứng, đau nhẹ hay đau nhiều.
– Há miệng hạn chế.
– Vùng răng liên hệ sưng đỏ, đau, có mủ.
– Bệnh nhân có thể thấy sốt nhẹ.
• Cận lâm sàng:
– X quang: panorex, cận chóp.
– Trên phim thấy hình ảnh răng khôn lệch, ngang, ngầm biến chứng.
2. Chẩn đoán xác định:
– Biến chứng răng ngầm, lệch.
VI. Phác đồ điều trị:
l. Nguyên tắc điều trị:
– Điều trị nội khoa giảm các triệu chứng sưng, đau, sốt, há miệng hạn chế.
– Phẫu thuật lấy răng nguyên nhân.
– Chăm sóc hậu phẫu.
– Điều trị các biến chứng.
– Phục hồi chức năng, thẫm mỹ.
2. Điều trị triệu chứng:
– Tùy theo mức độ viêm, sưng, đau, sốt, há miệng hạn chế.
– Tùy theo thể trạng của bệnh nhân.
– Chủ yếu là điều trị nội khoa nếu có abces mủ phải kết họp rạch tháo mủ dẫn lưu.
– Trường hợp nặng cần nhập viện để theo dõi.
3. Điều trị nguyên nhân:
Nhổ phẫu thuật răng nguyên nhân.
4. Điều trị biến chứng:
– Tùy loại biến chứng:
– Trám, nội nha, nạo nha chu, làm phục hình.
5. Theo dõi bệnh nhân:
– Chảy máu: tìm nguyên nhân chảy máu xử lý tại chỗ khâu cầm máu
– Phù nề, sưng cắt chỉ mũi rời thoát dịch.
Điều trị:
Phẫu thuật:
Thuốc dùng trong điều trị:
♦ Kháng sinh:
+ Trường hợp răng khó, thời gian phẫu thuật lâu Benzyl PNC rv hoặc IM tại bệnh viện.
+ Trường hợp vừa:
– Phenoxymethyl PNC 500mg X 3/ngày
– Macrolides 500mg X 3/ngày (Erythromycine)
– Có thể phối hợp Metronidazole 250mg x 3/ngày
+ Trường hợp nhẹ: Macrolides 250mg X 4/ngày
♦ Kháng viêm: + Trường hợp nhổ răng khó: AIS
– Prednisolone 5mg X 4-8/ngày
– Methylprednisone 4mg X 4-8/ngày
– Hydrocortisone 20mg X 4-8/ngày
♦ Trường hợp vừa và nhẹ: AINS
– Nhóm Propioniques: Ibuprofene 400mg X 4 lần /ngày
– Nhóm Indoliques: Diclofenac 25mg X 3 lần/ngày
– Oxicams: Piroxicam 20mg X 1 lần/ngày
♦ Giảm đau:
♦ Trường hợp đau nhiều: Giảm đau ngoại biên+ codein
– Acetaminophen 500mg và codein 30mg : uống 2 viên mỗi 4 giờ
♦ Trường hợp đau vừa: Giảm đau ngoại biên
– Acetaminophene 325mg X 4 lần/ngày
– Với điều kiện không dùng AINS để chống viêm
– Thời gian điều trị trung bình: 5-7 ngày
VII. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ đáp ứng điều trị:
Bệnh nhân giảm đến khỏi sưng đau.
Nhổ răng ít biến chứng nhất.
Phục hồi chức năng, thẫm mỹ.
Bảo đảm chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
VII. Phòng ngừa:
Tái khám sau một tuần nhổ răng.
Tái khám định kỳ mỗi 6 tháng.
Chụp X quang theo dõi có thể nhổ răng dự phòng.
LƯU ĐỒ XỬ TRÍ:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phẫu thuật miệng, PGS. TS. Lê Đức Lánh, Nhà xuất bản Y học,
2. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rầy năm 2013.
3. Phác đồ điều trị của Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2013.
4. Biễu mẫu “Tên phác đồ” và “Dàn bài” của Sở y tế.
5. Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế ban hành năm 2006.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.