ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU

blank
Đánh giá nội dung:

RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU

ĐỊNH NGHĨA RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU:

– Tăng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-c): yếu tố gây xơ vữa (có hại)

– Giảm lipoprotein tỷ trọng cao (HDLc): Vận chuyển lipid dư thừa từ mô vào

- Nhà tài trợ nội dung -

gan (có lợi).

– TăngTriglycerid (TG).

PHÂN LOẠI: 3 loại

– Tăng TG

– Tăng cholesterol

– Phối hợp.

NGUYÊN NHÂN RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU

– RLLPM là một trong yếu tố khởi đầu cho quá tính hnh thành và phát triển của xơ vữa động mạch, rối loạn chức năng nội mạc mạch máu dẫn đến xơ vữa động mạch. Khi tăng LDLc nhất là LDL nhỏ và đậm đặc thì LDL có cơ hội chui vào lớp dưới nội mạc của thành mạch.Tại đây LDL bị oxyt hoá dễ bị các BC đơn nhân thực bào tạo ra các tế bào bọt, khởi đầu cho sự hình thành sang thương xơ vữa ở thành động mạch. Mảng xơ vữa lớn lên, chiếm thể tích gây hẹp lòng độngmạch. Ngoàira, LDL oxyt hoá còn ức chế tế bào nội mạc tổng hợp NO (giãn mạch) giảm chức năng tế bào nội mạc: điều hoà trương lực thành mạch, chống kết tập tiểu cầu, cân bằng đông và chống đông máu.

– YTNC: Nguồn cung cấp, lối sống tĩnh tại, béo phì BMI > 25; béobụng: > 90 cm (nam) và > 80 cm (nữ). Framingham đã đưa ra được 4 yếu tố nền tảng nhằm phân tầng nguy cơ cho bệnh nhân bao gồm: đái tháo đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá và tăng cholesterol máu.

BIẾN CHỨNG: mảng xơ vữa gây hẹp tắc động mạch

– Tim: hẹp ĐMV gây NMCT, TMCT

– Não: TBMMN và đột quị

– Chi: đau cách hồi, hoại tử, cắt cụt chi

– RLLPM thường đi đôi với tăng đường máu nên cần phát hiện sớm

ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU:

1. Thay đổi lối sống:

– Hạn chế ăn ngọt, mỡ ĐV, phủ tạng (tim, gan, lòng) động vật, óc…. Ăn rau xanh và trái cây chin.

– Hoạt động thể lực: giảm tiêu hao năng lượng thúc đẩy gan chuyển hoá mỡ dư thừa.

– Ăn vừa đủ calo (2000 – 2500 calo/ngày) cho hoạt động cơ thể.

– Bỏ hút thuốc lá: chất nicotin ảnh hưởng co thắt mạch vành và phổi.

– Rượu: ít

Khám định kỳ xét nghiệm máu: TG, cholesterol, HDLc, LDLc có rối loạn: thuốc 2. Thuốc:

– Statin (Lovastatin, Pravastatin, Fluvastatin, Simvastatin, Atorvastatin, Rosuvastatin): hạ cholesterol máu, tăng HDLc, giảm LDLc, ổn định mảng xơ vữa. Khởi đầu statin liều cao cho bệnh nhân ACS trong thời gian nằm viện hoặc nguy cơ tim mạch rất cao (đã có bệnh mạch vành, ĐTĐ type 2, type 1 có tổn thương cơ quan đích, bệnh thận mãn từ vừa đến nặng, hoặc điểm SCORE > 10%), mục tiêu LDL-C < 1,8 mmol/L (<70mg/dL) và/hoặc giảm được > 50% mức LDL-C nền khi không đạt được mục tiêu. Dùng statin tăng dần tới liều cao nhất được khuyến cáo, hay liều cao nhất có thể dung nạp để đạt LDL-C mục tiêu (IA) và cách tiếp cận được cá thể hóa.

– Fibrate (Gemfibrozil và Fenofibrate): giảm TG. Ưu tiên nhóm Fibrate khi TG ≥ 5mmol/L phòng ngừa nguy cơ nguy cơ viêm tụy cấp.

– Phối hợp:

• Statin + Fibrate

• Statin + nicotinic acid (simcor: niacin/simvastatin)

• Statine + ezetimibe (Vytorin)

PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG:

1. Thay đổi lối sống: hạn chế ăn chất nhiều cholesterol; ăn đạm thực vật; tôm, cá: có nhiều omega 3 làmgiảm cholesterol.

2. Luyện tập: đi bộ nhanh (6-7 km/giờ), thể thao, cầu lông, bơi lội.

3. Giảm uống rượu.

4. Bỏ hút thuốc lá.

5. Giữ kg, nhất là tuổi > 50 và phụ nữ mãn kinh.

6. Khám và xét nghiệm máu định kỳ.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com