PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN KALI MÁU
1. HẠ KALI MÁU
1. Định nghĩa:
Kali máu < 3 mEq/L
Giảm 1 mEq/L : cơ thể mất khoảng 200 – 400 mEq
2. Lâm sàng:
– Mởi cơ, đau cơ, yếu cơ, liệt cơ
– Điện tâm đồ: sóng T dẹt hay đảo nguợc, sóng U cao, ST chênh xuống, khoảng QT dài, QRS dãn rộng, loạn nhịp thất
3. Nguyên nhân:
– Giảm cung cấp: suy dinh duỡng, nghiện rượu, ăn kiêng mất thăng bằng
– Di chuyển Kali vào tế bào: kiềm máu, dùng insulin, cathecholamine
– Mất Kali ngoài thận: ói, tiêu chảy, dò tiêu hóa,…..
– Mất Kali tại thận: thuốc lợi tiểu, lợi tiểu thẩm thấu, cường Aldosterone, hạ magne, toan máu ống thận type 1
4. Điều trị: Cần theo dõi sát ion đồ máu trong quá trình bù kali
Hạ kali quá nặng K+ < 2 mmol/l |
Nhập HS Theo dõi Monitor liên tục IV: 30-40 mEq x 2 trong 2-4 giờ VÀ PO: 40 mEq (4 viên) x 2 mỗi 2 giờ |
XN K+ mỗi 1-2 giờ Tiếp tục bù cho đến khi K+ > 2,8 mEq/l |
Hạ kali nặng K+ 2-2,5 mmol/l |
Nhập HS Theo dõi Monitor liên tục IV: 13-20 mEq x 2 trong 2-4 giờ VÀ PO: 20 mEq (4 viên) x 2 mỗi 2 giờ |
Tiếp tục bù cho đến khi K+ > 2,8 mEq/l |
Hạ kali trung bình K+ 2,5 -3mmol/l |
IV: 10 mEq x 2 trong 2-4 giờ VÀ PO: 40 mEq (4 viên) x 2 mỗi 2 giờ |
XN K+ sau 2 giờ |
Hạ kali trung bình K+ 3 -3,5mmol/l |
IV: 20 – 40 mEq HOẶC PO: 20 mEq (4 viên) x 2 -3 lần/ng |
XN K+ sáng hôm sau |
K+ 3,6 – 4mmol/l |
IV: 20 mEq HOẶC PO: 20 mEq (4 viên) x 1 – 2 lần/ng |
XN K+ sáng hôm sau |
Hướng dẫn dùng Kali qua đường tĩnh mạch ( Tại HSTC với monitor theo dõi ) |
||
Đường truyền |
Nồng độ tối đa |
Tốc độ truyền tối đa |
Đường TM ngoại biên |
KcL 10mEq/100ml |
≤ 10mEq/giờ |
Đường TM trung tâm |
KCL 20mEq/100ml |
≤ 10mEq/giờ |
Chú ý:
Tại khoa phòng, nồng độ kali tối đa 40 mEq/L & truyền TM tối đa 60mEq/giờ
2. TĂNG KALI MÁU
1. Định nghĩa: Kali máu > 5 mmol/l
Hậu quả nghiêm trọng nhất là độc tính trên tim, gây rối loạn nhịp tim. Không có tương quan chặt giữa nồng độ kali máu & mức độ rối loạn nhịp
2. Nguyên nhân
– Giảm bài tiết kali: thường gặp nhất, như Suy thận, bệnh Addison, suy Aldosterone, lợi tiểu giữ kali, ức chế men chuyển
– Tăng chuyển kali ra ngoại bào: toan máu, dùng thuốc ức chế beta
– Tăng tạo kali: tán huyết, truyền máu, bỏng, chấn thương, hóa trị liệu
– Tăng lượng kali đưa vào cơ thể ( dịch truyền, thức ăn )
3. Triệu chứng lâm sàng
– ECG
– Lâm sàng: Co cứng cơ, kích thích, tiêu chảy, ói, hạ áp tư thế
– ECG: Sóng T cao nhọn, đối xứng, PR kéo dài, QRS dãn rộng, ST chênh xuống, rối loạn nhịp thất
4. Điều trị
4.1 Điều trị triệu chứng:
– Ôn định màng tế bào: Calcium gluconate, Calcium chlorua
– Đưa kali vào tế bào: dung dịch bicarbonate, beta 2 agonist, Insulin & glucose
– Loại bỏ kali: Kayaxalate, lợi tiểu, lọc máu
Liều |
Khởi phát tác dụng |
TG tác dụng |
|
Calcium gluconate 10% |
10 – 20 ml IV trong 2-3’ |
Tức thời |
30’ |
Insulin |
10-15UI + 100ml Dex 30% trong 5’ |
15-30’ |
2-6hrs |
Ventolin |
10-20mg KD trong 10’ |
15-30’ |
2-3hrs |
Furosemide |
20-40mg IV |
15’- 1hr |
4 hrs |
Kayxalate |
Uống: 50g Thụt hậu môn |
1-2 hrs |
4-6 hrs |
Natribicarbonate |
4.2 Điều trị nguyên nhân: suy thận, toan máu…
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.