ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

Hội chứng đau – loạn năng khớp thái dương hàm (Temporo mandibular joint pain – dysfunction syndrome TMPD) với bộ ba triệu chứng là:

– Tiếng kêu khớp

– Cứng khớp hay giới hạn há miệng

- Nhà tài trợ nội dung -

– Đau

Bệnh nhân thường đến điều trị khi có triệu chứng đau nhiều vùng miệng mặt hoặc đau đầu, đau cơ vùng cổ.

1. DỊCH TỄ:

a, Xuất độ

Bệnh chiếm khoảng 12% dân số, trong đó 25% có triệu chứng nặng

b. Phái: bệnh xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.

c. Tuổi: thường bệnh xảy ra ở người trẻ, tuổi điển hình nhất là tuổi thanh niên, lên đến 35 tuổi.

II. NGUYÊN NHÂN:

1. Chấn thương: tai nạn, chơi thể thao, nhổ răng,…

2. Tăng hoạt động cơ:

a. Tăng hoạt động của cơ do vi chấn thương cơ như: há miệng lâu, điều trị nha khoa lâu, gây mê, chơi nhạc cụ, các thói quen xấu như xiết chặt răng ban ngày, nghiến răng ban đêm, cắn bút, nhai thức ăn quá cứng,…

b. Do stress tâm lý, trầm cảm, mất ngủ.. .được xem là yếu tố nguy cơ. Học sinh do áp lực thi cử, 50% bệnh nhân có biến cố cuộc sống liên quan đến stress như vấn đề tiền bạc, sức khỏe, quan hệ xã hội.

3. Do răng: trên một số bệnh nhân, rối loạn trên khớp cắn được xem là yếu tố quan trọng gây đau, loạn năng khớp thái dương hàm, đặc biệt là các cản trở các răng phía sau như răng số 7.

III. BỆNH CĂN:

Bệnh căn: bệnh căn chính là phản ứng của các cơ nhai (chủ yếu là cơ thái dương, cơ cắn, cơ chân bướm và đặc biệt là cơ chân bướm ngoài) với stress.

Đau loạn năng khớp thải dương hàm là bệnh diễn tiến qua các giai đoạn sau đây:

– Bắt đầu bằng tăng hoạt động của cơ đặc biệt là cơ chân bướm ngoài.

– Giai đoạn I: dĩa khớp bị dời chỗ.

+ Giai đoạn dĩa khớp cực ngoài bị dời chỗ nhẹ

+ Giai đoạn dĩa khớp bị dời chỗ diễn tiến với sự căng phang của băng sau đĩa.

– Giai đoạn II: trật dĩa khớp

+ Trật dĩa khớp cực ngoài có hồi phục

+ Trật dĩa khớp cực ngoài không hồi phục

+ Trật dĩa khớp hoàn toàn không hồi phục

– Giai đoạn III: thoái hóa khớp:

+ Thoái hóa khớp cấp tính

+ Thoái hóa khớp mạn tính

IV. TRIỆU CHỨNG:

1. Tiếng kêu khớp: kêu lụp cụp hay lạo xạo khi bệnh nhân há, ngậm miệng.

2. Giới hạn vận động há ngậm miệng:

– Khó há ngậm miệng

– Cảm giác bị khóa hàm

– Đưa hàm lệch sang một bên khi há

– Co khít hàm hoàn toàn.

3. Đau: đau có thể xảy ra khỉ há ngậm, khỉ nhai hoặc cơn đau âm ỉ kéo dài đến đau cấp tính.

Đau vùng khớp (trước tai, trong tai), lan tỏa lên thái dương, xuống má, xuống cổ, ra sau vùng cổ.Bệnh hay than phiền đau mặt, đau đầu, đau cổ, đau lưng.

V. CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ ĐAU, LOẠN NĂNG KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM:

l. Điều trị tức thì:

– Thực hiện cho các trường hợp bệnh nhân bị đau nhiều vùng khớp hàm khi vận động, đau cơ, căng cứng cơ cùng mặt, cổ, khó vận động hàm, cứng khít hàm một phần hay hoàn toàn.

– Nghỉ ngơi, chườm ấm, xoa bóp vùng đau.

– Tránh há to miệng, ăn cứng, cắn vật cứng.

– Thuốc: giảm đau, giãn cơ, an thần nếu cần.

– Làm các loại máng hướng dẫn phí trước giúp giãn cơ, giải chương trình cơ vốn đã được tạo ra với những lệch lạc răng, khớp, cơ trước đó.

2. Tổng hợp dữ liệu bệnh nhân, chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị:

Tổng hợp dữ liệu bệnh nhân ghi nhận theo mẫu bệnh án:

a) Dữ liệu lâm sàng:

+ Dữ liệu sức khỏe toàn thân

+ Dữ liệu răng – hàm – mặt

• Khám ngoài mặt

• Khám trong miệng: răng, xương hàm, mô mềm.

• Khảo sát mẫu hàm thạch cao.

+ Khám cơ mặt, cổ (các nhóm cơ nâng hàm, hạ hàm).

+ Khám vận động hàm ở tư thế lòng múi tối đa, tương quan tâm, đưa hàm ra trước, sang bên phải, sang bên ừái.

b) Dữ liệu cận lâm sàng:

+ X – quang:

• Sọ nghiêng: khảo sát sai hình xương và khớp thái dương hàm.

• Toàn cảnh: khảo sát răng, xương hàm, lồi cầu, sự đối xứng của xương hàm.

• Phim CT – Scan: các tư thế há, ngậm (nếu cần).

+ Siêu âm: khảo sát tiếng kêu khớp nếu cần.

3. Ổn định cơ, khớp, răng:

a. Điều trị trám các răng sâu, bệnh lý nha chu, nhổ các chân răng.

b. Ổn định cơ, khớp bằng máng nhai toàn phần có hướng dẫn phía trước và hướng dẫn răng nanh, khi khớp hàm ở vị trí tương quan tâm, hoặc không phải tương quan tâm, vị trí tiếp xúc đầu tiên, vị trí nuốt.

Máng nhai được đeo tối thiểu 10 giờ/ ngày.

Tái khám và điều chỉnh sau 48 giờ /3 lần đầu, sau đó 1 tuần 1 lần trong 4 tuần tiếp theo, nếu triệu chứng giảm, cơ khớp ổn định dần tái khám 1 tháng 1 lần.

4. Điều trị nguyên nhân:

Khi bệnh nhân đã được ổn định cơ, xương, khớp biểu hiện bằng không còn đau, chuyển động hàm thuận lợi, có thể điều trị nguyên nhân theo các hướng sau:

– Mài chỉnh khớp cắn

– Phục hồi răng

– Chỉnh hình răng mặt

Nếu bệnh nhân không muốn các điều trị trên, tiếp tục sử dụng máng nhai lúc đêm khi ngủ.

5. Điều trị duy trì:

Thực hiện máng nhai bảo vệ răng, cơ, khớp sau các điều trị chủ động nêu trên.

Phác đồ điều trị đau, loạn năng khớp thái dương hàm

* Khám lâm sàng và cận lâm sàng:

– Phát hiện các bệnh lý răng như sâu răng, nha chu, lệch lạc…

– Đánh giá căng cơ vùng mặt, cổ.

– Đánh giá các vị ừí hàm dưới: tương quan tâm, lồng múi tối đa, vận động ra trước, vận động sang bên phải, trái.

– Đánh giá cản trở khớp cắn.

– Siêu âm đánh giá tiếng kêu khớp.

– Phim sọ nghiêng, Panorex, CTScanner đánh giá khớp

1. Lấy dấu, lên giá khớp

2. Ổn định khớp, giải chương trình cơ bằng:

– Lucia zig trong 20 phút nếu bệnh đau nhiều.

– Mặt phẳng nhai phía trước từ 2 ngày đến 7 ngày đầu nếu bệnh có đau

3. Chẩn đoán bệnh lý Cơ khớp, nguyên nhân.

4. Kế hoạch điều trị

– Máng mặt nhai toàn phần tại vị ứí tương quan tâm hoặc vị trí tiếp xúc răng đầu tiên.

• Có hướng dẫn răng cửa và hướng dẫn răng nanh.

– Tại vị trí tương quan tâm hoặc không phải vị trí tương quan tâm.

5. Điều trị chủ động: khi cơ không đau, khớp ổn định. Điều trị có thể phục hình, tạo lại hình dạng răng, chỉnh hình, phẫu thuật chỉnh hình.

6. Điều trị duy trì.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com