PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM
Phác đồ này có thể áp dụng cho các trường hợp trầm cảm được phân loại ở mục F32, F33, F34 …
I/ Chẩn đoán
1. Chẩn đoán trầm cảm và mức độ: dựa vào những triệu chứng sau
– 3 triệu chứng đặc trưng:
+ Khí sắc trầm
+ Mất mọi quan tâm và thích thú
+ Giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động
– 7 triệu chứng phổ biến :
+ Giảm sút sự tập trung và sự chú ý + Giảm sút tính tự trọng và lòng tin+ Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng+ Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan+ Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát+ Rối loạn giấc ngủ+ Ăn ít ngon miệng
2. Các mức độ trầm cảm:
– Trầm cảm nhẹ:
+ Có ít nhất 2 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm + Có ít nhất 2 triệu chứng phổ biến khác+ Không có triệu chứng nào ở mức độ nặng+ Thời gian tối thiểu của các triệu chứng phải là 2 tuần
+ Bệnh nhân khó tiếp tục công việc hàng ngày và hoạt động xã hội, nhưng có khả năng không dừng hoạt động hoàn toàn. (Có hoặc không có các triệu chứng cơ thể)
– Trầm cảm vừa:
+ Có ít nhất 2 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm + Có ít nhất 3 triệu chứng phổ biến khác
+ Nhiều triệu chứng biểu hiện rõ rệt, nhưng không nhất thiết có rất nhiều triệu chứng khác nhau.
+ Thời gian tối thiểu của các triệu chứng phải là 2 tuần
+ Bệnh nhân khó khăn để tiếp tục hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc công việc gia đình. (Có hoặc không có các triệu chứng cơ thể)
– Trầm cảm nặng:
+ Có cả 3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm + Có ít nhất 4 triệu chứng phổ biến khác+ Một số triệu chứng phải đặc biệt nặng
+ Thời gian kéo dài của các triệu chứng ít nhất là 2 tuần, nhưng các triệu chứng nặng và khởi phát rất nhanh thì có thể làm chẩn đoán này trước 2 tuần.
+ Bệnh nhân ít có khả năng tiếp tục được công việc xã hội, nghề nghiệp hoặc công việc gia đình. (Có hoặc không có các triệu chứng cơ thể).
+ Trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần: không có các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm.
+ Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần: có các hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm. Hoang tưởng, ảo giác có thể phù hợp hoặc không phù hợp với rối loạn khí sắc.
3. Chẩn đoán phân biệt :
a/ Nguyên nhân thực thể:
Thuốc: Các thuốc thường gây trầm cảm như : reserpin, propranolol steroids, methyldopa,thuốc ngừa thai, rượu, bồ đà, các chất gây ảo giác, có thể gặp trong bệnh cảnh cai thuốc củaamphetamin, benzodiazepin, barbiturate.
Nhiễm trùng: viêm phổi, viêm gan, monoclucleosis (nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân).
Ung bướu: thường các triệu chứng trầm cảm có rất sớm, đặc biệt ung thư đầu tuỵ.
Rối loạn nội tiết: đặc biệt đái tháo đường, các bệnh tuyến giáp, thượng thận, tuyến yên cóthể gây trầm cảm.
Rối loạn ở hệ thần kinh trung ương: u não, các cơn tai biến mạch máu não.
Các bệnh hệ thống: bao gồm thiếu máu, suy dinh dưỡng là nguyên nhân thường gặp.
b/ Các bệnh tâm thần:
• Sa sút trí tuệ
• Phản ứng tâm lý đối với các bệnh thực thể
• Tâm thần phân liệt
• Rối loạn lưỡng cực
• Tang tóc
• Rối loạn nhân cách
• Nghiện rượu
• Lo âu
II/ XÉT NGHIỆM
– Các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, sinh hóa, chức năng gan, chức năng thận.
– CT, MRI sọ não.
– Điện não đồ, điện tim.
– Trắc nghiệm tâm lý: Beck, Hamilton, MMPI.
– Các XN chuyên khoa khác nếu cần.
III/ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM
1. Nguyên tắc điều trị
– Có dấu hiệu hưng cảm phải giảm hoặc ngừng thuốc.
– Nếu có ý tưởng tự sát nên dùng thuốc chống loạn thần hay ECT + thuốc chống trầm cảm.
– Giải thích cho bệnh nhân không sợ nghiện thuốc. Thuốc không có tác dụng ngay, sau 2-3 tuầnthuốc mới có tác dụng.
– Phối hợp thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều hòa khí sắc tùy thuộc vàotình trạng bệnh nhân.
– Giải thích khi có tác dụng phụ.
– Giấc ngủ và ngon miệng hồi phục đầu tiên
– Duy trì thuốc tối thiểu trong sáu tháng với liều hiệu quả- sau đó giảm liều dần.
– Có thể phối hợp nhiều thuốc chống trầm cảm nếu không đáp ứng.
2. Hóa dược
– Thuốc chống trầm cảm (thuốc & liều dùng xem phụ lục)
– Thuốc chống loạn thần (thuốc & liều dùng xem phụ lục)
– Thuốc điều hòa khí sắc (thuốc & liều dùng xem phụ lục)
– Thuốc chống lo âu (thuốc & liều dùng xem phụ lục)
– Thuốc tăng cường tuần hoàn não & bồi bổ thần kinh (thuốc & liều dùng xem phụ lục)
3. Tâm lý trị liệu
o Liệu pháp nhận thứco Liệu pháp hành vio Liệu pháp gia đình.
4. Nhập viện khi bệnh nhân có
o Hành vi tự sát
o Bỏ ăn
o Kích động
o Tình trạng cần thiết khác
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jeffrey E. Kelsey, D. Jeffrey Newport, Charles B. Nemeroff (2006). Mood Disorders.Principles of Psychopharmacology for Mental Health Professionals, 37-95
2. John A. Joska, (2008), mood disorders, textbook of psychiatry, 5th.
3. Stuart A. Mongomery. (2006). Guidelines in major depressive disorder, and their limitation.International Journal of Psychiatry in Clinical Practice, 10 (suppl 3): 3- 9
4. Yatham LN, Kennedy SH, Parikh SV và cs (2013). Canadian Network for Mood andAnxiety Treatments (CANMAT) and International Society for Bipolar Disorders (ISBD)collaborative update of CANMAT guidelines for the management of patients with bipolardisorder: update 2013. Bipolar Disord 2013: 15: 1-44.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.