PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TRUYỀN MÁU VÀ SẢN PHẨM CỦA MÁU Ở TRẺ EM
I. MỞ ĐẦU
Với sự tiến bộ của ngành truyền máu và huyết học, ngoài máu toàn phần còn có các sản phẩm của máu. Vì thế các bác sĩ lâm sàng tùy theo tình trạng của bệnh nhân sẽ chỉ định truyền hồng cầu trong trường hợp thiếu máu hoặc các sản phẩm của máu riêng lẻ như yếu tố đông máu, tiểu cầu. Với nguyên tắc “cần gì truyền nấy”, việc truyền máu sẽ đạt hiệu quả cao, ít phản ứng phụ và chi phí thấp, hơn nữa còn tận dụng tối ưu nguồn máu hạn chế trong cộng đồng.
NHÓM MÁU
- Nhà tài trợ nội dung -
|
KHÁNG NGUYÊN HỒNG CẦU |
KHÁNG THỀ HUYẾT TƯƠNG |
A |
A |
kháng-B |
B |
B |
kháng-A |
O |
– |
kháng-A va kháng-B |
AB |
AB |
– |
II. ĐẶC ĐIỂM MÁU VÃ SẢN PHẨM CỦA MÁU
1. Đặc điểm máu toàn phần và hồng cầu lắng
1.1. Máu toàn phần (WHOLE BLOOD)
a. Đặc tính
• Thể tích: 100ml, 150ml, 250 ml, 350ml, 450ml.
• Chống đông CPD-A (14 ml CPDA/100ml máu).
• Nồng độ Hb # 12 g/dl, Hct # 35%.
b. Lưu trữ và hạn dùng
• Nhiệt độ +2oC đến + 6 oC, lưu trữ: tối đa 35 ngày.
• Máu mới là máu ≤ 7 ngày.
• Chất lượng túi máu giảm dần theo số ngày lưu trữ:
– Giảm pH.
– Giảm 2,3 DPG của hồng cầu, giảm phóng thích oxy cho mô.
– Tăng nồng độ K+ huyết tương.
– Mất chức năng tiểu cầu, không có yếu tố đông máu không bền (yếu tố V,VIII).
1.2. Hồng cầu lắng (Packed red blood cells)
a. Đặc tính và điều chế
• Được điều chế bằng cách ly tâm máu toàn phần bằng máy ly tâm.
• Tên gọi HCL điều chế từ máu toàn phần 100, 150, 250, 350, 450ml, tương ứng với thể tích HCL là 50, 75, 125, 225 ml.
• Hb # 20 g/dl, Hct # 55% – 75%.
b. Lưu trữ và hạn dùng: nhiệt độ: +2oC đến + 6 oC, thời hạn sử dụng: 35 ngày (không có thêm chất bảo quản); 42 ngày (có thêm chất bảo quản).
2. Đặc điểm các sản phẩm của máu
2.1. Tiểu cầu đậm đặc (PLATELET CONCENTRATE)
a. Đặc tính và điều chế
• TCĐĐ điều chế từ máu toàn phần (POOL):
– Được điều chế bằng cách ly tâm lạnh từ nhiều túi máu toàn phần.
– Thể tích 70 ml ± 10%.
– 1 đơn vị tiểu cầu chứa: 55 x 109(Số lượng tiểu cầu: ≥ 50 x 109/đơn vị).
• TCĐĐ được điều chế bằng máy chiết tách (CUP):
– Thu thập trực tiếp từ một người cho bằng máy chiết tách tế bào máu.
– Thể tích ≥250 ml/CUP.
– Số lượng tiểu cầu: > 300 x 109 CUP.
– Hiện tại, có sản phẩm riêng cho trẻ em: một CUP chuẩn có 6 đơn vị Tiểu cầu.
– Giảm nguy cơ nhiễm bệnh, dị miễn dịch thấp hơn so với từ túi máu toàn phần.
b. Lưu trữ và hạn dùng: thời gian sử dụng < 1 ngày. Nếu giữ ở nhiệt độ 20-24oC và lắc nhẹ liên tục: bảo quản tối đa 5 ngày.
2.2. Huyết tương tươi đông lạnh (FRESH FROZEN PLASMA: FFP)
a. Đặc tính và điều chế
• Được điều chế từ máu toàn phần sớm trong vòng 6 – 8 giờ sau lấy máu, và được đông lạnh ngay ở nhiệt độ ≤5oC.
• Thể tích # 150 ml ± 10% hoặc 250 ml ± 10%.
• Chứa các yếu tố đông máu, albumin và immunoglobulin với nồng độ như huyết tương tươi bình thường, nồng độ yếu tố VIII ít nhất là 70%.
b. Lưu trữ và hạn dùng: nhiệt độ5oC, hạn sử dụng: 2 năm.
2.3. Kết tủa lạnh (CRYOPRECIPITATED FACTOR)
a. Đặc tính và điều chế
• Được điều chế bằng cách giải đông huyết tương tươi đông lạnh ở nhiệt độ 4oC, ly tâm lấy phần kết tủa và trữ đông lại.
• Thể tích: 40 ml ±10%/1 túi.
• Chứa các yếu tố đông máu:
– Yếu tố VIII > 70 đơn vị, Fibrinogen 140 mg, Von Willebrand factor, Yếu tố XIII.
– Không chứa yếu tố IX.
b. Lưu trữ và hạn dùng: nhiệt độ5oC, hạn sử dụng: 2 năm.
III. CHỈ ĐỊNH
1. Chỉ định truyền máu
Chỉ định truyền máu phải dựa vào nồng độ Hemoglobin hoặc Hct kết hợp với dấu hiệu lâm sàng của thiếu máu và bệnh nền. Hiện nay, tại các bệnh viện, hồng cầu lắng được sử dụng nhiều hơn so với máu toàn phần (khuyến cáo sử dụng máu từng phần).
• Trẻ em:
– Thiếu máu mạn: Hb ≤ 4 g/dl.
– Bệnh nhân nặng nằm ở phòng hồi sức cấp cứu: Hb ≤ 7 g/dl (mục tiêu giữ Hb mức 7 – 9 g/dl).
– Sốc mất máu, sốc nhiễm khuẩn: Hb ≤ 10 g/dl.
• Trẻ sơ sinh:
– Thở máy với FiO2 > 30% : Hb ≤ 12 g/dL.
– Thở máy với FiO2 < 30% : Hb ≤ 11 g/dL.
– Thở CPAP : Hb ≤ 10 g/dL.
– Hct < 7 g/dL và HC lưới thấp < 100 000 hoặc < 2%.
– Bệnh nhân nặng nằm phòng hồi sức cấp cứu: Hb ≤ 7 g/dL (mục tiêu giữ Hb mức 7 – 9 g/dL).
– Sốc mất máu, sốc nhiễm khuẩn: Hb ≤ 10 g/dL.
1.1. Máu toàn phần
a. Chỉ định: hiện nay ít chỉ định truyền máu toàn phần
• Mất máu cấp khối lượng lớn (20% – 30% thể tích máu cơ thể): mất hồng cầu và giảm thể tích máu.
• Thay máu.
• Bệnh nhân cần hồng cầu nhưng không có hồng cầu lắng:
– Trong trường hợp sốc mất máu, truyền LR 20 ml/kg nhanh trong khi chờ máu.
– Thay máu sơ sinh: Chọn nhóm máu O. Dùng máu mới ≤ 7 ngày.
– Cần lưu ý nguy cơ quá tải ở những bệnh nhân: Thiếu máu mạn, suy tim.
b. Liều lượng và cách dùng
• Liều lượng: tùy theo tình trạng mất máu, trung bình truyền 6 ml/kg máu toàn phần sẽ làm tăng 1 g% Hb.
– Liều thường dùng 10 – 20 ml/kg
* Hct của túi máu: máu toàn phần 35%, hồng cầu lắng 70%
** Thể tích máu ở trẻ em: 80ml/kg
– Vd: Trẻ 3 tuổi cân nặng 10kg, bị mất máu cấp, Hct 15%. Thể tích máu cần: 80 x 10 x (35-15)/35 # 460 ml.
• Cách dùng:
– Phải phù hợp nhóm máu ABO và Rh của bệnh nhân.
– Xét nghiệm tại giường trước truyền máu toàn phần: xác định nhóm máu ABO của bệnh nhân và của túi máu.
– Nên dùng đường truyền riêng, truyền trong vòng 30 phút sau khi lấy từ ngân hàng máu, tối đa 2 giờ.
– Tốc độ truyền tùy tình trạng huyết động học và mức độ mất máu. Thời gian truyền trung bình 1 – 2 giờ, tối đa là 4 giờ.
– Không cần làm ấm máu trước truyền, ngoại trừ trường hợp bơm máu trực tiếp, truyền nhanh khối lượng lớn máu, thay máu ở sơ sinh.
– Sau khi lãnh máu, không trả lại ngân hàng máu sau 30 phút do nguy cơ nhiễm khuẩn và giảm chất lượng túi máu.
1.2. Hồng cầu lắng
Cần bù lượng hồng cầu cho bệnh nhân, không cần nâng thể tích máu.
a. Chỉ định
• Có nguy cơ quá tải: suy tim, suy thận, viêm phổi, thiếu máu mạn, suy dinh dưỡng.
• Hồng cầu rửa (rửa hồng cầu bằng nước muối sinh lý: giảm 90% bạch cầu, và hầu như không có huyết tương) chỉ dùng thiếu máu huyết tán miễn dịch, khi có kháng thể kháng IgA hoặc IgG.
b. Liều lượng và cách dùng
• Liều thường dùng 5-10ml/kg. Trung bình truyền 10ml/kg hồng cầu lắng sẽ làm tăng Hct 7%.
• Thời gian truyền trung bình 1 – 2 giờ. Sau đó kiểm tra lại DTHC, lặp lại liều trên nếu cần.
• Trẻ có nguy cơ quá tải: truyền lượng ít và chậm 5 ml/kg HCL trong 4 giờ, có thể kết hợp với Furosemid tĩnh mạch ngay trước khi truyền.
• Cách dùng như máu toàn phần.
• Xét nghiệm tại giường trước truyền hồng cầu: xác định nhóm máu ABO của bệnh nhân và của túi máu.
• Ưu điểm của hồng cầu lắng so với máu toàn phần là tăng nhanh Hct và giảm nguy cơ quá tải, giảm lượng citrate, giảm nguy cơ bệnh miễn dịch.
• Hồng cầu lắng không chứa yếu tố đông máu, nên sau khi truyền nhanh khoảng 4 – 5 đơn vị hồng cầu lắng thì phải truyền huyết tương tươi đông lạnh.
1.3. Truyền máu cấp cứu
• Trong trường hợp cấp cứu, không kịp làm đầy đủ xét nghiệm (“báo độ̣ng đỏ”), hoặc không có máu và chế phẩm máu cùng nhóm, hoặc không xác định được nhóm máu người bệnh:
– Truyền hồng cầu lắng nhóm O (không có kháng nguyên) cho người bệnh. Khi nghi ngờ hoặc khẳng định người bệnh có nhóm máu Rh(D) âm, phải truyền HCL nhóm O Rh(D) âm.
– Chỉ truyền máu nhóm Rh (D) dương cho người bệnh Rh(D) âm trong trường hợp đe doạ tính mạng người bệnh và có đủ các điều kiện sau:
+ Phản ứng hoà hợp miễn dịch trong môi trường AHG ở 37oC âm tính.
+ Hội chẩn bác sĩ điều trị và Ngân hàng máu.
+ Được sự đồng ý của người nhà bệnh nhân.
• Khi người bệnh có kháng thể bất thường cần truyền máu cấp cứu và không tìm được đơn vị máu phù hợp: bác sĩ điều trị và bác sĩ ngân hàng máu cần phối hợp, cân nhắc về nguy cơ phản ứng miễn dịch truyền máu không hoà hợp và nguy cơ tử vong do thiếu máu nặng để ra quyết định việc điều trị thích hợp.
• Sau khi có máu cùng nhóm:
– Định lại nhóm máu bệnh nhân.
– Không thay đổi nhóm máu: truyền máu cùng nhóm ngay để hạn chế lượng
huyết tương O truyền vào (có chứa kháng thể kháng-A và kháng-B).
BẢNG TÓM TẮT CÁCH SỬ DỤNG MÁU
Máu toàn phần |
Hồng cầu lắng |
|
Chỉ định |
↓ HC kèm ↓ V huyết tương Thay máu |
Thiếu hồng cầu |
Liều lượng |
10-20 ml/kg |
5-10 ml/kg |
Thời gian truyền |
Tùy tình trạng huyết động Trung bình 1-2 giờ |
1-2 giờ |
Cách dùng |
||
Phù hợpABO |
(+) |
(+) |
Định nhóm máu tại giường trước |
(+) |
(+) |
truyền (BN + túi máu) |
2. Chỉ định truyền các sản phẩm của máu
2.1. Tiểu cầu đậm đặc
a. Chỉ định
• Giảm tiểu cầu nặng liên quan đến giảm sản xuất tiểu cầu và số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi:
– Tiểu cầu < 10.000/mm3.
– Hoặc < 50.000/mm3:
+ Khi đang có biểu hiện chảy máu nặng.
+ Dự phòng khi cần can thiệp phẫu thuật hoặc thủ thuật xâm lấn.
• Xuất huyết giảm tiểu cầu do nguyên nhân ngoại biên (DIC, tuần hoàn ngoài cơ thể, miễn dịch, ITP…): ít có chỉ định truyền tiểu cầu ngoại trừ tiểu cầu <20.000/mm3 kèm đang chảy máu nặng đe dọa tính mạng hoặc nguy cơ xuất huyết não.
b. Liều lượng và cách dùng
• Liều: 1 đơn vị/5-10 kg (tăng tiểu cầu 30.000 – 50.0000/mm3).
• Nên truyền ngay sau khi nhận tiểu cầu, không được để tiểu cầu vào tủ lạnh vì sẽ làm giảm chức năng tiểu cầu.
• Tốc độ truyền: truyền càng nhanh càng tốt, trung bình: 30 phút, tối đa 1 giờ, truyền qua dây truyền máu có màng lọc.
• Truyền phù hợp nhóm máu ABO của bệnh nhân.
• Xét nghiệm tại giường trước truyền tiểu cầu:
– Xác định nhóm máu ABO của bệnh nhân.
– Trôn máu của bệnh nhân và tiểu cầu.
c. Trường hợp cấp cứu không có tiểu cầu cùng nhóm
Nhóm máu bệnh nhân |
Nhóm máu tiểu cầu 1 |
||
Ưu tiên 1 |
ưu tiên 2 |
Ưu tiên 3 |
|
O |
O |
B |
A |
A |
A |
AB |
B hoặc O |
B |
B |
AB |
A hoặc O |
AB |
AB |
B hoặcA |
O |
2.2. Huyết tương tươi đông lạnh
a. Chỉ định
• Bệnh nhân thiếu hụt các yếu tố đông máu mắc phải (suy gan, thiếu vitamin K, rắn độc cắn, đông máu nội mạch lan tỏa):
– Đang chảy máu hoặc cần can thiệp phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn.
– Xét nghiệm PTT (TCK) và/hoặc PT (TQ) > 1,5 lần chứng và hoặc INR > 2.
• Hemophilia B (thiếu IX).
• Truyền máu khối lượng lớn (> 1 thể tích máu/24 giờ) khi có bằng chứng chảy máu trên lâm sàng hoặc xét nghiệm PT và hoặc PTT dài > 1,5 lần so với chứng.
b. Liều lượng và cách dùng
• Liều trung bình 10ml/kg (tăng yếu tố đông máu 20%).
• Khi truyền giải đông bằng cách ngâm vào nước ấm ở 30oC- 37oC.
• Theo dõi Calci máu do truyền nhiều Citrate.
• Phù hợp nhóm ABO của bệnh nhân.
• Xét nghiệm tại giường trước truyền huyết tương:
– Xác định nhóm máu ABO của bệnh nhân.
– Trộn máu của bệnh nhân và huyết tương.
• Truyền qua dây truyền máu có màng lọc.
• Thời gian truyền trung bình 30 phút – 2 giờ.
• Hemophilie B:
– Liều lượng HT tươi đông lạnh trong điều trị Hemophilie B.
Mức độ xuất huyết |
Liều yếu tố IX |
HT tươi đông lạnh |
Nhẹ |
15 đv/kg |
1 túi/15 kg |
Nặng |
20 – 30 đv/kg |
1 túi/7,5 kg |
– Có thể lặp lại sau 24 giờ nếu còn chảy máu.
– Không dùng kết tủa lạnh trong điều trị Hemophilie B.
2.3. Trường hợp cấp cứu không có huyết tương cùng nhóm: truyền huyết tương nhóm AB (huyết tương nhóm AB không chứa kháng thể).
2.4. Kết tủa lạnh
a. Chỉ định
• Hemophilia A (thiếu yếu tố VIII) khi không có yếu tố VIII đậm đặc.
• Thiếu fibrinogen < 1 g/l (bẩm sinh hoặc mắc phải, DIC).
• Bệnh von Willerbrand.
b. Liều lượng và cách dùng
• Giảm fibrinogen: 1 túi/6kg (tăng Fibrinogene 100 mg/dl).
• Bệnh von Willerbrand liều tương tự như hemophilia A.
• Hemophilia A (thiếu yếu tố VIII):
– Liều kết tủa lạnh trong điều trị Hemophilie A.
Mức độ chảy máu | Liều yếu tố VIII | Liều kết tủa lạnh
(80-100 đv/túi) |
1. Nhẹ (mũi, chân răng…)
2. Vừa (khớp, cơ, ống tiêu hóa, phẫu thuật) 3. Nặng (não) 4. Chuẩn bị phẫu thuật lớn |
14 đv/kg
20 đv/kg 40 đv/kg 60 đv/kg |
1 túi/6kg
1 túi/4kg 1 túi/2kg 1 túi/1kg |
– Nếu còn chảy máu, lặp lại mỗi 12 giờ, các liều sau bằng nửa liều đầu trong 2 – 3 ngày.
– Chuẩn bị phẫu thuật lớn:
+ Cho 8 giờ trước mổ và mỗi 12 giờ trong 48 giờ đầu hậu phẫu.
+ Cần duy trì yếu tố VIII 30 – 50% trong và sau khi mổ.
+ Sau đó, nếu không chảy máu, giảm liều dần 3 – 5 ngày tiếp theo.
Cách dùng: cách dùng kết tủa lạnh tương tự như HTTĐL.
2.5. Albumin
Sản phẩm: Albumin 5% và 25% trong nước muối sinh lý 5% là dạng cùng áp lực thẩm thấu với huyết tương.
Chỉ định: chỉ định truyền albumin có nhiều bàn cãi nhưng có các chỉ định chính sau:
• Giảm albumin máu nặng.
• Giảm thể tích máu hoặc sốc phỏng: nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch albumin không hiệu quả hơn dung dịch tinh thể hoặc cao phân tử trong điều trị sốc giảm thể tích và đắt tiền.
Liều lượng: thường dùng dung dịch 5%: 0,5 – 1 g/kg/lần.
2.5. Gammaglobulin
a. Cách sản xuất: trung bình 2,5 g/lọ
b. Chỉ định
• Bệnh Kawasaki: dùng sớm trong tuần đầu của bệnh có hiệu quả trong phòng ngừa biến chứng mạch vành.
• Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch cấp tính đang xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, hoặc xuất huyết não.. (xem phác đồ Xuất huyết giảm tiều cầu miễn dịch).
• Bệnh tay chân miệng có khi biến chứng giật mình, co giật, cao huyết áp, phù phổi, sốc (xem phác đồ Bệnh Tay chân miệng).
• Viêm cơ tim thể tối cấp: còn bàn cãi.
• Giảm miễn dịch tiên phát (xem phác đồ Suy giảm miễn dịch tiên phát).
c. Liều lượng
• Bệnh Kawasaki: 2 g/kg 1 liều duy nhất, truyền TM liên tục từ 10 – 12 giờ.
• XHGTC: 0,4 g/kg/ngày/TTM trong hai ngày hoặc 0,8 g/kg/TTM một lần.
• Bệnh tay chân miệng: 1 g/kg TTM trong 6- 8 giờ, có thể lặp lại liều thứ hai sau 24 giờ.
BẢNG TÓM TÁT CÁCH SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM CỦA MÁU
Tiểu cầu |
HT tươi đông lạnh |
Kết tủa lạnh |
|
Chỉ định |
Chảy máu do giảm tiểu cầu |
Chảy máu do thiếu YT đông máu, Hemophilie B, DIC |
Thiếu íibrinogen, Hemophilie A, Von Willerbrand |
Liều lượng |
1 đv/5 – 10 kg |
10 ml/kg |
1 túi/4 kg (chảy máu vừa) |
Thời gian truyền |
1 đv/20 phút |
< 6 giờ |
< 6 giờ |
Cách dùng |
|||
– Phù hợpABO – Tại giường: |
(+) |
(+) |
(+) |
Định nhóm máu bệnh nhân. |
(+) |
(+) |
(+) |
Trộn máu bệnh nhân và sản phẩm máu |
(+) |
(+) |
(+) |
Vấn đề |
Mức độ chứng cớ |
Truyền hồng cầu: |
|
Không truyền HC thường qui trong điều trị thiếu máu thiếu sắt. |
I Guideline from the AABB 2012 |
Truyền HC rửa giảm nguy cơ phản ứng phản vệ ở BN thiếu Ig A có kháng thể nati Ig A. |
I Guideline from the AABB 2012 |
Truyền HC chiếu xạ để phòng ngừa TA-GVHD ở bệnh nhi thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh. |
I Guideline from the AABB 2012 |
Truyền HCL O trong trường hợp cấp cứu và không xác định được nhóm máu bệnh nhân. |
I Guideline from the AABB 2012 |
Truyền huyết tương và tiểu cầu: |
|
Chống chỉ định truyền tiểu cầu trong ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, giảm tiểu cầu do heparin (trừ khi xuất huyết đe dọa tính mạng), thiếu Ig A bẩm sinh. |
I Platelet Transfusion in Clinical-Practice WHO 2012 |
Tránh truyền tiểu cầu O cho bệnh nhi máu AB trừ trờng hợp đe dọa tính mạng. |
I Platelet Transfusion in Clinical-Practice WHO 2012 |
Huyết tương và tiểu cầu O chỉ nên truyền cho bệnh nhân nhóm máu O. |
I Handbook of Transfusion Medicin-TSO.UK 2007 |
Đời sống tiểu cầu, phải truyền tiểu cầu ngay khi nhận về LS, truyền nhanh trong tối đa 30-60 phút/túi. |
I Handbook of Transfusion Medicin-TSO.UK 2007 |
Chức năng tiểu cầu duy trì tốt nhất ở 22oC, không bảo quản chế phẩm tiểu cầu trong tủ lạnh. |
I Handbook of Transfusion Medicin-TSO.UK 2007 |
HUYẾT HỌC
TRUYỀN MÁU VÀ SẢN PHẨM CỦA MÁU Ở TRẺ EM
AN TOÀN TRUYỀN MÁU VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN TRUYỀN MÁU Ở TRẺ EM
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH Ở TRẺ EM
BỆNH HEMOPHILIE A VÀ B Ở TRẺ EM
ĐÔNG MÁU NỘI MẠCH LAN TỎA Ở TRẺ EM
SUY TỦY Ở TRẺ EM
THIẾU MÁU Ở TRẺ EM
THALASSEMIA Ở TRẺ EM
THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
THIẾU MÁU TÁN HUYẾT CẤP Ở TRẺ EM
THIẾU MÁU TÁN HUYẾT MIỄN DỊCH Ở TRẺ EM
TIẾP CẬN BỆNH LÝ SUY GIẢM MIỄN DỊCH TIÊN PHÁT Ở TRẺ EM
HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU Ở TRẺ EM
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ÁC TÍNH Ở TRẺ EM
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.