ĐIỀU TRỊ U BẠCH MẠCH

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ U BẠCH MẠCH

I. ĐẠI CƯƠNG

– U bạch mạch là tổn thương lành tính thường gặp ở vùng đầu-cổ, nhất là ở các trẻ nhỏ, thực chất là một dị dạng bẩm sinh của mạch bạch huyết. Ngày nay người ta gọi chính xác là dị dạng bạch mạch.

– Ở người lớn, các dị dạng đã có từ trước nhưng phát triển chậm nên chỉ phát hiện sau khi tổn thương đủ lớn.

- Nhà tài trợ nội dung -

– Các tổn thương này lành tính, không bao giờ biến đổi thành ác tính

II. DỊCH TỄ HỌC:

Vùng đầu-cổ: 70% các trường hợp, thân mình 19%, tay chân, đôi khi nằm trong ổ bụng, lồng ngực.

III. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH:

U bạch mạch là tổn thương lành tính thường gặp ở vùng đầu-cổ, nhất là ở các trẻ nhỏ, thực chất là một dị dạng bẩm sinh của mạch bạch huyết.

IV. YẾU TỐ NGUY CƠ:

Thường gặp ở trẻ nhỏ, lưỡi, má, trên mặt vùng dưới hàm, bên cổ.

V. CHẨN ĐOÁN:

V.l. Chẩn đoán xác định:

V.1.1. Lâm sàng:

• Về hình thái: màu da gần như bình thường.

– u bóp không xẹp, sờ bèo nhèo, ranh giói không rõ, không đau.

– u hay bị nhiễm trùng phụ, lúc này sưng đau.

– Hay gặp: thể hang và thể nang, gặp ở vùng dưới hàm, cạnh cổ trẻ sơ sinh vài tháng tuổi, phát triển to rất nhanh, gọi là bệnh Hygroma.

– Thể nang đom thuần cũng có thể lan theo các khe giải phẫu, rất khó mổ lấy hết được.

• Về chức năng:

– Nếu tổn thương nằm trong vùng họng miệng, chúng có thể gây ra các triệu chứng nuốt vướng, nuốt khó, cảm giác khó thở.

– Nếu tổn thương nằm trong ngực, bệnh nhân có thể có những triệu chứng: nặng ngực, tức ngực…

– Nếu tổn thương nằm trong ống tiêu hóa, bệnh nhân có thể có các rối loạn tiêu hóa.

V.1.2. Cận lâm sàng:

Siêu âm, chụp CT.Scan có cản quang, chụp cộng hưởng từ, các cấu trúc dị dạng này được xác định là những nang chứa dịch. Chọc dò ra bạch huyết, dịch màu trắng nhờ.

V.2. Chẩn đoán phân biệt: u máu, u nhú

VI. ĐIỀU TRỊ:

– Phẫu thuật: tỷ lệ tái phát cao, rất khó phẫu thuật lấy hết tổn thương.

– Phương pháp xơ hóa các nang ngày càng được lựa chọn nhiều hơn: có thể mô tả đơn giản phương pháp này như sau:

o Gây tê tại chỗ hoặc gây mê.

o Dùng siêu âm hay CT.Scan để định vị các tổn thương.

o Dùng kim chuyên dụng cho các thủ thuật mạch máu đâm xuyên qua da vào các nang.

o Hút dịch chứa trong nang càng sạch càng tốt.

o Bơm thuốc vào bên trong nang để làm xơ hóa.Các thuốc gây xơ hóa được dùng nhiều do ít tác dụng phụ, ít độc, có hiệu quả vượt trội hơn.

Doxycycline: là một loại kháng sinh.

OK-432 (Picibanil): là hỗn họp dịch vi khuẩn Streptococcus pyogenes và benzylpenicillin(vi khuẩn hoàn toàn chết)

– Xạ trị: điều tộ bằng tia gamma, hóa trị, xạ trị không hiệu quả trong điều trị dị dạng bạch mạch

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bệnh lý và phẫu thuật hàm mặt tập 2, PGS.TS.LÊ VĂN SƠN

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com