ĐIỀU TRỊ U GIẢ VIÊM HỐC MẮT

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ U GIẢ VIÊM HỐC MẮT

I. TRỊÊU CHỨNG

❖ UGV trước: Viêm liên quan đến hốc mắt trước và nhãn cầu

❖ UGV tỏa lan: giống hình thái trên kèm thêm viêm củng mạc

- Nhà tài trợ nội dung -

❖ UGV đỉnh: có xu hướng dẩn đến bệnh lý thị thần kinh, trên CT cho thấp phản ứng viêm khu trú tại  đỉnh  hốc.  Thể  này khi  xưa gọi  là  hội  chứngTolosa- Hunt

❖ UGV cơ: Phì đại cả bụng cơ và gân cơ, đau khi vận nhãn

❖ UGV tuyến lệ

II. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

❖ Sarcome hoặc Carcinome di căn

❖ Lymphoma hốc mắt

❖ Bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp

❖ U sán nhái hốc mắt

❖ Viêm tổ chức hốc mắt trước vách ngăn 

Điều kiện chẩn đoán:

❖ Thăm khám lâm sàng không đủ chân đoán UGV

❖ Chẩn đoán chỉ có giá trị khi có 2 xét nghiệm hình ảnh: siêu âm và CT scan( hoặc MRI)

III. NGUYÊN NHÂN:

Không rõ

IV. CẬN LÂM SÀNG

Siêu âm và CT scan( hoặc MRI)

V. ĐIỂU TRỊ

Có 3 phương pháp chính

1. Corticoide liều cao

❖ Solumedrol 125mg tiêm TM chậm 8 giờ sáng trong vòng 5-7 ngày

❖ Sau đó chuyển sang uống Prednisolone 1mg/kg cân nặng. Cứ mỗi 7-10 ngày giảm 10% liều trước đó cho tới khi còn 1 viên/ ngày. Liều tối thieu này có thể kéo dài trong 3-6 tháng

2. Xạ trị: đặt ra khi

❖ Viêm tái phát sau khi giảm liều corticoide

❖ Đáp ứng với liệu pháp corticoide không hoàn toàn

❖ Chống chỉ định hay BN từ chối dùng Corticoide

3.Thuốc ức chế miễn dịch :

Chỉ định khi không đáp ứng tốt với corticoisteroides hoặc chống chỉ định sử dụng thuốc này

Thứ tự sử dụng các thuốc UCMD như sau

AZATHIOPRINE

Chỉ định:

Sử dụng cho BN đã phát triển phản ứng phụ với Prednisone tới mức độ không the chấp nhận mà không thể giảm liều được hay đáp ứng với prednisolone không thỏa mãn.

Liều sử dụng:

Bắt đầu 50mg/ ngày và mỗi 3 ngày tăng thêm 50mg/ ngày để đạt tới tổng liều 150-200mg/ ngày Theo dõi:

Số lượng bạch cầu và chức  năng gan  mỗi  tuần  1  lần  cho tháng đầu  tiên,  rồi  thì mỗi tháng một lần trong 6 tháng.

Khoảng 20 % bệnh nhân có phản ứng phụ nhưng hầu hết có thể xử lý mà không cần gián đoạn thuốc.

❖ Nếu rối loạn chức năng gan xảy ra, giảm liều và theo dõi chức năng gan mỗi tuần cho đến khi bình thường. Nếu rối loạn chức năng gan vẫn còn, giảm liều thêm nữa hay ngưng  thuốc.  Ở  đa  số  BN liều thuốc có thể được tăng lại 25- 50mg/ngày sau nhiều tuần mà không tái phát loạn chức năng gan.

❖ Nếu bạch cầu giảm dưới 4×103 , giảm liều 50mg/ ngày mỗi tuần cho đến khi số đếm trở lại ổn định. Nếu số đếm bạch cầu dưới 3×103 azathioprine phải ngưng dùng cho đến khí số đếm tăng trở lại 4×103 liều thấp hơn liều trước khi số đếm giảm rồi tăng chậm dần lên. Nếu liều 150mg/ ngày không thể dung nạp dù áp dụng những biện pháp này → xem xét phương pháp điều trị thay thế.

❖ Một vài bệnh nhân có phản ứng dị ứng toàn thân với thuốc này: mẫn đỏ và sốt ngưng dùng thuốc.

CY CLOSPORINE

Chỉ định:

BN tự miễn không thể dung nạp azathioprine hay không đáp ứng thỏa đáng với thuốc này.

Liều sử dụng:

3-5 mg/kg/ngày uống chia làm 2 liều cách 12 giờ

Theo dõi:

❖ Phần lớn BN phục hồi, khởi đầu của sự phục hồi trong vòng 1-2 tháng và tối đa trong 3-4 tháng

❖ Hiệu ứng chính của thuốc là độc thận, có thể giảm liều bằng cách theo dõi chặt chẽ lượng creatinine trong máu và cho thuốc phân liều.

❖ Mức độ của cyclosporine và creatinine trong máu được xử dụng để điều chỉnh liều thuốc về sau.

❖ Máu được lấy để thử phải lấy trước khi BN uống liều cyclosporine buổi sáng.

❖ Nồng độ trị liệu của thuốc này là 100-150 micro gr/l và hạ liều khi cần để giữ mức creatinine trong máu thấp hơn 150% của giá trị trước khi điều trị

CYCLOPHOSPHAMIDE

Liều sử dụng:

❖3-5 mg/kg uống thỉnh thoảng có thể cho liều khởi đầu bằng đường TM với 200mg trong 5 ngày.

❖ Liều < 100mg/ ngày ít hiệu ứng phụ nhưng mất thời gian lâu hơn trước khi có sự phục hồi.

Theo dõi:

❖ Hầu hết BN rụng tóc

❖ Giảm thiểu lượng bạch cầu, nôn ói, kém ăn, và đổi màu da móng ít gặp hơn.

❖ Có nguy cơ nhiẽm trùng.

❖ Nguy cơ lâu dài: sinh u ác tính và tiềm năng sinh quái thai.

VI. THEO DÕI:

Chặt chẽ phản ứng phụ của thuốc sử dụng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Flanders AE, Mafee MF, Rao VM, Choi KH. CT characteristics of orbital pseudotumors and other orbital inílammatory processes. J Comput Assist Tomogr 1989;13:40-47.

2. Smith JL, Taxdal DS. Painful ophthalmoplegia. The Tolosa-Hunt syndrome. Am J Ophthalmol 1966;61:1466-1472.

3. Gerber DA, Bonham CA, Thomson AW. Immunosuppressive agents: recent developments in molecular action and clinical application. Transplant Proc 1998;30:1573-1579.

4. Lane L, Tamesis R, Rodriguez A, et al. Systemic immunosuppressive therapy and the occurrence of malignancy in patients with ocular inílammatory disease. Ophthalmology 1995;102:1530 -1535.

Chữ ký

Người soạn thảo

Người kiểm tra

Người kiểm tra

Người phê duyệt

       

Họ và tên

BS. Ng.Tr. Thúy Hằng

BS. Ng.Tr. Thúy Hằng

BS

Bùi Thị Thu Hương

PGS.TSBS.. TRẦN ANH TUẤN

Chức danh

Bs. Phó Trường Khoa

Bs. Phó Trường Khoa

Trưởng phòng

khTh

GIÁM ĐỐC

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com