ĐIỀU TRỊ U NHÚ THANH QUẢN Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ U NHÚ THANH QUẢN Ở TRẺ EM

I. ĐỊNH NGHĨA

U nhú thanh quản là khối u biểu mô lành tính ở thanh quản, thường xảy ra ở trẻ em, dễ tái phát, có thể tự khỏi ở tuổi dậy thì.

Nguyên nhân do Humanpapova virus (HPV) gây nên.

- Nhà tài trợ nội dung -

II. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

a. Khám lâm sàng

• Hỏi: thời gian khàn tiếng và khó thở.

• Soi thanh quản trực tiếp.

• Sinh thiết khối u.

• Khám: khàn tiếng, mất tiếng, khó thở thanh quản.

b. Cận lâm sàng

• CTM-TS, TC.

• X-quang phổi.

• Giải phẫu bệnh.

2. Chẩn đoán

a. Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng:

• Khàn tiếng là dấu hiệu đầu tiên và sớm, tăng từ từ lâu dần mất tiếng.

• Khó thở thanh quản, sau khàn tiếng và càng về sau khó thở càng trở nên thường xuyên.

• Xác định u nhú thanh quản khi soi thanh quản trực tiếp và sinh thiết khối u. Giải phẫu bệnh có hình ảnh đặc hiệu của u nhú.

b. Chẩn đoán có thể: khi chỉ dựa vào lâm sàng.

c. Chẩn đoán phân biệt

• Dị vật thanh môn: có hội chứng xâm nhập.

• Viêm thanh quản mạn.

• U máu hạ thanh môn.

• Sẹo hẹp hạ thanh quản.

• U hạt hạ thanh môn: khó thở thanh quản không tăng dần.

3. Điều trị

a. Nguyên tắc chính trong điều trị

Loại bỏ khối u nhú thanh quản bằng cách soi thanh quản treo, dùng pince cắt bỏ u nhú dưới kính hiển vi phẫu thuật hoặc dùng Laser CO2 cắt đốt u nhú (nếu có).

b. Xử trí ban đầu

• Xử trí cấp cứu: trong trường hợp khó thở độ II nặng hoặc độ III phải đưa bé vào phòng mổ ngay, đặt nội khí quản sau đó soi thanh quản treo cắt u nhú để giải phóng đường thở khi ổn định sẽ soi cắt tiếp tục.

• Xử trí đặc hiệu:

Xử trí đặc hiệu:

– Bệnh nhân đến lần đầu với triệu chứng khàn tiếng và khó thở, phải có kế hoạch soi thanh quản kiểm tra đồng thời dùng pince cắt trọn khối u nhú, gởi giải phẫu bệnh lý để xác định chẩn đoán.

– Bệnh tái phát: có khó thở độ I và độ II nhẹ, lên chương trình soi cắt u nhú
sớm bằng pince hoặc đốt bằng laser.

– Sau khi cắt: dùng kháng sinh Amoxicillin trong 3 ngày đến 7 ngày.

Biến chứng:

– U nhú có thể lan xuống khí phế quản: phải mở khí quản thấp, cắt u nhú qua ống nội soi khí phế quản.

– Chảy máu sau cắt u nhú: đưa ngay vào phòng mổ, soi thanh quản và cầm máu bằng adrénaline đồng thời hỗ trợ thêm với các loại thuốc cầm máu khác như DICYNONE… hoặc soi đốt cầm máu bằng laser.

c. Xử trí tiếp theo

• U nhú tái phát: tiếp tục soi thanh quản treo và cắt u nhú.

• Sau khi cắt u nhú bé vẫn tiếp tục khó thở thanh quản độ II nặng trở lên nên mở khí quản cấp cứu (hạn chế tối đa).

• Sẹo chít hẹp thanh môn sau cắt u nhú nhiều lần: chỉnh hình thanh quản sau khi u nhú ổn định.

d. Theo dõi và tái khám

• Có sổ theo dõi và tái khám định kỳ.

• Dặn dò kỹ nếu khó thở phải trở lại bệnh viện tái khám ngay.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com