PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ U XƯƠNG HÀM LÀNH TÍNH
– u nguyên bào men
– u răng
– u sụn
– u sợi sinh xương -u xương
I. ĐẠI CƯƠNG:
– u nguyên bào men: u lành tính, phát sinh từ biểu mô tạo răng (R) gồm tồn dư lá R Serres. bao Hertwig (tế bào Malassez), biểu mô men thoái triển sau khi hình thành thân R.
– u răng: là hamartoma của sự tạo R dang dở.
– u sụn: u lành xuất nguồn từ tồn dư sụn trong xương, hoặc từ các tế bào trung mô ở màng xương biệt hóa thành các tế bào sụn tân sinh.
– u sợi sinh xương: u lành tính, tăng trưởng chậm, gặp chủ yếu ở xương hàm.
– u xương: u lành xương hàm, là hamartoma hầu như chỉ gặp ở xương màng, ít gặp ở xương hàm hay xương mặt.
II. DỊCH TỄ HỌC:
– u nguyên bào men: tập trung 20-35 tuổi, tì lệ nam nữ như nhau. Thường gặp ở vùng R khôn ở cả 2 hàm, hàm dưới (HD) nhiều hơn hàm trên (HT) (75%: 25%).
– u răng: ở trẻ em/người ứẻ tuổi, bất kỳ vị trí nào của HT hay HD.
– u sụn: cực kỳ hiếm gặp ở vùng hàm mặt, gặp ở người trưởng thành trên 20 tuổi, tỉ lệ nam:nữ như nhau. Có thể gặp ở phần trước xương hàm trên (XHT), vách ngăn mũi, lồi cầu xương hàm dưới (XHD), thân XHD.
– u sợi tạo xương: hay gặp ở nữ 20-30 tuổi. Gặp chủ yếu ở vùng mang R, có thể gặp ở phía trên xương ổ HT, cành cao HD.
– u xương: nam gặp nhiều hơn nữ, trẻ em hầu như không gặp (trừ mắc hội chứng Gardner)
III. CHẨN ĐOÁN:
1. Chẩn đoán xác định
a) Lâm sàng:
– u nguyên bào men: sinh thiết một phần.
– u răng: thường phát hiện tình cờ khi chụp phim kiểm tra (phồng xương).
– u sụn: sinh thiết một phần, phẫu thuật thăm dò và sinh thiết toàn bộ.
– u sợi sinh xương: gây phồng xương chậm và không triệu chứng, chẩn đoán chủ yếu dựa vào X quang.
– u xương: khối xương riêng biệt không đau, phát triển chậm, sờ được.
b) Cận lâm sàng:
CT scan
– u nguyên bào men: hình ảnh thấu quang phồng xương 1 hốc hay đa hốc bờ rõ. u có thể đẩy lệch R, dời chỗ kênh R dưới về phía bở HD, đẩy lệch niêm mạc xoang về phía ổ mắt hoặc tiêu chân R.
– u răng: hình ảnh tổn thương có giới hạn rõ. u răng kết hợp có hình ảnh những viên sỏi mang hình dạng nhiều R nhỏ; u răng phức hợp có hình ảnh 1 khối đậm đặc, không định hình, hình dạng không đều.
– u sụn: có hình ảnh thấu quang, giới hạn rõ, phần lớn 1 hốc, đôi khi đa hốc (do phân thùy), có những ổ cản quang bên trong khi cốt hóa.
– u sợi sinh xương: có hình ảnh thấu quang khi nhỏ, sau đó lẫn lộn thấu-cản quan khi lớn hơn và cuối cùng hoàn toàn cản quang khi trưởng thành. Xương phồng đồng đều và cân xứng từ tâm, tạo khối hình cầu hay trứng.
– u xương: hình ảnh khối cản quang ứòn hay bầu dục.
2. Chẩn đoán phân biệt:
– u nguyên bào men: nang thân R, u sừng do R dạng nang, nang do R dạng tuyến, nang do R vô hóa (thấu quang 1 hốc); u sừng do R dạng nang, u tế bào khổng lồ trung tâm, u nhầy do R, u máu trung tâm (thấu quang đa hốc).
– u răng: u răng sợi – nguyên bào men, u nguyên bào xê măng, loạn sản xương
– xê măng quanh chóp/toàn phát, u răng phức hợp: hình ảnh giống u nguyên bào xương, u sợi sinh xương, lồi xương mặt trong HD.
– u sụn: phía trước – u và nang do R; vùng lồi cầu – u sụn xương, u sụn hoạt mạc, sarcoma sụn (phân độ thấp).
– u sợi tạo xương: loạn sản sợi, u nguyên bào xương, u do R biểu mô vôi hóa, nang do R vôi hóa, u nguyên bào xê măng, loạn sản xương-xê măng toàn phát.
– u xương: lồi xương, u nguyên bào xương, u sợi tạo xương cản quang.
IV. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ:
– u nguyên bào men: khoét u và mài xương quanh u đối (tỉ lệ tái phát cao); cắt đoạn với lề cắt xương 1-1,5 cm.
– u răng: khoét và nạo, ít tái phát.
– u sụn: nghi ngờ khi có kết quả u sụn lành tính trên xương hàm – do cực hiếm. Nên hội chẩn, tham khảo ý kiến bác sĩ giải phẫu bệnh. Xử trí: cắt bỏ như sarcoma sụn với lề cắt 1 cm.
– u sợi tạo xương: khoét u và mài xương quanh u; cắt đoạn khi u phát hủy hết/ còn dưới 1 cm bờ HD, u lan vào xoang hàm/hốc mũi, không còn vỏ bao trên X quang hay lâm sàng. Neu u không còn vỏ bao, cắt với lề ứên 5 mm, không cần cắt bỏ da hay niên mạc phủ. Nên để xương tái sinh bình thường trong hốc xương.
– u xương: cắt bỏ tại chỗ, lề cắt 1 mm. Tìm u xương ở vị trí khác (xương sọ, xoang, xương mặt) vì nghi ngờ hội chứng Gardner.
V. TIÊN LƯỢNG:
– u nguyên bào men: ít khi tái phát sau cắt đoạn (98% khỏi bệnh), tái phát cao khi khoét u và mài xương quanh u (70-85%). ít gặp chuyển dạng ác tính, đe dọa tính mạng BN trong trường hợp phát triển lớn và ở vị ừí nguy hiểm (đường thở, lan nội sọ). Tái phát do lấy u không triệt để, thời gian trung bình 5 năm sau phẫu thuật, điều trị lại bằng cắt xương (nguyên khối hoặc cắt đoạn).
– u răng: ít khi tái phát, có thể nhiễm trùng khi còn sót sang thương.
– u sụn: cùng với sarcoma sụn phân độ thấp có tiến triển chậm, có thể tái phát sau nhiều năm. cần theo dõi không hạn định, khám lâm sàng và chụp X quang sau mỗi 6 tháng.
– u sợi tạo xương: tỉ lệ tái phát cực kỳ thấp, cần theo dõi BN trên 10 năm vì u tăng trưởng chậm.
– u xương: không tái phát, theo dõi để phát hiện u mới hay dấu hiệu của hội chứng Gardner.
TÀI LỊÊU THAM KHẢO
Bệnh học miệng – hàm mặt, cơ sở cho chẩn đoán và điều trị (2013) – ThS Bùi Hữu Lâm, bộ môn Phẫu thuật hàm mặt, Đại học Y Dược TP.HCM.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.