PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM GIÁC MẠC Ở TRẺ EM
I. ĐỊNH NGHĨA
Là tình trạng viêm của giác mạc thứ phát sau tổn thương giác mạc, hoặc tiếp xúc tác nhân lây nhiễm. Viêm giác mạc có thể do siêu vi, vi khuẩn, vi nấm.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Công việc chẩn đoán
a. Hỏi bệnh
• Bệnh nhân có triệu chứng cộm xốn, hoặc đau nhức, sợ ánh sáng hay giảm thị lực không? Thời gian khởi phát bao lâu?
• Có tiền căn chấn thương giác mạc do thực vật, nhỏ mắt với thuốc có thành phần corticoid lâu ngày (gợi ý viêm giác mạc do nấm).
• Sử dụng kính tiếp xúc, chấn thương mắt, sử dụng thuốc nhỏ mắt bẩn,…. (gợi ý viêm giác mạc do vi khuẩn).
• Tiếp xúc với nguồn lây từ các mụn rộp quanh mắt, mũi, miệng của cha mẹ (gợi ý do Herpes Simplex).
b. Khám
• Giác mạc có tổn thương viêm dạng chấm, cành cây hoặc bản đồ; ổ loét có ranh giới rõ hoặc không, có thể kèm theo mủ tiền phòng.
• Ngoài ra, kết mạc đỏ nhẹ, có cương tụ nhiều tại kết mạc vùng rìa giác mạc, có thể kèm viêm kết mạc có giả mạc, mi mắt có thể sưng nhẹ.
2. Đề nghị cận lâm sàng
Quệt mủ ổ loét nhuộm, soi, cấy tìm vi khuẩn và nấm.
3. Chẩn đoán xác định
Bệnh sử có yếu tố nguy cơ, đau mắt, sợ ánh sáng, lâm sàng có tổn thương giác mạc, cương tụ kết mạc rìa.
Tác nhân |
Virus |
Vi khuẩn |
Nấm |
Tiền sử |
Lây qua chất tiết |
Kính tiếp xúc, chấn thương, thuốc nhỏ mắt bẩn |
Sau chấn thương do thực vật |
Tổn thương |
Một hay hai mắt |
Một mắt |
Một mắt |
Giác mạc |
Viêm biểu mô giác mạc hình cành cây hoặc chấm rải rác |
Ổ loét ranh giới rõ, có mủ ở nhu mô bên dưới, có thể có mủ tiền phòng |
Ổ loét khô màu trắng xám, có bờ lờm xờm, nếu nặng có thể có mủ tiền phòng |
III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị
• Điều trị nguyên nhân.
• Điều trị tại chỗ và toàn thân.
2. Điều trị
a. Viêm giác mạc do Herpes Simplex
• Nạo nhẹ biểu mô giác mạc bằng tampon thúc đẩy mau khỏi bệnh, làm nhẹ lượng siêu vi, loại bỏ tế bào nhiễm siêu vi. Acyclovir 3% dùng tại chỗ 5 lần/ ngày x 8 – 10 ngày.
• Acyclovir uống, 20 mg/kg/ngày (tối đa 800 mg/ngày), 4 – 5 lần/ngày trong 10 ngày.
b. Viêm giác mạc do vi khuẩn
• Kháng sinh nhỏ mắt với 15-60 phút/lần, ca nặng có thể nhỏ 5 phút/lần. Nếu có viêm củng mạc hoặc nội nhãn nên nhập viện để tiêm dưới kết mạc hoặc tĩnh mạch Cefotaxim + Gentamycin.
• Khi có kết quả và kháng sinh đồ thì chọn lựa kháng sinh theo kháng sinh đồ.
• Khi hết viêm nhu mô, cần giảm số lần tra kháng sinh. Nếu viêm loét giác mạc không đáp ứng điều trị và dẫn đến thủng giác mạc, nên ghép giác mạc xuyên.
c. Viêm giác mạc do nấm
• Nhỏ mắt Natamycin 5% mỗi giờ. Cắt gọt giác mạc bổ trợ cho viêm giác mạc nấm ở nông. Nếu nặng nên ghép giác mạc xuyên ngừa nấm lan vào củng mạc hoặc nội nhãn.
• Uống Ketoconazol hoặc Fluconazol.
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
• Tái khám sau xuất viện 1 tuần và 3 tuần.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.