PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT GIÁC MẠC
1. DỊCH TỄ HỌC
– Gặp nhiều trong các bệnh về mắt vì giác mạc là phần lộ ra của nhãn cầu, tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài.
– Bệnh phổ biến ở Việt Nam.
– Tính chất nặng nề, trầm trọng.
– Bệnh để lại hậu quả nặng nề, sụt thị lực, mù lòa.
– Là một trong những bệnh cấp cứu của Nhãn khoa vì kèm đau nhức nhiều.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
2.1. Viêm nhiễm
-Vi trùng
-Nấm
– Ký sinh trùng
1. 2. Dinh dưỡng
– Thiếu vitamin A
– Liệt thần kinh V
2. 3. Bệnh tự miễn
3. YẾU TỐ NGUY CƠ
– Do chấn thương: nông nghiệp, công nghiệp, bỏng.
– Do dùng thuốc: sử dụng corticoid lâu ngày, điều trị bằng phương pháp phản khoa học.
– Do biến chứng từ nhiễm trùng mi mắt.
– Do tình trạng mi mắt: nhắm mắt không kín, lông quặm, sạn vôi…
– Do tình trạng lệ đạo: viêm mủ túi lệ.
– Do tình trạng giác mạc: mất cảm giác, sẹo cũ.
– Do tình trạng toàn thân: người già, người bệnh lâu ngày giảm sức đề kháng.
– Do nhãn áp: nhãn áp cao làm biểu mô giảm sức chống đỡ với yếu tố viêm nhiễm.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Triệu chứng chung
4.1.1. Triệu chứng cơ năng
– Đau nhức mắt
– Sợ ánh sáng
– Chảy nước mắt
– Mờ mắt
4.1. 2. Triệu chứng thực thể
– Thị lực giảm
– Cương tụ rìa
– Phù nề mi
– Nhuộm Fluorescein: xác định viêm đơn thuần hoặc viêm loét
– Khám ổ loét
– Mủ tiền phòng: tính bằng mm
4.1. 3. Tiến triển
– Tiến triển tốt: giác mạc lành sẹo, sẹo ở vùng rìa thường xuất hiện tân mạch. Tùy vị trí và độ dày của sẹo ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến sự giảm sụt thị lực.
– Tiến hiển xấu: hoại tử giác mạc, phòi màng Descemet, phòi mống, thủng giác mạc, viêm mủ toàn nhãn.
4.2. Viêm loét giác mạc do vi khuẩn
– Bệnh thường xuất hiện sau chấn thương, đeo kính tiếp xúc, phẫu thuật, giảm miễn dịch.
– Loét giác mạc đột ngột, đau nhức, sợ ánh sáng, giảm thị lực
– vết loét biểu mô có ranh giới rõ rệt
– Phù nề, thẩm lậu mô giác mạc xung quanh vết loét
– Mủ nhiều
– Cận lâm sàng: nuôi cấy, kháng sinh đồ.
4.3. Viêm loét giác mạc do nấm
– Thường gặp người làm nghề nông, bị chấn thương do cây cối và chất liệu thực vật.
– Sử dụng corticoid thường xuyên.
– Bờ ổ loét thẳm lậu dạng ngón tay hay dấu hiệu chân giả, tổn thương vệ tinh cạnh ổ loét, xuất tiết sau giác mạc.
– Cận lâm sàng: soi tươi, cấy và kháng nấm đồ.
4. 4. Viêm loét giác mạc do Herpes
– Viêm giác mạc biểu mô: dạng chấm, hình sao, hình cành cây hoặc hình bản đồ.
– Viêm giác mạc nhu mô
– Viêm giác mạc hình đĩa
– Viêm giác mạc kẽ
5. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
5. 1. Viêm loét giác mạc do vi khuẩn
Kháng sinh toàn thân và tại chỗ theo kháng sinh đồ
5. 2. Viêm loét giác mạc do nấm
Kháng nấm toàn thân và tại chỗ sau khi có kết quả soi tươi
Kháng sinh kết hợp tùy vào triệu chứng lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ sau đó
5. 3. Viêm loét giác mạc do Herpes
Kháng virus toàn thân và tại chỗ
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.