PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT GIÁC MẠC DO VI TRÙNG
I. Kháng sinh nhỏ mắt: tùy theo phân loại sang thương, dựa trên nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực:
1. Ít nguy cơ giảm hoặc mất thị lực: những thâm nhiễm nhỏ, không nhuộm màu ở chu biên giác mạc với phản ứng tiền phòng và xuất tiết tối thiểu:
* Fluoroquinolone (Moxifloxacin, Gatifloxacin, Ciproíloxacin) mỗi 2-4 giờ.
2. Nguy cơ trung bình: ổ thâm nhiễm kích thước trung bình (đường kính 1-
1.5mm) ở chu biên giác mạc, hoặc bất cứ thâm nhiễm nào có kích thước nhỏ hơn nhưng có tróc biểu mô đi kèm, phản ứng tiền phòng nhẹ và xuất tiết trung bình:
* Fluoroquinolone (Moxifloxacin, Gatifloxacin, Ciprofloxacin) nhỏ mỗi giờ.
3. Đe dọa thị lực: những ổ thâm nhiễm lớn hơn 1-2mm, nằm trên trục thị giác,
không đáp ứng với điều trị ban đầu: không nên dùng fluoroquinolone đơn trị liệu, phải dùng kháng sinh phối hợp gram dương + gram âm:
* Fluoroquinolone + aminoglycosides (Tobramycin, Gentamycin)
* Fluoroquinolone/Tobramycin/Gentamycin + Cefazolin /Vancomycin.
* Ngoại trừ fluoroquinolone có thể dùng loại thuốc nhỏ mắt có nồng độ có sẵn trên thị trường, các thuốc kháng sinh khác phải được tăng nồng độ, như Tobramycin/Gentamycin là 15 – 20mg/ml và Cefazolin /Vancomycin là 50mg/ml.
* Nên dùng Vancomycin cho những trường hợp các vi khuẩn kháng thuốc hoặc những bệnh nhân dị ứng với Penicillin hoặc Cephalosporin.
+ Liều tấn công: 1 giọt mỗi 2 phút X 5 liều, sau đó nhỏ mỗi 30 phút. Ban đêm: nhỏ 1 giọt mỗi 1 phút X 3 liều, 4 giờ sau lập lại 3 liều như trên, sau đó nhỏ mỗi 30 phút.
Chú ý:
* Nếu không đáp ứng điều trị, dựa vào kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ.
* Ngưng kháng sinh nhỏ 7-10 ngày sau khi lành loét.
* Nếu do Pseudomonas thì dùng thêm 3-4 tuần (loại có nồng độ có sẵn trên thị trường).
II. Thuốc tiêm dưới kết mạc:
– Chỉ định: loét dọa thủng khi không đảm bảo liều nhỏ tấn công thuốc kháng
sinh tăng nồng độ do bệnh nhân tuân thủ kém.
– Gentamycin, Cefazolin hoặc Vancomycin tiêm mỗi 12 – 24 giờ tại các vị trí kết mạc khác nhau trong 24 – 48 giờ.
III. Kháng sinh toàn thân:
– Chỉ định: nhiễm trùng lan ra củng mạc, loét thủng hoặc có viêm mủ nội nhãn: íluoroquinolone đường uống.
– Kháng sinh toàn thân cũng cần thiết trong những trường hợp nhiễm Neisseria và Haemophilus (Ceftriaxone 1g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, mỗi 12-24 giờ) để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng toàn thân.
IV. Điều trị hỗ trợ:
– Giảm đau: Acetaminophen hoặc các thuốc giảm đau khác.
– Liệt thể mi (Atropin 1% X 2 lần/ngày)
– Hạ nhãn áp nếu có tăng nhãn áp
– Nâng tông trạng
Tài liệu tham khảo:
1. Ehlers, Justis P.; Shah, Chirag P. (2008) Wills Eye Manual.
2. F. Hampton Roy, Frederick W. Fraunfelder (2008). Current Ocular Therapy.
3. Krachmer Mannis Holland (2005). Cornea
4. Smolin and Thoft’s (2005). The Cornea
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.